Chủ cung điện thành thắng là ai

Chú rể trong đám cưới tổ chức ở lâu đài dát vàng tại Ninh Bình mới đây là con ông Đỗ Văn Tiến. Ông này sở hữu 2 công ty vật liệu xây dựng, tổng doanh thu năm 2019 gần 4.500 tỷ.

Những ngày qua, hình ảnh về một đám cưới xa hoa được tổ chức trong tòa lâu đài ở tỉnh Ninh Bình gây xôn xao. Tòa lâu đài có tên Thành Thắng với trần dát vàng và phòng nghe nhạc có sức chứa 300 khán giả; khuôn viên công trình rộng 10.000 m2, mặt sàn tòa lâu đài chính 6 tầng rộng khoảng 2.000 m2.

Chú rể trong đám cưới là con trai của ông Đỗ Văn Tiến, ông chủ Thành Thắng Group. Đơn vị này đang nắm trong tay hai công ty vật liệu xây dựng là CTCP Đầu tư Thành Thắng Group và CTCP Xi măng Thành Thắng.

Đại gia khai thác đá, xi măng

Thành Thắng Group được thành lập năm 2005, ban đầu chỉ có một công ty là Đầu tư Thành Thắng Group hoạt động trong lĩnh vực “khai thác và chế biến vật liệu xây dựng” đóng trên địa bàn xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông Đỗ Văn Tiến là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty, sở hữu 99,56% cổ phần.

Đến nay, ngành nghề kinh doanh chính của Đầu tư Thành Thắng Group là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này đăng ký 21 ngành nghề kinh doanh khác gồm bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; phá dỡ; chuẩn bị mặt bằng; dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự [trừ hoạt động thể thao]; dịch vụ lưu trú ngắn ngày… Tổng số nhân sự là 200 người.

Lâu đài Thành Thắng tại tỉnh Ninh Bình, nơi diễn ra đám cưới của con trai ông Đỗ Văn Tiến. Ảnh: P.L.T.

Ngày 21/11/2013, Thành Thắng Group nhận bàn giao Nhà máy xi măng Thanh Liêm từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam và phát triển thêm ngành nghề sản xuất xi măng.

Công ty cổ phần Xi măng Thành Thắng thuộc Thành Thắng Group được thành lập vào cuối năm 2013, có trụ sở chính tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông Đỗ Văn Tiến là Chủ tịch HĐQT của công ty, sở hữu 2,5% cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh chính của Xi măng Thành Thắng là sản xuất xi măng, vôi và thạch cao. Ngoài ra, còn sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; chuẩn bị mặt bằng…

Thu gần 4.500 tỷ/năm

Hai công ty mà ông Đỗ Văn Tiến làm Chủ tịch HĐQT có tổng doanh thu 4.300 tỷ đồng trong năm 2019. Cụ thể, doanh thu thuần của Đầu tư Thành Thắng Group đạt 1.287 tỷ đồng, giảm gần 14% so với năm 2018, tương đương giảm 204 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng giảm từ 168 tỷ đồng năm 2018 xuống còn gần 63 tỷ đồng năm 2019.

Trước đó, vào năm 2017, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 1.453 tỷ đồng, lãi gộp là 124 tỷ đồng. Có thể thấy mỗi năm Đầu tư Thành Thắng Group thu về gần 1.300-1.500 tỷ đồng nhưng lợi nhuận không đáng kể.

DOANH THU THUẦN 2 CÔNG TY CỦA ÔNG ĐỖ VĂN TIẾN

Nhãn 2017 2018 2019
Đầu tư Thành Thắng Group tỷ đồng 1.453 1.491 1.287
Xi măng Thành Thắng
1.026 2.2 3.207

Trong khi đó, nguồn thu của Xi măng Thành Thắng tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2019. Từ 1.026 tỷ đồng năm 2017, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng lên 2.200 tỷ đồng năm 2018, tức tăng 14,5% và đạt mức 3.027 tỷ đồng trong năm 2019, tức tăng 37,5%.

Lãi gộp cũng vì thế mà biến động đi lên từ 113 tỷ đồng năm 2017, lên 432 tỷ đồng năm 2018 và đạt 880 tỷ đồng năm 2019. So với các công ty trong ngành xi măng tại Việt Nam, Xi măng Thành Thắng có tỷ lệ doanh thu/lợi nhuận gộp trong năm 2019 tương đối tốt.

Có thể kể đến Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 đạt doanh thu 8.839 tỷ đồng năm 2019, lợi nhuận gộp đạt 1.561 tỷ đồng; doanh thu Công ty cổ phần Xi măng Xuân Thành đạt 7.748 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 1.879 tỷ đồng; doanh thu Công ty Xi măng Nghi Sơn đạt 5.515 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 798 tỷ đồng.

Tháng 9/2020, Xi măng Thành Thắng tăng vốn điều lệ từ 1.880 tỷ đồng lên 3.960 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, Đầu tư Thành Thắng Group tăng vốn từ 1.680 tỷ đồng lên 2.913 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản trên sổ sách của Xi măng Thành Thắng ghi nhận 11.382 tỷ đồng, tại Đầu tư Thành Thắng Group là 4.271 tỷ đồng.

Lâu đài Thành Thắng nguy nga bậc nhất Ninh Bình được biết đến là toà nhà cao nhất Đông Nam Á với chiều cao của tổng thể bên ngoài bằng một tòa nhà 18 tầng và tổng diện tích mặt sàn là 15.000 m2.

Riêng phần xây thô trị giá khoảng 300 - 400 tỷ đồng, nhưng chưa là gì so với phần nội thất sang trọng. Có thể kể đến trần, cột, kèo, gian thờ... được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng.

Toà lâu đài Thành Thắng nguy nga. Ảnh: Internet

Chủ nhân của toà lâu đài Thành Thắng là ông Đỗ Văn Tiến [SN 1964] - 'đại gia' số má trong ngành xi măng: Chủ tịch HĐQT Thành Thắng Group.

Hệ sinh thái Thành Thắng Group có hạt nhân là CTCP Đầu tư Thành Thắng Group [Đầu tư Thành Thắng], được thành lập vào tháng 8/2005, có hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến vật liệu xây dựng.

Cuối năm 2013, sau khi nhận bàn giao Nhà máy xi măng Thanh Liêm từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam, Thành Thắng Group đã phát triển thêm mảng sản xuất xi măng với pháp nhân là CTCP Xi măng Thành Thắng Group [Xi măng Thành Thắng].

Thành Thắng Group hiện đã đầu tư 3 dây chuyền sản xuất xi măng. Trong đó, dây chuyền số 3 có công suất 2,3 triệu tấn/năm. Dây chuyền số 2 có quy mô 60 ha, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, đã hoàn thành và đi vào vận hành từ năm 2017.

Ngoài sản xuất xi măng, Thành Thắng Group hiện còn mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác như: Kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, cầu cảng...

Mấy năm gần đây, các công ty trong tập đoàn của ông chủ lâu đài Thành Thắng ghi nhận đến nghìn tỷ đồng doanh thu nhưng kết quả lợi nhuận khá khiêm tốn.

Theo dữ liệu của VietTimes, năm 2017 và 2018, doanh thu thuần của Xi măng Thành Thắng lần lượt đạt 1.026 tỷ đồng và 2.200 tỷ đồng, lỗ thuần tương ứng ở mức 60,4 tỷ đồng và 261 tỷ đồng.

Năm 2019, Xi măng Thành Thắng ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.207 tỷ đồng, tăng 45% so với năm trước; báo lãi thuần ở mức 4,9 tỷ đồng.

Tại ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Xi măng Thành Thắng đạt 11.382 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 2.458 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 55,8% và 57,7% so với thời điểm đầu năm.

Video:TP HCM bảo tồn biệt thự cổ. Nguồn: VTV24


Hoàng Minh

"Lâu đài Thành Thắng" của ông Đỗ Văn Tiến [52 tuổi] - một doanh nhân ở Ninh Bình trong lĩnh vực sản xuất xi măng - được khởi công xây dựng từ năm 2016. Tòa nhà nằm trên quốc lộ 1A, huyện Gia Viễn, trước đây là một vùng trũng, được chủ nhân mua lại.

Công trình được lấy ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican [Italy] kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ. Mái vòm với nhiều chi tiết phức tạp là điểm nhấn nổi bật khi nhìn vào ngôi nhà. Khuôn viên công trình rộng khoảng 10.000 m2 với hệ thống cổng và rào chắn kiên cố bao quanh. Mặt sàn xây dựng của tòa lâu đài chính 6 tầng này khoảng 2.000 m2.

Bao quanh gia trang là những khoảnh vườn với trên 20 cây cổ thụ như thông, lộc vừng, tùng La Hán..., mỗi cây có giá không dưới một tỷ đồng. Nhiều cây trong đó được ông Tiến đích thân đi khắp các tỉnh thành như Đắk Lắk, Kon Tum mang về.

Hệ thống cửa và một số chi tiết trong nhà như trần, cột, kèo, gian thờ... được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Đây là loại gỗ quý hiếm, thể hiện sự quyền lực trong trang trí nội thất.

Ở trung tâm tòa nhà, các chi tiết chạm nổi trên trần đều được mạ vàng. Những bức họa về chúa và các vị thần được lồng ghép một cách khéo léo, mang tới cảm giác bình an cho gia chủ. Công trình này có nhiều phần được ốp đá Tây Ban Nha. Ở đây có một phòng nghe nhạc rộng khoảng 700 m2 với đủ bộ sân khấu, chứa được hơn 300 khán giả.

Công trình được chia thành khối. Trong đó, 2 khối gần mặt đường được dành cho con trai. Ngoài để ở, khu nhà chính còn được sử dụng làm văn phòng công ty.

Đây là một trong những nhà ở của người dân lớn nhất trong khu vực. Ban đêm, lâu đài rực sáng cả một khu vực xung quanh.

"Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, chứ không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái, luôn rộng mở tâm trí để có thể làm việc hiệu quả", ông Tiến chia sẻ.

Tổng công trình được gia chủ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Riêng bộ cổng có giá khoảng 40 tỷ đồng. Hàng ngày có hàng trăm người đến chụp ảnh, gia chủ phải thuê một nhóm bảo vệ 5 người túc trực từ sáng đến đêm.Hiện tại, công trình vẫn trong quá trình hoàn thiện.

Tại Nam Định cũng có một vài lâu đài đồ sộ như thế này, là tư gia của các ông chủ doanh nghiệp tàu biển lớn, như tòa lâu đài Lan Khoa Khuê ở huyện Hải Hậu, hay một lâu đài ở huyện Trực Ninh.

Trọng Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề