Bác sĩ chuyên khoa 1 nghĩa là gì

Việc làm Y tế - Dược

Các sinh viên y khoa sau khi hoàn thành 6 năm đại học và tốt nghiệp sẽ chính thức được gọi là bác sĩ nhưng chưa được phép hành nghề mà phải sau 18 tháng đào tạo tại cơ sở y tế để được nâng cấp chứng chỉ và được phép hành nghề. Tiếp sau đó, những ai có nhu cầu muốn được học cao lên và nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn của bản thân cũng như tăng cơ hội việc làm trong tương lai thì có thể nghĩ đến việc lựa chọn theo 1 trong 2 hướng hoặc là thực hành lâm sàng hoặc là nghiên cứu để học lên bậc cao hơn ví dụ như thạc sĩ bác sĩ. Và khi theo hướng thực hành lâm sàng, các bạn sẽ được họ lên để trở thành những bác sĩ chuyên khoa, trong đó có chuyên khoa 1 và 2.

1.1. Khái niệm bác sĩ chuyên khoa 1

Các bác sĩ khi lựa chọn theo hướng thực hành lâm sàng thì sẽ phải học thêm một chuyên khoa nào đó trong 1 năm để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng. Và sau khi đã trở thành bác sĩ chuyên khoa định hướng thì sẽ tiếp tục học thêm khoảng 2 năm nữa để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1.

- Đối tượng được thi tuyển bác sĩ chuyên khoa 1 là những người đã tốt nghiệp đại học chính quy hoặc là không chính quy, những người công tác trong lĩnh vực liên quan đến y tế cơ sở thực hành nghề nghiệp, thực hành lâm sàng từ 12 tháng trở lên. Độ tuổi đủ điều kiện là nữ không quá 45 tuổi và nam không quá 50 tuổi.

- Hiện nay, có 2 hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa là hệ tập trung [tức là học tập trung 2 năm liên tục] và hệ thập trung theo chứng chỉ [nghĩa là học theo từng đợt theo kế hoạch của cơ sở đào tạo trong khoảng 3 năm].

Khái niệm bác sĩ chuyên khoa

Những bác sĩ sau khi đã được đào tạo và trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 rồi nếu như vẫn có nhu cầu muốn nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn của mình thì cần phải tham gia chương trình đào tạo, học thêm khoảng 2 năm nữa, đồng thời phải trình luận văn để có thể trở thành một bác sĩ chuyên khoa 2.

Tiêu chuẩn thi và đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 bao gồm những vấn đề sau:

- Các ngành đào tạo bắt buộc là quản lý y tế, ngoại khoa, nội khoa, chấn thương chỉnh hình, y học cổ truyền,...

- Thời gian để có thể hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa 2 là khoảng 2 năm và đào tạo theo quy chế tuyển sinh do bộ giáo dục đưa ra.

- Đối tượng đủ điều kiện thi tuyển là những người làm việc trong lĩnh vực y tế tại các cơ sở thực hành lâm sàng và đã tốt nghiệp cấp bậc thạc sĩ hay bác sĩ chuyên khoa 1. Độ tuổi thi tuyển bác sĩ chuyên khoa 2 là không quá 50 đối với nữ và không quá 55 đối với nam.

- Riêng đối với các trường hợp muốn học bác sĩ chuyên khoa 2 mà không có biên chế của nhà nước thì vẫn có thể đăng ký thi tuyển nhưng cần có đơn xin tự túc về học phí.

Việc làm Công chức - Viên chức

2. So sánh trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1 và 2

So sánh trình độ của bác sĩ chuyên khoa 1 và 2

Sinh viên sau 6 năm theo học đại học và để trở thành những bác sĩ giỏi về chuyên môn thì phải cần ít nhất từ 2 – 4 năm để đào tạo chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó các bạn còn cần phải liên tục trau dồi và lĩnh hội các kiến thức chuyên sâu trong suốt quá trình học tập và làm việc tại trường hay cơ sở đào tạo.

Xét về tầm quan trọng thì bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 đều có vai trò không thể thiếu trong ngành Y bởi đây là những nguồn lực chủ yếu giúp cho việc khám và điều trị sức khỏe cho mọi người. Tuy nhiên, xét về trình độ chuyên môn thì bác sĩ chuyên khoa 2 sẽ giỏi hơn so với bác sĩ chuyên khoa 1 và đóng vai trò chủ chốt trong ngành Y hiện nay.

Điều này có thể dễ dàng nhận thấy bởi để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 bạn chỉ cần mất 2 năm, còn muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa 2 thì cần 4 năm và phải có chứng chỉ của bác sĩ chuyên khoa 1 từ trước đó mới đủ điều kiện học lên.

Bên cạnh đó thì những người được cấp bằng bác sĩ chuyên khoa 2 hiện nay sẽ được công nhận và áp dụng tương đương với cấp bậc tiến sĩ, còn với bác sĩ chuyên khoa 1 thì chỉ công nhận như trình độ thạc sĩ.

Xem thêm: Bảng mô tả công việc điều dưỡng và vấn đề xung quanh nghề

3. Một số trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1

- Trường đại học Y Hà Nội – trường có tiêu chuẩn cao nhất trong việc đào tạo cũng như rèn luyện cho các bác sĩ giỏi hàng đầu tại Việt Nam. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, trường đại học Y Hà Nội đã khẳng định được được vị trí của mình trong ngành với việc đào tạo ra đội ngũ cán bộ y tế và bác sĩ trình độ cao hàng đầu cả nước.

- Trường đại học Y dược TP.HCM – nơi chuyên đào tạo ra đội ngũ bác sĩ trong ngành Y dược đứng đầu khu vực phía Nam. Một số ngành đào tạo chuyên sâu của trường như y khoa, dược học, răng hàm mặt,... đặc biệt nhất là đào tạo các bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 cũng như các bác sĩ nội trú.

- Học viện quân y có thể xem là một ngôi trường trọng điểm và quan trọng bậc nhất của quốc gia. Bên cạnh những ngành y tế theo quy định thì trường cũng quan tâm đến công tác nghiên cứu và điều trị bệnh. Đây là trường của quân đội nên tiêu chuẩn thi tuyển cũng như tất cả mọi hoạt động trong trường đều rất khắt khe, nghiêm túc.

Trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1

- Trường đại học Dược Hà Nội – đây được xem là ngôi trường có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực y dược cho ngành y tế mà còn chú trọng đào tạo chuyên sâu đội ngũ bác sĩ có trình độ cao không kém gì so với các khu vực khác.

- Trường đại học y dược Thái Bình được xem là một ngôi trường nổi tiếng về lĩnh vực y học, đào tạo chuyên sâu toàn bộ các kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, đồng thời cũng cung cấp nguồn nhân lực vô cùng chất lượng cho ngành y hiện nay tại Việt Nam.

- Trường đại học Y dược Huế - cơ sở đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về khoa học y học hàng đầu tại khu vực miền Trung.

- Trường đại học Y dược Hải Phòng – cơ sở đào tạo đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và là sự lựa chọn của đông đảo các đối tượng hiện nay.

- Trường đại học Y dược Thái Nguyên – cơ sở đào tạo các y bác sĩ với kiến thức chuyên môn cao, chất lượng tốt.

Xem ngay: Hồ sơ xin việc bác sĩ

4. Cơ hội việc làm ngành bác sĩ chuyên khoa 1 hiện nay

Cơ hội việc làm ngành bác sĩ chuyên khoa 1 hiện nay

Ngành y dược hiện nay là một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống hoạt động của bệnh viện. Tại nhiều nước đang phát triển, vai trò của những bác sĩ, những người làm việc trong ngành y luôn được chú trọng và nâng cao bởi họ là người có vai trò chăm sóc, khám chữa bệnh cho mọi người. Mặc dù là một ngành giữ cán cân để cân bằng cho xã hội nhưng thực trạng nguồn nhân lực ngành y hiện nay tại nước ta đang ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Nguyên nhân chính là do nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cùng sự ra đời ngày càng nhiều của các cơ sở y tế trên toàn quốc. Ngày nay mọi người thường xuyên thăm khám theo quy định khám sức khỏe định kỳ, do đó mà bệnh viện cần rất nhiều nguồn lực để phục vụ. Điều này cho thấy cơ hội việc làm bác sĩ nói chung và bác sĩ chuyên khoa nói riêng là vô cùng lớn. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành y đều không phải lo lắng về vấn đề việc làm với đa dạng vị trí và rất nhiều cơ sở y tế uy tín tại Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ những thông tin lý giải bác sĩ chuyên khoa 1 là gì cũng như phân biệt giữa bác sĩ chuyên khoa 1 và 2. Hy vọng qua bài viết của Timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu và nắm rõ những vấn đề cơ bản về bác sĩ chuyên khoa, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn và phù hợp với bản thân mình nhất trong tương lai nhé. 

Chắc chắn mỗi lần phải đến bệnh viện với nhiều lý do khác nhau, bạn sẽ thường nghe đến cụm từ bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu không phải người trong ngành y thì sẽ không thể biết được những từ ngữ chuyên môn này. Vậy bác sĩ chuyên khoa 1 là gì và thường chịu trách nhiệm về vấn đề nào? Cùng Parkway tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau đây.

Đằng sau tấm áo blouse là bầu trời hoài bão và tấm lòng y đức

Bạn hiểu thế nào về bác sĩ chuyên khoa 1 ?

Để trả lời được cho câu hỏi, người đọc cần phải biết và hiểu được khái niệm bác sĩ chuyên khoa là gì. Để từ đó có thêm cơ sở để phân biệt giữa các số đứng sau cụm từ được dùng thường xuyên này.

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Những sinh viên ngành y khi kết thúc 6 năm học đại học của mình và được trao bằng tốt nghiệp sẽ được gọi là bác sĩ. Tuy nhiên, họ vẫn chưa được cho phép hành nghề; những người này cần bắt buộc phải học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế công hoặc tư đã được chính phủ cho phép hoạt động thì mới được cấp chứng chỉ.

Lúc này, nếu bạn muốn nâng trình độ bác sĩ lên thì sẽ có hai hướng lựa chọn chính là tự học tự nghiên cứu hoặc thực tập thực hiện lâm sàng. nếu đã chọn hướng sau, khi học cao lên có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 [BSCK I], chuyên khoa 2 [BSCK II] hoặc chuyên khoa định hướng.

Bác sĩ chuyên khoa 1 và điều kiện cần thiết

BSCK I hay còn được gọi là Specialist doctor là người chuyên về một lĩnh vực cụ thể trong ngành y và có cấp độ cao hơn bác sĩ nội trú hay chuyên khoa định hướng. Các bác sĩ này thường làm việc tại các phòng khám, bệnh viện tư nhân hoặc công lập tùy theo từng người.

Để có thể trở thành BSCK I thì sau khi làm bác sĩ chuyên khoa định hướng, người đó cần phải học tiếp thêm 2 năm nữa. Bên cạnh đó, những giảng viên có bằng bác sĩ nội trú hay bằng chuyên khoa 1 thuộc chuyên ngành được đào tạo sẽ được xem tương đương trình độ Thạc sĩ.

Để có thể học và thi thành BSCK I thì mọi người có có đủ các yếu tố sau: Đối tượng phải tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy về ngành y khoa. Bên cạnh đó, phải công tác trong các cơ sở y tế để thực hành nghề và đã có kinh nghiệm về lâm sàng từ 12 tháng trở lên. Đối với nữ không được quá 45 tuổi và nam không vượt quá 50 tuổi.

Hình thức đào tạo chuyên ngành này cũng khó đa dạng lựa chọn. Có 2 hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa là hệ tập trung học liên tục trong 2 năm hoặc hệ chứng chỉ học theo từng đợt kế hoạc trong vòng 3 năm.

Các trường đại học đà tạo bác sĩ chuyên khoa 1 tốt nhất cả nước

Để có thể cho ra đời những bác sĩ chuyên khoa 1 giỏi giang, chắc chắn về cả lý thuyết lẫn thực hành, tận tâm với nghề thì vai trò của các nôi đào tạo là không thể thiếu. Sau đây là danh sách những trường đã đóng góp cho ngành y học biết bao những bác sĩ vừa có tâm vừa có tầm:

Đâu là các địa chỉ đào tạo bác sĩ chuyên khoa tốt nhất

Đại học Y Hà Nội

Y Hà Nội là trường có tiêu chuẩn cao nhất trong việc đào tạo ra những bác sĩ hàng đầu nước ta hiện nay. Với những yêu cầu khắt khe về rèn luyện và học tập, trường đã và đang tạo nên một vị thế vững chắc và khẳng định được tiếng nói riêng trong ngành y. Nơi đây quả thực xứng đáng với danh hiệu ngôi trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1 tốt nhất Việt Nam.

Đại học Y dược tp Hồ Chí Minh

Giống như đại học Y Hà Nội, Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng được xem là trường đào tạo ngành y hàng đầu miền Nam. Được đánh giá và khẳng định qua nhiều năm, nơi đây đã cho ra những y bác sĩ giỏi giang và tận tâm. Đồng thời cũng là nơi chuyên đào tạo chuyên sâu các bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 trên khắp cả nước.

Học viện quân y

Học viện quân y được xem như bức tường vững chãi của quân đội, nơi đây đảm nhiệm công việc khám chữa bệnh cho các quân nhân của đất nước. Chính bởi điều đó, những tiêu chí thi tuyển đầu vào cực khắt khe và nghiêm túc, vì thế chất lượng đầu ra luôn nằm top. Đồng thời, đây cũng là ngôi trường trọng điểm chuyên nghiên cứu và điều trị các ca bệnh khó khăn bởi tập hợp những nhân tài kiệt xuất trong ngành y.

Đại học dược Hà Nội

Đại học dược Hà Nội được coi là nơi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho ngành y khoa của Việt Nam nguồn nhân lực chất lượng nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia đào tạo nên đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 1 cũng có trình độ không hề kém cạnh những ngôi trường khác.

Các trường đại học y dược các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Huế, Thái Nguyên

Các trường đại học y, dược tại các tỉnh thành cũng không kém phần nổi tiếng về đào tạo cũng như chất lượng đầu ra của các bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2. Được nhiều người đánh giá cao về việc cung cấp nhiều nguồn nhân lực trẻ cho cả nước. Những ngôi trường này cũng được đánh giá rất cao về uy tín cũng như chất lượng giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên tại đây.

Cơ hội việc làm cho các bác sĩ chuyên khoa 1

Tại nhiều quốc gia phát triển hay cả những nước đang phát triển, Y khoa luôn là một ngành cấp thiết và quan trọng với cuộc sống. Không thể phủ nhận được vai trò của những bác sĩ đang làm việc trong ngành này bởi đây là những người nắm giữ cán cân cân bằng của xã hội, cống hiến hết mình vì nhân dân.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, bệnh viện và xã hội lúc nào cũng có nhu cầu cần những nguồn lực bác sĩ bởi đang thiếu hụt người rất lớn. Vì đời sống xã hội ngày càng tăng cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày một nhiều.

Bên cạnh đó, việc xã hội càng trở nên ô nhiễm, thói quen sinh hoạt và ăn uống thay đổi dẫn đến nhiều căn bệnh lạ xuất hiện, số lượng người bệnh tăng cao. Những người này cần phải được chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên. Bởi vì thế, sinh viên ngành y khi ra trường không cần phải lo lắng về vấn đề việc làm bởi trên đất nước chữ S này, còn rất nhiều cơ sở cần bạn đến đầu quân và cống hiện.

Không chỉ như vậy, tại các vùng sâu vùng xa, các địa điểm y tý cũng khan hiếm nguồn nhân lực vô cùng, bên cạnh đó việc thiếu các dụng cụ khám chữa bệnh cũng khiến cho nhiều người phải lo lắng. Chính vì thế, nơi đây cũng đang rất cần sự có mặt của các sinh viên trong ngành, cùng chung tay xây dựng một đất nước mạnh mẽ.

Lời kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp và phân tích cho bạn những thông tin chi tiết về câu hỏi bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Hy vọng với những điều đã được chia sẻ, người đọc đã hiểu thêm một phần về hệ thống ngành y của nước ta. Đồng thời có thêm kiến thức về các cách gọi chuyên môn thường gặp trong bệnh viện. Hãy theo dõi và liên hệ tới Parkway ngay để có thể biết thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé.

Video liên quan

Chủ Đề