Điện năng của dòng điện là gì

Khái niệm điện năng cũng như những kiến thức liên quan đến điện năng đã được đề cập trong học phần Công nghệ 8. Việc hiểu được điện năng là gì, bản chất của điện năng cũng như vai trò của điện năng trong cuộc sống hàng ngày giúp người tiêu dùng biết cách sử dụng nguồn năng lượng này đúng cách và hợp lý. Hãy cùng Điện máy Yên Phát lướt qua những thông tin quan trọng nhất liên quan đến lĩnh vực này trong bài viết dưới đây.

Điện năng là gì?

Điện năng là gì cùng những khái niệm liên quan

Điện năng là gì?

Điện năng là khái niệm được sử dụng để hiểu thị năng lượng dòng điện, hay công năng của dòng điện sinh ra. 

Điện năng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của thiết bị, máy móc, là nguồn năng lượng để các thiết bị hoạt động. Nhờ có điện năng mà đời sống của con người ngày càng được nâng cao, sản xuất phát triển, giúp giảm đáng kể sự tiêu tốn sức lao động con người.

Điện năng tiêu thụ

Bên cạnh khái niệm điện năng, chúng ta cần làm quen với một khái niệm liên quan, đó chính là điện năng tiêu thụ. Điện năng tiêu thụ được hiểu một cách đơn giản là năng lượng tiêu hao của hoạt động của máy móc.

Đơn vị đo điện năng tiêu thụ tiêu chuẩn là W hoặc kWh. Tại Việt Nam, người ta thường gọi điện năng tiêu thụ có đơn vị là số điện. Theo đó 1 số điện = 1Kwh =  1000Wh.

Điện sản xuất

Điện sản xuất là lượng điện sinh ra từ các nguồn cung cấp như gió, nước, than đá hay điện hạt nhân, máy phát điện công nghiệp. Ở Việt Nam, nguồn điện sản xuất lớn nhất được lấy từ nước [các hồ thủy điện].

Điện sản xuất

Công tơ điện

Công tơ điện hay còn được biết đến với tên gọi điện năng kế hay đồng hồ điện, là thiết bị dùng để đo lượng điện tiêu thụ khi máy móc, thiết bị vận hành.

Trong công nghiệp, một số loại công tơ điện được tích hợp thêm khả năng truyền thông tin và gửi dữ liệu lên hệ thống trung tâm quản lý, hỗ trợ đo lường chỉ số điện của hệ thống.

Xem thêm:
Điện áp là gì?
Hiệu điện thế là gì?

Con người truyền tải điện năng từ nhà máy sản xuất đến nơi tiêu thụ điện bằng hệ thống dây dẫn điện. Đa số các loại dây dẫn điện đều có cấu tạo gồm 2 phần: phần vở cách điện và lõi. Trong đó:

  • Phần lõi được làm từ dây đồng hoặc nhôm.
  • Phần cách điện cấu tạo từ nhựa đặc biệt, có một số loại có còn có thêm các lớp vỏ bảo vệ cơ học phía bên ngoài.
  • Dây điện thường được dùng để dẫn điện dân dụng, có điện áp dao động từ 220-380V.
  • Đối với nguồn điện cao áp với điện áp từ 1000V đổ lên, người ta thường sử dụng dây cáp, với lớp vỏ cách điện làm từ cao su tự nhiên, cao su tổng hợp hoặc PVC,... để đảm bảo tối đa an toàn.

Công thức tính điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch và trên các thiết bị điện

Có hai công thức tính điện năng tiêu thụ được sử dụng phổ biến, đó là tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch và của thiết bị điện. Cụ thể như sau:

Tính điện năng tiêu thụ trên một đoạn mạch bất kỳ

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là số năng lượng điện được biến đổi thành công năng, nhằm tạo nên sự di chuyển của các điện tích trong mạch trong thời gian xác định.

Công thức tính điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch như sau:

A = U.I.t = U|q|

Trong đó:

  • A: điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.
  • I: cường độ dòng điện của đoạn mạch A [mỗi đoạn mạch sẽ sở hữu một chỉ số cường độ dòng điện riêng, biểu thị độ mạnh của dòng điện trong đoạn mạch đó].
  • t: khoảng thời gian.
  • U: hiệu điện thế đo được giữa 2 đầu đoạn mạch.
  • Q: lượng điện tích dịch chuyển trong đoạn mạch.

Điện năng tiêu thụ

Tính điện năng tiêu thụ trên các thiết bị sử dụng điện

Điện năng tiêu thụ của thiết bị điện được tính bằng công thức:

A = P.t

Trong đó:

  • A: điện năng tiêu thụ của thiết bị điện bất kỳ.
  • P: công suất định mức.
  • t: khoảng thời gian mà thiết bị hoạt động.

Một công thức khác liên quan đến điện năng mà chúng ta không thể bỏ qua chính là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng. Đây là chỉ số biểu thị tốc độ công năng của các thiết bị điện, được xác định trong một khoảng thời gian nào đó.

P = A/t

Hiện nay, các thiết bị điện đều có ghi chỉ số này trên bảng thông số sản phẩm. Điều này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Ví dụ:

Một chiếc máy lạnh có công suất 1200W, thì sau một giờ sử dụng lượng điện tiêu hao rơi vào khoảng 1,2kWh. Tuy nhiên trên thực tế lượng điện tiêu thụ sẽ ít hơn vì trong ví dụ trên chúng ta sử dụng công suất tối đa của thiết bị để tính toàn, trong khi không phải lúc nào thiết bị điện cũng chạy với công suất tối đa. Đặc biệt đối với một số thiết bị được trang bị máy nén inverter, có khả năng tiết kiệm điện nên lượng điện năng tiêu thụ cũng sẽ thấp hơn so với tính toán.

Bên cạnh đó, một số nhãn hiệu cũng sẽ ghi thông số điện năng tiêu thụ bên cạnh những thông số vận hành khác. Chúng ta có thể dựa vào đó để ước chừng lượng điện mà máy tiêu tốn cho một ngày.

Tính điện năng tiêu thụ

Vai trò của điện năng đối với đời sống hiện đại

Có thể thấy, điện năng là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của chúng ta hiện nay.

Đối với sinh hoạt hàng ngày

Điện năng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Cụ thể:

  • Điện năng cung cấp nguồn năng lượng hoạt động cho hầu hết các thiết bị điện trong gia đình: tủ lạnh, tivi, điều hòa, nồi cơm điện,... Khi nguồn điện năng bị cắt, các thiết bị sẽ không thể hoạt động.
  • Điện năng có vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, thể thao, giải trí,...

Điện năng giúp duy trì hoạt động của các thiết bị điện trong gia đình

Đối với việc phát triển hệ thống tự động hóa ngành công nghiệp sản xuất

  • Nhờ có điện năng mà hệ thống tự động hóa trong các nhà máy ngày càng phát triển, phát huy tối đa sức mạnh và vai trò của mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Điện năng giúp hệ thống máy móc đạt hiệu suất cao, giảm bớt sự tiêu tốn thời gian cũng như sức lao động.

Đối với ngành nông nghiệp

Điện năng đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến nền nông nghiệp ngày càng phát triển:

  • Cung cấp nguồn năng lượng cho hệ thống tưới tiêu, giúp giảm bớt sức lao động của con người.
  • Điện năng cung cấp ánh sáng và nhiệt độ để ủ ẩm vật nuôi, cây trồng để chúng sinh trưởng và phát triển.

Tiết kiệm điện năng - nhiệm vụ của mỗi chúng ta hiện nay

Như chúng ta thấy, điện năng ngày càng được tiêu thụ nhiều, kéo theo số tiền phải chi trả ngày càng tốn kém. Bên cạnh đó, việc sử dụng điện năng quá nhiều dẫn đến quá trình sản xuất điện không đủ để cung cấp đúng nhu cầu người dân. Lượng điện tiêu thụ ngày càng lớn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất điện kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt và hoạt động sản xuất.

Bên cạnh đó, nếu lượng điện tiêu thụ quá lớn sẽ làm cho điện áp suy giảm, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các thiết bị điện trong gia đình.

Tiết kiệm điện năng mang lại nhiều lợi ích cho con người

Tiết kiệm điện năng mang lại những lợi ích sau đây:

  • Hạn chế tình trạng quá tải xảy ra, nhất là đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Sử dụng tiết kiệm điện góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, ngăn chặn trái đất nóng lên, bảo vệ môi trường sống của con người và động vật.

Những cách tiết kiệm điện năng bạn có thể tham khảo:

Tiết kiệm điện năng là việc làm vô cùng cần thiết, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của toàn nhân loại. Vậy làm thế nào để có thể tiết kiệm điện năng tối đa, hãy tham khảo một số cách đơn giản mà chúng tôi đưa ra sau đây nhé:

  • Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện: đây là cách làm đơn giản nhất, giúp gia đình tiết kiệm điện năng tiêu thụ hàng ngày. Mặc dù chi phí để đầu tư một thiết bị có trang bị khả năng tiết kiệm điện sẽ đắt hơn những sản phẩm thông thường, nhưng bù lại hàng tháng gia đình sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí cho điện năng đó.
  • Rút phích cắm ra khỏi ổ điện sau khi không sử dụng: mặc dù không hoạt động, nhưng phích cắm cắm vào ổ vẫn sẽ tiêu tốn một lượng điện năng nhất định. Do đó, sau khi đã sử dụng xong, chúng ta nên rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
  • Sử dụng đèn LED hoặc đèn huỳnh quang làm thiết bị chiếu sáng, bởi 2 loại bóng này có tuổi thọ khá cao, an toàn với môi trường và tiêu thụ ít điện năng.
  • Thay thế các thiết bị điện đã cũ: các thiết bị điện trong nhà như máy giặt, tủ lạnh, ấm đun nước, nồi cơm điện,... đã cũ và hư hỏng nên được thay mới. Bởi những sản phẩm cũ, hỏng hoạt động không hiệu quả tiêu tốn rất nhiều điện, trong khi đồ dùng mới không những được nâng cấp về độ bền, tính năng mà còn chú trọng khả năng tiết kiệm điện.
  • Tránh sử dụng điện trong khung giờ cao điểm: các khung giờ cao điểm trong ngày là: 9h30, 11h30, 17h, 20h. Bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong các khung giờ trên vì sử dụng điện chập chờn sẽ gây tốn năng lượng.
  • Sử dụng vòi sen và vặn nhỏ vòi nước: lắp vòi sen với tia nước nhỏ sẽ tiết kiệm điện và nước tiêu thụ hàng tháng.
  • Tắt toàn bộ các thiết bị điện khi không sử dụng: việc thực hiện kiểm tra và tắt toàn bộ các thiết bị điện trước khi ra ngoài là một trong những cách vô cùng đơn giản mà hiệu quả để tiết kiệm điện. Điều này không chỉ giúp gia đình tiết kiệm được đáng kể điện năng, mà còn giúp bảo vệ các thiết bị trong gia đình.
  • Những món đồ tiêu hao nhiều điện nhất trong căn nhà của bạn bao gồm: điều hòa [có thể tiêu tốn 1 số điện trong vòng 1 giờ], tủ lạnh [thiết bị bật cả ngày lẫn đêm], tivi [tivi màn hình 32 inch thường có công suất 40w, tiêu tốn khá nhiều điện năng],... Do đó, nếu có thể hãy hạn chế tối đa việc sử dụng những thiết bị điện này nhé!

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “Điện năng là gì” cũng như cung cấp thêm kiến thức về điện năng trong cuộc sống hàng ngày, từ đó biết cách sử dụng điện năng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc và và đóng góp cho bài viết, hãy để lại bình luận phía dưới để chúng tôi giải đáp nhé!

Chủ Đề