Làng sình huế ở đâu

Nếu như tranh Đồng Hồ, tranh hàng Trống, là những cái tên nổi tiếng bậc nhất ở phía Bắc, thì tranh làng Sình là cái tên làm nên những nét riêng biệt và đặc sắc cho mảnh đất miền Trung nắng gió. Tranh làng Sình chất chứa nét đẹp văn hóa làng xã xưa, mang đậm nét đặc sắc của cả xứ Huế mộng mơ, không những vậy tranh làng Sình còn góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú cho dòng tranh dân gian của dân tộc ta.

Lịch sử về tranh làng Sình

Làng Sình nằm cách trung tâm thành phố Huế tầm khoảng 10km về phía Đông. Làng Sình thực tế còn được gọi với cái tên khác là làng Lại Ân, làng thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây nổi tiếng với hội vật truyền thống vào mồng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, ngoài ra còn nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian mỗi dịp tết đến xuân về.

Ngay từ khi ra đời, tranh làng Sình đã không còn thuần túy là để phục vụ thú chơi tranh tao nhã mà nó còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tranh được người dân xứ Huế dùng để thờ, hóa trong các lễ cầu an, giải hạn.

Nét độc đáo của những bức tranh làng Sình xứ Huế

Để làm ra được một bức tranh đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ. Tranh hoàn toàn được làm thủ công, để có một bức tranh phải trải qua đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Giấy được quét điệp cho dai, giữ màu. Vỏ điệp được nhập từ phá Tam Giang rồi người làm tranh phải tỉ mẩn ngồi giã, nghiền thật nhỏ, trộn với lớp bột gạo thành một lớp mịn quét đều lên giấy.

XEM THÊM: Đồi Thiên An – Địa điểm sống ảo không thể bỏ qua khi đến Huế

Khi nghiên cứu về tranh làng Sình, nhiều nhà nghiêu cứu cho rằng gam màu sử dụng trên tranh làng Sình gần giống với gam màu được sử dụng trên tranh pháp lam tại các kiến trúc kinh thành Huế: hoà sắc giữa vàng với chàm, đỏ với bích ngọc, xanh với hoả hoàng, phí thuỷ với hổ phách. Bức tranh khi hoàn thành sẽ lấp lánh bởi vỏ điệp, nền nã bởi chất màu thô mộc, quyến rũ và quan trọng hơn cả là khi bức tranh đến tay người sử dụng đã ẩn chứa một cái gì đo thiêng liêng của cõi tâm linh.

Chẳng riêng quét hồ điệp lên giấy, pha màu tự nhiên cũng đòi hỏi không ít cầu kì và công phu. Tranh làng Sình có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen…, tất cả những màu này đều được làm từ cây cỏ. Nhưng để cho ra các màu khác nhau lại phải có bí quyết chế riêng đòi hỏi sự am hiểu và biết nghề.

Màu đỏ sẽ được làm từ rễ cây vang lấy từ rừng sâu, mang về sắc trên nồi đất nung lửa đỏ bốn năm ngày.

Màu xanh lại chế từ hỗn hợp hoa dành dành hái dịp tháng 3, tháng 4 hàng năm và lá mối.

Đến mùa nắng lại đi hái lá đung về, trộn cùng hoa hòe cô đặc lên cho ra màu vàng.

Chỉ riêng màu tím làm ra khá dễ dàng bởi nguyên liệu hạt mồng có khá nhiều. Cứ tầm tháng 5, tháng 6 người dân đi hái trái mồng tơi về giã nhỏ, vắt thành nước pha với phèn chua cho giữ màu.

Màu chàm làm từ lá cây tràm ngâm vôi cho rữa nát, đánh cho tơi và nổi bọt, rồi vớt lấy bọt đó lọc kỹ, cho nước vào và cô đặc lại.

Màu cam [gạch] làm từ gạch non mài ra trộn thành bột. Còn màu đen là hỗn hợp của tro bếp trộn với lá bàng ngâm ủ trong một tháng.

Ngay đến chiếc bút dùng tô màu tranh cũng được làm từ chính sản vật của quê hương. Rễ cây dứa hoang sẽ được lấy về, phơi khô, lột vỏ chừa phần ruột trong để chổi, vừa giữ màu lại không bị lem. Tùy từng kích cỡ vật liệu khác nhau sẽ cho ra các loại bút to nhỏ khác nhau.

Mỗi bức tranh là một khuôn gỗ hoàn chỉnh, người làm tranh dùng mực màu đen phết lên bản mộc, rồi dùng giấy in thành một bức tranh thô. Đem phơi tranh cho khô mực, rồi tỉ mẫn dùng các loại màu tô lên tranh. Nét độc đáo ở tranh làng Sình là màu sắc, mỗi bức mang một nét riêng. Tông màu chính là xanh, đỏ, đen, vàng, tím. Bố cục màu được quy định chặt chẽ nhưng không hề đơn điệu bởi sắc màu tươi tắn cùng đường nét tự nhiên.

Mặc dù mỗi bức tranh được làm ra đều phải qua rất nhiều công đoạn mệt nhọc và phức tạp, thế nhưng giá thành của nó thì lại rất rẻ. Thông thường mỗi bức tranh làm ra chỉ bán với giá từ 15 đến 25.000 đồng đối với tranh thờ cúng, 70 đến 90.000 đồng một bức tranh trang trí. 

XEM THÊM: Điện Hòn Chén – Di tích ẩn chứa nhiều giai thoại kỳ bí

Dòng tranh làng Sình thường được chia làm 3 loại chính.

Tranh nhân vật, chủ yếu là tranh Tượng Bà thường vẽ một người phụ nữ mặc xiêm y rực rỡ với 2 tỳ nữ đứng hầu 2 bên và tranh con ảnh, gồm 2 loại ảnh xiêm hình đàn bà, đàn ông, tranh ông Điệu, ông Đốc, tờ bếp…

Tranh đồ vật vẽ các thứ áo, tiền và dụng cụ đốt cho cõi âm như áo ông,áo bà, áo binh tiền…

Tranh súc vật như các loại gia cầm, voi, tranh 12 con giáp để đốt cho người cõi âm.

Trong những năm gần đây tranh làng Sình trở nên nổi tiếng và được rất nhiều du khách biết đến. Nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu về nền văn hóa dân gian. Hãy thêm vào địa điểm này cho chuyến du lịch Huế sắp tới của mình nhé mọi người.

THAM KHẢO: Một số tour Huế Smile

Xin chào, Mình là Hồ Liên. Mình sinh ra và lớn lên ở miền đất Cố Đô Huế. Tốt nghiệp Khoa Du Lịch – Đại Học Huế. Là một người rất thích đi du lịch và viết lách các blog, chia sẻ kinh nghiệm du lịch. Từng làm nhiều trang du lịch ở Miền Trung và Việt Nam. Thành viên cốt lõi của các diễn đàn du lịch trên cả nước. Với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết mình hy vọng góp một phần nào đó để thúc đẩy du lịch Miền Trung cũng như du lịch Việt Nam.

Nếu như vùng Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ hay tranh hàng Trống, thì miền Trung nắng gió nổi tiếng với tranh làng Sình xứ Huế. Tranh làng Sình không chỉ chất chứa nét đẹp văn hóa làng xã xa xưa mà còn là biểu trưng cho nền văn hóa đặc sắc của cả xứ Huế mộng mơ, góp phần vào sự đa dạng, phong phú của dòng tranh dân gian của dân tộc.

Làng Sình Huế ở đâu?

Làng Sình là tên gọi chữ Nôm của làng Lại Ân, là một ngôi làng được hình thành khác sớm ở Đàng Trong. Làng Sình xứ Huế nằm ven bờ sông Hương thơ mộng, bên kia sông là cảng sông Thanh Hà nổi tiếng thời các vua chúa, còn có tên khác là Phố Lở. Bên cạnh đó còn có phố Bao Vinh – một trong những trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc cho chuyến đi trọn vẹn 

Ngày nay, làng Sình được biết đến như một ngôi làng văn vật, nơi vẫn còn lưu giữ nghề làm tranh dân gian và tổ chức hội vật làng Sình nổi tiếng. Ngay từ khi ra đời, tranh làng Sình đã không còn thuần túy là để phục vụ thú chơi tranh tao nhã mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh làng Sình Huế còn được người dân dùng để thờ, hóa trong các lễ cầu an, giải hạn.

Tranh làng Sình xưa được dùng rất nhiều trong lễ cúng, giải hạn

Độc đáo những bức tranh làng Sình

Theo như nghệ nhân Kỳ Hữu Phước thì tranh làng Sình đã tồn tại hơn 400 năm nay. Tuy nhiên, qua thời gian thì truyền thống làm tranh cũng bị mai một đi ít nhiều. Nhưng khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền bao năm nay cũng bị thất lạc sau chiến tranh và rất khó để tìm lại được những bản mộc làm tranh ngày xưa.

Dòng tranh làng Sình xứ Huế được chia làm 3 loại chính đó là:

– Tranh nhân vật: thường vẽ một người phụ nữ mặc xiêm y cùng 2 tùy hầu đứng 2 bên hay là tranh vẽ xiêm hình đàn bà, đàn ông, ông Đốc, ông Điệu, tờ bếp,…

Tranh nhân vật làng Sình

– Tranh đồ vật làng Sình thường vẽ các thứ áo, tiền, dụng cụ để hóa cho người cõi âm như là quần áo, áo binh tiền,…

– Tranh súc vật cũng giống như 2 loại còn lại, hình vẽ các loại gia cầm, voi, tranh 12 con giáp để đốt cho người cõi âm.

Tranh dân gian làng Sình có 3 loại là tranh nhân vật, tranh đồ vật và tranh súc vật

Nguyên liệu để làm tranh chủ yếu được làm hoàn toàn thiên nhiên nên đặc điểm tranh làng Sình vẫn mang tính thủ công. Bản gỗ được làm từ gỗ mít. Giấy dó lấy từ tỉnh Quảng Ninh. Sau khi tập hợp lại thì quét điệp. Màu sắc tranh có phần giống với sắc tranh Đông Hồ, cũng được pha chế từ các thành phần từ thiên nhiên như màu đỏ lấy từ nước lá bàng, màu đen từ tro rơm, tro lá cây, màu tím lấy từ hạt cây mùng tơi,… được trộn lại với da trâu để tạo keo làm nguyên liệu.

Cách in màu của tranh làng Sình xứ Huế khá giống với tranh hàng Trống ở chỗ chỉ in 1 nét đen sau đó tô màu vào các chi tiết. Chính vì lý do này mà tranh làng Sình cần phải pha chế nhiều màu hơn.

Tranh làng Sình Huế chỉ in thô bằng một bản màu đen trước nên các tác phẩm được tạo ra luôn mang một nét riêng biệt. Để tạo ra được những tuyệt tác, người nghệ nhân cần phải toàn tâm, toàn ý trong suốt quá trình vẽ.

Mỗi bức tranh làng Sình luôn mang một nét độc đáo riêng

Mỗi nghệ nhân phải thật toàn tâm toàn ý trong suốt quá trình làm tranh

Năm 2007, tranh dân gian làng Sình được nhà nước tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được giữ gìn, bảo tồn. Gần đây, dịch vụ du lịch làng nghề càng ngày càng phát triển tạo điều kiện cho dòng tranh dân gian này  lấy lại được vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, ngôi làng Sình trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về  một nền văn hóa dân gian của dân tộc.

Làng Trình dần trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đông đảo du khách

Tuy ít nhiều mai một đi bản sắc nhưng giá trị tranh làng Sình, đặc biệt là giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam còn sống mãi với thời gian, sống mãi trong đời sống mỗi người dân Việt Nam.

>> Tin liên quan: Hội An của những loại hình nghệ thuật dân gian

Video liên quan

Chủ Đề