Test crp là gì

Phản ứng viêm là một trong những cách mà cơ thể tự bảo vệ khỏi các tác động của môi trường. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm quan trọng thường được thực hiện để theo dõi quá trình viêm và nhiễm trùng. Vì vậy không khó để bạn nhìn thấy xét nghiệm CRP trên phiếu trả kết quả xét nghiệm. ISOFHCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu về chỉ số này ngay sau đây.

CRP là viết tắt của protein C reactive - một loại glycoprotein được sản xuất chủ yếu ở gan. Bình thường, CRP tổn tại trong máu với nồng độ rất thấp. Khi cơ thể trong tình trạng viêm, sự phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein C phản ứng. Do đó CRP trong huyết thanh tăng nhanh chóng, chỉ trong vòng 6 giờ sau khi xảy ra quá trình viêm. Vì vậy mà xét nghiệm CRP thường được chỉ định để đánh giá sớm tình trạng viêm và nhiễm trùng hơn là dựa vào tốc độ máu lắng. 

CRP là viết tắt của protein C reactive - một loại glycoprotein được sản xuất chủ yếu ở gan.

2. Chỉ định xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP thường được chỉ định trong các trường hợp: 

- Phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm như: Chấn thương, nhiễm trùng huyết, …

- Theo dõi điều trị hậu phẫu: Thông thường sau các cuộc phẫu thuật, cơ thể luôn sinh ra phản ứng viêm. Theo dõi CRP giúp đánh giá quá trình phục hồi của bệnh nhân có thuận lợi hay không.

- Đánh giá đáp ứng điều trị với các bệnh lý nhiễm trùng.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến CRP

Xét nghiệm CRP có 2 loại là CRP định tính và CRP định lượng. Định tính CRP sẽ cho kết quả dương hoặc âm tính. Định lượng CRP cho biết nồng độ CRP trong máu. 

Trên thực tế, có rất nhiều quá trình sinh lý bình thường cũng như bệnh lý khiến cho kết quả CRP thay đổi so với thông số bình thường. Vì vậy, giá trị CRP luôn cần được đánh giá bởi bác sĩ lâm sàng qua các triệu chứng của người bệnh. Đồng thời cần kết hợp các cận lâm sàng đặc hiệu để xác định. 

Các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng đến giá trị CRP của bạn:

- Thể trạng béo phì, thường xuyên hút thuốc lá.

Thường xuyên hút thuốc lá.

- Sử dụng thuốc bổ sung estrogen và progesterone.

- Vận động nhiều, tập thể dục cường độ mạnh.

- Phụ nữ mang thai.

- Người có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm trước đó như: viêm khớp dạng thấp, viêm lợi, …

4. Các đánh giá ban đầu dựa vào xét nghiệm CRP ở người lớn

- 3 -

Chủ Đề