Điều 36 nghị định 71 2023 nđ-cp hiểu thế nào

  1. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 17/2020/TT-BTC ngày 27/3/2020 bãi bỏ Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
  1. Việc trích Quỹ thi đua khen thưởng các cấp thực hiện theo quy định Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn:

b.1) Điều 67 (Quản lý quỹ thi đua, khen thưởng) Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng:

1. Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua, khen thưởng phối hợp với cơ quan tài chính cấp đó quản lý. Đối với cấp tỉnh, nguồn kinh phí chi cho công tác thi đua, khen thưởng do Ban Thi đua - Khen thưởng của tỉnh phối hợp với cơ quan tài chính cấp tỉnh quản lý và sử dụng theo tỷ lệ quy định trên cơ sở dự toán; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sách quy định.

  1. Thủ trưởng cơ quan các cấp chịu trách nhiệm chi tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc biên chế, quỹ lương do cấp mình quản lý và hạch toán chi theo quy định.

Các tập thể, cá nhân thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởng thì bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương đó có trách nhiệm chi thưởng từ ngân sách nhà nước của cấp mình và hạch toán chi thành mục riêng.

b.2) Điểm 4 Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 6 như sau

“1. Xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm:

  1. Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm:

- Khoán quỹ tiền lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được giao năm 2013;

- Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013;

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án);

- Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.

b.3) Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017: Định mức phân bổ ngân sách bao gồm các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan: khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, hội nghị, tổng kết, đoàn ra, đoàn vào, vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng.

* Như vậy, kinh phí khen thưởng của cơ quan, đơn vị hành chính thực hiện phân bổ vào kinh phí tự chủ; cuối năm không sử dụng hết được chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

Việc hạch toán kinh phí khen thưởng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước đã quy định cụ thể hạch toán chi lập quỹ khen thưởng theo chế độ qui định tại mục 7750, tiểu mục 7764.

Ngày 20/9/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể, Nghị định số 71/2023/NĐ-CP gồm 21 khoản quy định các nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các khoản, điều đã được quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP; trong đó, có một số điểm đáng chú ý như sau:

1. Về nguyên tắc xử lý kỷ luật

  1. Nghị định số 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 2 của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP để quy định cụ thể hơn khi thực hiện nguyên tắc hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng: “Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định này; nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.

Đồng thời, trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Tương tự, khi có quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.

  1. Bổ sung khoản 9, khoản 10 và khoản 11 tại Điều 2 của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định chi tiết hơn để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai, cụ thể:

- Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực.

- Sửa đổi quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức khi đã chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới như sau: “khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm”.

- Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

  1. Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định “Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” là một trong các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật.

Tuy nhiên, Nghị định 71/2023/NĐ-CP đã bổ sung quy định vẫn có thể xử lý kỷ luật nếu “người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật.

3. Về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

Nghị định số 71/2023/NĐ-CP đã bổ sung quy định về cách xác định thời điểm có hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử lý kỷ luật và để tạo sự đồng bộ với xử lý kỷ luật về đảng, thời hiệu xử lý kỷ luật đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 5 như sau:

“Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau: a) 05 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; b) 10 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này”.

4. Về thẩm quyền, quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật

  1. Về thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 20 như sau: “3. Trường hợp không có hoặc đang chờ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định phê duyệt kết quả bầu thì cấp có thẩm quyền bầu quyết định xử lý kỷ luật”.
  1. Bổ sung quy định không tổ chức họp kiểm điểm và không phải thành lập Hội đồng kỷ luật trong trường hợp đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
  1. Bổ sung quy định về đương nhiên tạm đình chỉ chức vụ, tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị tạm giữ, tạm giam. Hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà được tại ngoại thì việc tạm đình chỉ công tác thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền; trường hợp giữ chức vụ thì tiếp tục bị tạm đình chỉ chức vụ cho đến khi có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền

Đồng thời, Nghị định số 71/2023/NĐ-CP cũng bãi bỏ quy định tại: Khoản 3 Điều 27, khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 34 và khoản 4 Điều 37; bỏ cụm từ “kỷ luật” tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 37 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP.

5. Về hiệu lực thi hành

Nghị định số 71/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 20/9/2023.

Các trường hợp áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 được quy định tại Khoản 2 của điều khoản chuyển tiếp; trong đó:“Đối với các hành vi vi phạm đã thực hiện quy trình xử lý kỷ luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình để xử lý; đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, còn trong thời hiệu nhưng chưa xử lý thì áp dụng quy định của Nghị định này”.