Vì sao có người hay bị muỗi đốt sưng

Muỗi đốt sưng to cứng là phản ứng bình thường của con người khi bị muỗi đốt, nhưng nó rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu không được xử lý đúng cách. Qua bài viết này, chúng tôi chia sẻ cho bạn hiểu rõ hơn về cách xử lý và phòng chống bị muỗi cắn nhé.

Những biểu hiện thông thường ngay sau khi bị muỗi đốt sẽ có thể là ngứa và nổi mẫn, cá biệt với 1 số trường hợp có thể có những phản ứng gay gắt hơn như nổi những nốt to và đau nhứt trong nhiều giờ liền hoặc với trẻ em thường hay bị muỗi đốt sưng to cứng.

Muỗi đốt sưng to cứng – phản ứng tự nhiên của cơ thể

Thực chất ngay sau khi bị muỗi đốt – quá trình chích kim vào cơ thể nạn nhân để hút các chất dinh dưỡng, muỗi phóng thích ra chất dịch trong tuyến nước bọt của chúng có nhiệm vụ như là 1 chất để chóng đông máu trong cơ thể người nhằm có thể tận dụng tối đa thời gian hút máu mà không gặp phải vấn đề như đang hút thì máu đông lại.

Trong khi quá trình này diễn ra thì cơ thể cũng sẽ phản ứng lại với việc đó bằng cách phản ứng lại, tạo thành 1 nốt sưng ngay nơi mà muỗi vừa chích kim vào. Ở người bình thường thì có thể chỉ nổi 1 nốt đỏ nhỏ và sẽ nhanh chóng lành hẳn trong vài phút, nhưng với 1 số người có phản ứng mạnh hoặc nghiêm trọng hơn thì sẽ nổi thành những mảng lớn và to cùng cảm giác ngứa ngáy và đau nhứt vô cùng khó chịu.

Muỗi đốt sưng to cứng hoặc nổi thành những mảng lớn thì có thể thoa dầu hoặc 1 số chất thuốc có thể dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng thuốc tây, tuy nhiên chúng ta cũng có thể dùng các biện pháp tự nhiên mà không cần dùng tới các chất hóa học nhất là đối với những đối tượng nhỏ như trẻ em có thể phản ứng thêm những quá trình tác dụng phụ không tốt với làn da của trẻ.

Muỗi đốt sưng to cứng hoặc nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến nhiễm trùng máu làm tạo nên các hội chứng nguy hiểm nên không thể xem thường được, điều đầu tiên cần làm là tránh gãi quá nhiều ở chỗ ngứa, sưng hoặc tốt nhất là tránh không gãi luôn, sau đó có thể áp dụng vài phương pháp tự nhiên như là chườm túi đá vào nốt sưng do muỗi chích gây ra.

Khi muỗi cắn thì cơ thể phản ứng như thế nào?

Những sai lầm thường gặp khi bảo vệ con khỏi muỗi

Thông thường như đã nói ở chủ đề trên thì ở 1 số làn da bình thường khi phản ứng với quá trình của côn trùng hay không trường hợp này là muỗi đốt sưng to cứng thường sẽ là sưng rất ít hoặc nổi đóm đỏ nhỏ và biến mất sau vài phút, nhưng cá biệt sẽ có 1 số trường hợp sưng rất lâu hết vì có 1 phần là do cơ địa, những cũng có 1 phần là do cách xử trí sai cách của các bậc phụ huynh chưa có nhiều kinh nghiệm. Phổ biến nhất là những cách xử lí sau đây:

  • Thoa nước miếng vào vết đốt: Một số bà mẹ khi thấy con mình bị côn trùng đốt sưng lên liền dùng nước miếng thoa vào chỗ đốt ấy, đó không những không giúp được mà còn làm cho tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Rõ ràng là chúng ta sẽ không biết được trong nước bọt của chúng ta sẽ có mặt của những loại vi khuẩn nào đúng không, điều đó quả thật rất nguy hiểm và hệ quả có thể dẫn đến 1 sự nhiễm trùng nghiêm trọng trên da em bé.
  • Lạm dụng dầu xanh quá mức cần thiết: Những bà mẹ luôn truyền tai nhau về cách này, ở những người mẹ tại các thành phố nhỏ ở quê, thôn nhỏ thường rất thích dùng dầu gió xanh cho tất cả các loại bệnh thường gặp. Thậm chí khi bị muỗi đốt sưng to thì ngay lập tức dầu sẽ được dùng đến, thoa liên tục nhiều lần vào vị trí bé bị muỗi đốt mà không biết rằng làn da bé nhạy cảm và có thể gây ra tình trạng giảm thân nhiệt. Chúng ta nên sử dụng kem thoa chống viêm được bán tại các nhà thuốc uy tín và kèm theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ tốt hơn trong những trường hợp đó đúng không nào!
  • Chờ cho vết côn trùng tự biến mất: Nghe cũng có vẻ có lý đúng không? Bởi vì dẫu sao thì đó cũng chỉ là 1 phản ứng tự nhiên của cơ thể thôi mà. Tuy nhiên, đó là trường hợp đối với người lớn, còn trẻ em nhỏ chưa có ý thức chúng sẽ gãi theo 1 cách quán tính vào vị trí bị cắn do cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, điều này vô tình có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng.

Cách xử lý đúng khi trẻ nhỏ bị muỗi chích

Để xử lý khi trẻ bị muỗi cắn làm sao cho hết ngứa, có thể thực hiện với các bước đơn giản như sau:

+ Vệ sinh nhanh vùng da trẻ bị muỗi đốt sưng to cứng: Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng vì có thể làm giúp trẻ kháng khuẩn được vùng ta bị muỗi cắn, tránh hiện tượng nhiễm trùng xảy đến với trẻ.

Các cách xử lý khi trẻ bị muỗi đốt

+ Dùng nước lạnh làm giảm ngứa: Hạn chế trẻ có cảm giác khó chịu làm trẻ gãi liên tục gây sưng to, nhiễm trùng.

+ Dùng khăn sạch ngâm nước ấm chườm lên chỗ muỗi đốt sưng to: Đây là cách giúp giảm sưng hiệu quả mà dễ làm

+ Chống để lại sẹo bằng cách thoa kem: Bước cuối cùng giúp trẻ không để lại sẹo ghẻ gây mất thẩm mỹ và làm trẻ tự ti về sau.

Có thể bạn quan tâm: Cách chống muỗi hiệu quả và an toàn cho mọi người

Đó là nguyên nhân và cũng là những hướng dẫn sơ bộ cho bậc phụ huynh có cách xử lí đúng tình huống khi trẻ bị muỗi đốt sưng to cứng. Nếu ai muốn tìm hiểu rõ hôn về cách chống muỗi hiệu quả thì liên hệ cho chúng tôi nhé.

Công ty Việt Thống chuyên cung cấp các loại cửa lưới chống muỗi, phương pháp chống muỗi được coi là hiệu quả nhất hiện nay, sản phẩm an toàn khi sử dụng và không gây độc hại cho trẻ.

Công ty TNHH SXTMDV cửa lưới Việt Thống Hưng Thịnh – Địa chỉ: 130C Tô Ngọc Vân, Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh – Số điện thoại: 093.881.7979

– Website: //cualuoivietthong.vn

[SKDS] - Thỉnh thoảng tôi lại bị muỗi đốt, nếu bị muỗi đốt vào ban đêm tôi thấy ngứa hơn bị muỗi đốt ban ngày. Vì sao muỗi đốt lại gây sưng và ngứa thưa bác sĩ?

Hoàng Thị Thu Hương  [], Ninh Bình

Khi bị muỗi đốt, bạn sẽ cảm thấy khó chịu suốt đêm vì ngứa. Triệu chứng ngứa và sưng khi bị muỗi đốt là một phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong nước bọt của muỗi. Vì khi muỗi đốt chúng bơm một chút nước bọt để “gây tê”, nên chúng ta không nhận ra đang bị muỗi đốt. Chất này còn có tác dụng chống đông máu nên muỗi có thể tự do hút máu đến no.

Khi bị muỗi đốt, chất kháng thể IgG và IgE của cơ thể được huy động đến và gây phản ứng miễn dịch với kháng nguyên là nước bọt của muỗi làm da bị sưng và ngứa. Sở dĩ muỗi đốt ban đêm lại ngứa và sưng hơn muỗi đốt ban ngày vì ban đêm nồng độ các hormon steroid, cortisol trong cơ thể khá thấp, làm giảm khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Ngoài việc gây sưng và ngứa, muỗi đốt còn có thể truyền các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm gan... rất nguy hiểm. Để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt, bạn có thể dùng dầu nóng bôi lên các nốt muỗi đốt. Bạn cần tránh gãi nhiều vì gãi có thể gây trầy xước da, dẫn đến thâm tím và nhiễm khuẩn da.  

BS. Hồng Ninh


Hầu hết tất cả mọi người đều đã từng bị muỗi, côn trùng đốt. Thông thường, vết muỗi, côn trùng đốt sẽ khiến bạn ngứa ngáy, khó chịu nhưng sẽ hết dần theo thời gian và không nguy hiểm. Nhưng một số vết muỗi đốt có thể lây truyền virus và gây ra các bệnh nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC], mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên thế giới chết và hàng trăm triệu người mắc bệnh do muỗi đốt.

Mỗi loại bệnh do một loại muỗi khác nhau truyền, nhưng đều giống nhau ở cơ chế: Muỗi sẽ hút máu người ốm và mang theo mầm bệnh, sau đó chúng đốt người lành và truyền mầm bệnh sang cho họ. Sau đó mầm bệnh phát triển trong cơ thể người này và gây bệnh.

Bệnh do muỗi truyền có thể gây thành dịch trong cộng đồng. Người mắc bệnh do muỗi truyền nhiễm có thể tử vong, để lại di chứng hoặc bị giảm khả năng lao động.

Khi đốt, muỗi sẽ tiết ra một chất gây ra phản ứng dị ứng, làm cho vùng da chỗ muỗi cắn bị đỏ, ngứa và sưng. Chỉ có muỗi cái mới đốt người và động vật. Nhiệt độ, ánh sáng, mùi cơ thể và mồ hôi là một số yếu tố khiến cho bạn trở thành mục tiêu của muỗi.

Một số người có thể bị muỗi đốt thành đám lớn giống như tổ ong hoặc nổi mụn nước lớn. Nếu vết muỗi đốt khiến bạn khó chịu, các biện pháp khắc phục tại nhà không có hiệu quả, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị giảm ngứa và sưng.

Một số vết muỗi đốt có thể lây truyền virus và gây ra các bệnh nghiêm trọng

Một số bệnh do muỗi đốt truyền nhiễm:

  • Viêm não LaCrosse thường xảy ra ở các quốc gia Trung Tây, Trung Đại Tây Dương và Đông Nam Bộ;
  • Viêm não St. Louis xảy ra ở khắp nước Mỹ, trong đó đặc biệt là các tiểu bang Florida và Vịnh Mexico;
  • Viêm não Đông Equine, căn bệnh này thường xảy ra ở Đại Tây Dương, vùng Caribê; Bờ biển vùng vịnh và Great Lakes; Trung tâm và Nam Mỹ;
  • Viêm não Nhật Bản thường xảy ra ở châu Á và Tây Thái Bình Dương;
  • Bệnh do virus Zika: Căn bệnh này được ghi nhận lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1940, sau đó nó đã lan sang Nam và Trung Mỹ, Caribbean, Mexico, Đông Nam Á và Quần đảo Thái Bình Dương;
  • Bệnh do virus Chikungunya: Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở vùng Caribbean và Nam Mỹ, chikungunya đã lan rộng ở Hoa Kỳ;
  • Bệnh sốt xuất huyết: Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vào mùa mưa, có những thời điểm bệnh sốt xuất huyết là trở thành dịch lưu hành tại nhiều địa phương;
  • Bệnh sốt vàng;
  • Bệnh sốt rét: Đây có thể coi là căn bệnh truyền qua muỗi lâu đời nhất chúng ta từng biết. Mặc dù đã biết tới từ lâu, nhưng căn bệnh này vẫn gây ra hơn 400.000 ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Các nước nằm gần xích đạo ở châu Phi và các đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương, như là Papua New Guinea, có nhiều người mắc bệnh sốt rét nhất.

Với những người không may mắc phải hội chứng Skeeter thì vết muỗi đốt thông thường cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Hội chứng skeeter được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1999, đây là “phản ứng viêm cục bộ do muỗi gây ra kèm theo sốt”.

Theo các chuyên gia thì hội chứng skeeter là một phản ứng dị ứng với các protein trong nước bọt muỗi. Hầu hết mọi người đều có một số loại phản ứng như một vết sưng nhỏ và hơi đỏ khi bị muỗi đốt, nhưng đối với một số người thì phản ứng đó thực sự cực đoan. Những người mắc phải hội chứng này có xu hướng phát triển nặng lên trong vòng vài giờ, thậm chí chỉ trong vài phút tại những vết cắn.

Hội chứng skeeter được đặc trưng bởi các triệu chứng viêm như sưng, nóng, mẩn đỏ, kèm theo cảm giác ngứa hoặc đau từ một vết muỗi cắn. Trong một số trường hợp có các phản ứng này rất nghiêm trọng như là: Khuôn mặt và mắt có thể sưng phồng lên và toàn bộ chân tay có thể bị sưng đỏ. Trường hợp nghiêm trọng nhất, muỗi đốt có thể gây bầm tím và phồng rộp. Một số người mắc phải hội chứng này cũng có thể bị sốt hoặc nôn mửa hoặc khó thở.

Những người mắc hội chứng skeeter có xu hướng bị muỗi đốt nhiều hơn những người khác. Những người này có nguy cơ phát triển nhiễm trùng từ vết muỗi, côn trùng cắn cao hơn vì họ có nhiều khả năng trầy xước vết cắn và có vết thương lớn hơn.

Vì vậy, nếu như bạn bị sốt sau khi bị muỗi đốt hoặc nếu vết muỗi cắn có vẻ trở nên to hơn hoặc bị viêm nặng hơn và không đỡ hơn sau vài ngày, bạn hãy đi khám bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng.

Nếu mắc hội chứng Skeeter thì vết muỗi đốt thông thường cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn

Thông thường, sau khi bị muỗi đốt, da sẽ bị ửng đỏ kích thước khoảng 1-3 mm rồi đổi thành màu thâm, phai dần và trở lại da bình thường sau một vài ngày mà không cần sử dụng loại thuốc nào.

Bạn có thể thấy vết muỗi đốt ở trẻ sơ sinh để lại vết thâm da kéo dài sau tuy nhiên bạn không cần lo lắng vì các vết thâm này sẽ mất dần khi trẻ lớn lên. Về nguyên tắc, bạn không nên bôi bất cứ một thuốc gì thường xuyên cho trẻ sơ sinh dù được quảng cáo là tốt.

Hãy để làn da trẻ phát triển một tự nhiên, không bị hóa chất tác dụng lên. Ngoài ra, khi bạn bôi thuốc lên vết muỗi đốt trẻ sơ sinh có thể xảy ra các nguy hiểm không lường trước được như gây kích ứng, dị ứng hoặc tổn thương da. Trẻ sơ sinh có thể quơ quẹt thuốc vào mắt, mũi, miệng gây tổn thương mắt, mũi hoặc ngộ độc do vô ý nuốt các chất bôi lên da.

Trường hợp bạn biết mình mắc phải hội chứng skeeter, hãy mang theo bình xịt hoặc mặc quần áo che phủ làn da khi đến khu vực có nhiều muỗi. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin đường uống như thuốc Benadryl để làm giảm ngứa và sưng. Một loại kem hydrocortisone không kê đơn có thể giúp bạn giảm đau khi bôi trực tiếp lên vết muỗi, côn trùng cắn.

Nếu vết cắn sưng tấy, nóng đỏ bạn có thể chườm lạnh giúp giảm đau nhức. Sau khi đã sử dụng các biện pháp trên mà không giảm ngứa và sưng tấy, tốt nhất bạn nên đi khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề