Dung dịch HNO3 đặc nóng hòa tan được tất cả các kim loại

Tính chất hóa học của HNO3 đặc

  • Chọn kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội
  • Tính chất hóa học của Axit nitric
    • 1. Axit nitric thể hiện tính axit
    • 2. Tính oxi hóa của HNO3
  • Câu hỏi vận dụng liên quan

Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đắp thắc mắc câu hỏi liên quan đến nội dung tính oxi hóa của HNO3. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập vận dụng liên quan. Mời các bạn tham khảo.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

  • Ứng dụng nào không phải của HNO3
  • Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3
  • HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây
  • Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2

Chọn kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội

A. Zn

B. Cu

C. Al

D. Mg

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Có một số kim loại bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội là Fe, Al, Cr

HNO3 không tác dụng được với 1 số kim loại như Au, Pt

Đáp án C

Tính chất hóa học của Axit nitric

1. Axit nitric thể hiện tính axit

Axit nitric có tính chất của một axit bình thường nên nó làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat tạo thành các muối nitrat

2HNO3 + CuO → Cu[NO3]2 + H2O

2HNO3 + Mg[OH]2 → Mg[NO3]2 + 2H2O

2HNO3 + BaCO3 → Ba[NO3]2 + H2O + CO2

2. Tính oxi hóa của HNO3

2.1. Axit nitric tác dụng với kim loại

Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .

Kim loại + HNO3 đặc → muối nitrat + NO + H2O [ to]

Kim loại + HNO3 loãng → muối nitrat + NO + H2O

Kim loại + HNO3 loãng lạnh → muối nitrat + H2

Mg[rắn] + 2HNO3 loãng lạnh → Mg[NO3]2 + H2 [khí]

Nhôm, sắt, crom thụ động với axit nitric đặc nguội do lớp oxit kim loại được tạo ra bảo vệ chúng không bị oxy hóa tiếp.

2.2. Tác dụng với phi kim

[Các nguyên tố á kim, ngoại trừ silic và halogen] tạo thành nito dioxit nếu là axit nitric đặc và oxit nito với axit loãng và nước, oxit của phi kim.

C + 4HNO3 đặc → 4NO2 + 2H2O + CO2

2.3. Tác dụng với oxit bazo, bazo, muối mà kim loại trong hợp chất này chưa lên hóa trị cao nhất:

FeO + 4HNO3 → Fe[NO3]3 + NO2 + 2H2O

FeCO3 + 4HNO3 → Fe[NO3]3 + NO2 + 2H2O + CO2

2.4. Tác dụng với hợp chất

3H2S + 2HNO3 [>5%] → 3S ↓+ 2NO + 4H2O

Ag3PO4 tan trong HNO3, HgS không tác dụng với HNO3.

2.5. Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ

Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Nhóm kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. Zn, Mg, Pb

B. Cu, Fe, Ag

C. Al, Fe, Au

D. Mg, Al, Pt

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 2. Kim loại nào sau đây không phản ứng với HNO3 đặc nguội?

A. Al

B. Cu

C. Zn

D. Ag

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 3.Các kim loại không phản ứng với HNO3 đặc nguội là

A. Al, Fe, Cu.

B. Al, Fe, Cr.

C. Al, Fe, Na.

D. Al, Fe, Sn.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 4. Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội

A. Fe, Al

B. Zn, Pb

C. Mn, Ni

D. Cu, Ag

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 5.Nhận định nào sau đây là sai?

A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.

B. HNO3 [loãng, đặc, nóng] phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.

C. HNO3 đặc nguội phản ứng được hết với tất cả các kim loại.

D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 6.Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. FeO + 2HNO3 → Fe[NO3]2 + H2O

B. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe[NO3]3 + 3H2O

C. FeO + 10HNO3 → 3Fe[NO3]3 + NO + 5H2O

D. Fe3O4 + 8HNO3 → Fe[NO3]2 + 2Fe[NO3]3 + 4H2O

Xem đáp án

Đáp án C

FeO + 10HNO3 → 3Fe[NO3]3 + NO + 5H2O

Fe2+ → Fe+3

N+5 → N+2

Mẹo nhận dạng nhanh phản ứng oxi hóa của HNO3 là có khí sản phẩm [NO2 , NO , N2 , N2O , NH4NO3]

Câu 7.Dãy chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3

A. Fe2O3, Cu, Pb, P

B. H2S, C, BaSO4, ZnO

C. Au, Mg, FeS2, CO2

D. CaCO3, Al, Na2SO4, Fe[OH]2

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 8.Cho các phát biểu sau:

[1] Cr, Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nóng

[2] Trong thực tế người ta thường dùng đá khô để dập tắt các đám cháy kim loại Mg

[3] CO thể khử được các oxit kim loại Al2O3, Fe2O3, CuO

[4] Al[OH]3 và Cr[OH]3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

[5] Cr2O3, Al2O3 tan trong dung dịch KOH loãng, dư

[6] Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng của P2O5

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án

Đáp án A

[1] Cr, Fe bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nóng

Sai: Thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

[2] Trong thực tế người ta thường dùng đá khô để dập tắt các đám cháy kim loại Mg

Sai: Vì có phản ứng 2Mg + CO2→ 2MgO + C

[3] CO thể khử được các oxit kim loại Al2O3, Fe2O3, CuO

Sai: CO không khử được Al2O3

[4] Al[OH]3 và Cr[OH]3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Sai Al[OH]3 không có tính khử

[5] Cr2O3, Al2O3 tan trong dung dịch KOH loãng, dư

Sai do Cr2O3 không tác dụng với dung dịch kiềm loãng, chỉ tác dụng với kiềm đặc

[6] Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng của P2O5 [Chuẩn]

Câu 9.Thực hiện các thí nghiệm sau:

[1] Sục khí Clo vào dung dịch KOH loãng, đun nóng

[2] Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH

[2] Sục khí CO2 vào dung dịch KOH

[4] Cho H3PO4 vào dung dịch KOH

[5] Cho Mg vào dung dịch FeCl3

[6] Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4

Số thí nghiệm sau phản ứng luôn cho hai muối là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án

Đáp án B

[1] Sục khí clo vào dung dịch KOH loãng,đun nóng Cho KCl và KClO3

[2] Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH Cho NaNO3 và NaNO2

[2] Sục khí CO2 vào dung dịch KOH CCòn tùy tỷ lệ

[4] Cho H3PO4 vào dung dịch NaOH Còn tùy vào tỷ lệ

[5] Cho Mg vào dung dịch FeCl3 Còn tùy vào tỷ lệ

[6] Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 Cho FeSO4 và Fe2[SO4]3

Câu 10.Nhận định nào sau đây là sai ?

A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.

B. HNO3 [loãng, đặc, nóng] phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.

C. tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amoniac.

D. Hỗn hợp muối nitrat và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy

Xem đáp án

Đáp án C

-------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Table of Contents

Axit nitric HNO3 là một axit vô cơ mạnh được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 gốc nitrat , tạo ra từ sự hòa tan của khí nito dioxit [NO2] trong nước dưới sự có mặt của khí oxi

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 

[Nito dioxit NO2 , là một khí độc màu nâu đỏ này có mùi gắt đặc trưng, nặng hơn không khí và gây ô nhiễm]

Axit nitric HNO3 là chất lỏng không màu, dễ bắt lửa, có tính ăn mòn cao . Dung dịch axit HNO3  không màu,tuy nhiên thường có màu vàng hơi đỏ do khí NO2  hòa tàn. 

Axit nitric tinh khiết 100% có tỷ trọng 1.51 g/cm³, 

Nhiệt độ nóng chảy -42 °C 

Nhiệt độ sôi 83 °C 

Dễ bị phân hủy tạo thành khí nito dioxit và oxi

Các tính chất hóa học của HNO3 là:

Dung dịch HNO3 có đầy đủ tính chất của một axit mạnh

1. Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

Tương tự các axit mạnh khác, dung dịch axit nitric có thể làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

2. HNO3 tác dụng với kim loại

HNO3 tác dụng kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí hidro.

 Fe + 2HNO3 → Fe[NO3]2 + H2↑

6HNO3 + 2Al →  2Al[NO3]3 + 3H2↑

2HNO3 + Mg → Mg[NO3]2 + H2↑

3. HNO3 tác dụng với oxit kim loại 

HNO3 tác dụng oxit kim loại tạo thành muối và nước.

6HNO3 + Al2O3 →2Al[NO3]3 + 3H2O

 Fe3O4 + 8HNO3 → 4H2O + Fe[NO3]2+ 2Fe[NO3]3

2HNO3 + CuO → Cu[NO3]2 + H2O

4. HNO3 tác dụng với bazơ.

HNO3 tác dụng bazơ dung dịch hoặc bazơ rắn tạo thành muối và nước

3HNO3 + Al[OH]3 → Al[NO3]3 + 3H2O

2HNO3 + 2NaOH → 2NaNO3 + H2O

2HNO3 + Ca[OH]2 → Ca[NO3]2 + 2H2O

2HNO3 + Fe[OH]2 → Fe[NO3]2 + 2H2O

5. HNO3 tác dụng với muối 

HNO3 tác dụng muối tạo thành muối và axit mới

*Điều kiện: tạo kết tủa, khí bay lên hoặc axit mới yếu hơn

K2CO­3 + 2HNO3 → 2KNO3 + H2O + CO2↑

2HNO3 + BaS → Ba[NO3]2 +  H2S↑

CaCO­3 + 2HNO3 → Ca[NO3]2 + H2O + CO2↑

Axit nitric đặc 

Axit nitric đặc tác dụng với kim loại

Axit nitric tác dụng với kim loại  trừ Au và Pt tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như NO2, NO, N2O ,N2, NH4NO3

Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:

  • Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;
  • Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu [như: Cu, Pb, Ag,..] → NO;
  • Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh [như: Al, Mg, Zn,...] thì N bị khử xuống mức càng sâu → [N2, N2O, NH4NO3].

**Lưu ý: Các phân biệt đơn giản các loại khí sản phẩm khử

N2O là khí gây cười

N2 không duy trì sự sống, sự cháy

NO2 có màu nâu đỏ

NO khí không màu nhưng bị oxit hóa thành NO2 màu nâu đỏ

NH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khai amoniac NH3

NH4NO3 + NaOH → NaNO3 +NH3 + H2O

Ví dụ:

8Al + 30HNO3 →8Al[NO3]3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Cu + 4HNO3 → Cu[NO3]2 + 2NO2 + 2H2O

Fe + 6HNO3đặc nóng → Fe[NO3]3 + 3NO2 + 3H2O

10Cr + 36HNO3đặc nóng → 10Cr[NO3]3 + 3N2 + 18H2O

Khi giải bài tập về phần axit nitric đặc nóng thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố.

*Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội 

Axit nitric đặc tác dụng với phi kim

C + 4HNO3đặc nóng → CO2 + 4NO2 + 2H2O

S + 4HNO3 đặc nóng → SO2 + 4NO2 + 2H2O

Axit nitric đặc tác dụng với các chất khử khác

2HI + 2HNO3đặc nóng → I2 + 2NO2 + 2H2O

4HNO3 + FeO → Fe[NO3]3 + NO2↑ + 2H2O

 4HNO3 + FeCO3 → Fe[NO3]3 + NO2↑ + 2H2O + CO2↑

Ứng dụng của axit nitric

  • HNO3 được dùng để điều chế thuốc nổ
  • HNO3 được dùng trong sản xuất phân bón
  • HNO3 được dùng trong điều chế các muối nitrat trong phòng thí nghiệm
  • HNO3 được dùng phổ biến trong ngành xi mạ, luyện kim
  • HNO3 được dùng trong nhà máy để tẩy rửa các đường ống, tẩy rửa bề mặt kim loại
  • HNO3 được dùng để chế tạo thuốc nhuộm vải, len, sợi,…
  • HNO3 được dùng trong xỷ lý nước để loại bỏ một số tạp chất, cân bằng lại độ tiêu chuẩn của nước.
  • HNO3 được dùng làm chất khử màu và để phân biệt một số chất.
  • Ngoài ra còn dùng để điều chế và sản xuất ra các hóa chất khác.

Axit nitric là hóa chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất. Hi vọng những kiến thức về tính chất hóa học của HNO3 và ứng dụng của axit nitric của chúng tôi giúp ích các bạn trong việc học tập.

Video liên quan

Chủ Đề