Ví dụ về sống không có đạo đức và tuân theo pháp luật

Câu 1 [trang 98 VBT GDCD 9] 

- Sống có đạo đức là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức, xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc là mục tiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo Pháp luật: Là sống và hành động theo những quy định của pháp luật

Câu 2 [trang 98 VBT GDCD 9] 

Ví dụ về sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:

- Chăm sóc ông bà, cha mẹ lúc ốm đau

- Kính trọng, biết ơn thầy cô

- Không tham gia các tệ nạn xã hội

- Không đua xe, sử dụng và tàng trữ chất ma túy

Câu 3 [trang 98 VBT GDCD 9]

Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật: đạo đức là phẩm chất bến vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh hành vi nhận thức, thái độ trong đó có hành vi pháp luật, người có đạo đức thì biết thực hiện tốt pháp luật.

Câu 4 [trang 99 VBT GDCD 9] 

Tấm gương sống có đạo đức và pháp luật: Thầy Đinh Trí, Hiệu trưởng trường Dân tộc nội trú huyện Sỡn Hà [tinh Quảng Ngãi] vừa tự nguyện hiến 75 ha đất rừng trong tổng số 100 ha đất rừng gia đình mình đã bỏ vốn khai hoang, trồng rừng từ nhiều năm nay ở xã Sơn Thượng, trị giá hàng trăm triệu đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất. Ngoài ra thầy Đinh Trí còn vận động 50 cán bộ, giáo viên của trường chuyển nhượng hàng chục hecta đất cho người nghèo đế sản xuất, cải thiện cuộc sống. Huyện uỷ Sơn Hà đã chọn gương điển hình của thầy giáo Đinh Trí để triển khai cuộc vận động ″Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh″.

Cảm nghĩ: Việc làm của thầy giáo Đinh Trí là việc làm rất đẹp, cần được nhân rộng và lan tỏa để nhiều người được biết đến và noi theo. Thầy có tấm lòng cao cả, không vụ lợi cá nhân.

Câu 5 [trang 99 VBT GDCD 9]

Chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật tại vì: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật giúp con người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích và được mọi người yêu quý, kính trọng. Với học sinh sẽ giúp ta thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân.

Câu 6 [trang 99 VBT GDCD 9] 

Để trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, học sinh cần phải:

- Học tập tốt, lao động tốt;

- Rèn luyện đạo đức tốt;

- Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội;

- Nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường.

Câu 7 [trang 99 VBT GDCD 9]

- Những biểu hiện tốt: Chăm sóc ông bà lúc ốm đau, làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ, tham gia tích cực các công việc của lớp, không đua xe máy, không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý, tham gia giữ gìn các di sản văn hoá, giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp luật

- Những biểu hiện chưa tốt: Còn chưa tự giác trong công việc, vi phạm luật giao thông

- Cách rèn luyện: Tự lên kế hoạch cho bản thân, thường xuyên kiểm điểm bản thân và tìm ra cách thay đổi.

Câu 8 [trang 100 VBT GDCD 9] 

Hành vi nào dưới đây là biểu hiện sống có đạo đức?

A. Thờ ơ trước khó khăn của người khác

B. Chế giễu người khuyết tật

C. Tham gia các hoạt động từ thiện

D. Nhận tiền hối lộ của người khác

Chọn đáp án C

Câu 9 [trang 100 VBT GDCD 9] 

Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tuân theo pháp luật ?

A. Lạm dụng sức lao động của trẻ em.

B. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước

C. Lấy của công làm của riêng

D. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Chọn đáp án B

Câu 10 [trang 100 VBT GDCD 9] 

Những hành vi nào dưới đây, vừa là hành vi đạo đức, vừa là hành vi tuân theo pháp luật?

A. Hiếu thảo, chăm sóc, giúp đỡ ông bà, bố mẹ

B. Kính trọng giúp đỡ người già người neo đơn

C. Bảo vệ, giữ gìn môi trường sống

D. Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ người học sinh

E. Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo

F. Nhặt được của rơi đem trả người mất

G. Chăm sóc, bảo vệ giúp đỡ trẻ em

H. Giúp đỡ gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ

I. Không phân biệt đối xử với người có HIV, gần gũi giúp đỡ họ

Chọn đáp án: A, C, E, F, H

Câu 11 [trang 101 VBT GDCD 9]

Tấm gương của bạn Nguyễn Văn hà khiến em vô cùng kính phục và cảm động. Bạn đã không ngại hi sinh bản thân mình cứu người gặp nạn, tấm lòng của bạn sẽ mãi là bài học, là tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ ngày nay

Câu 12 [trang 101 VBT GDCD 9]

a. Việc làm của người con trai có vi phạm đạo đức. Tại vì những hành vi thế chấp của hàng mà người mẹ cho để ăn chơi tiêu sài, ngược đại mẹ mình là những hành động bất hiếu, vô nhân đạo đáng bị mỉa mai lên án

b. Việc làm đó có vi phạm pháp luật. Vi phạm quy định cố ý đánh người gây thương tích

c. Qua trường hợp trên, em nhận thấy trong xã hôi hiện nay bên cạnh những người tốt, những người con hiếu thảo hiếu nghĩa còn có những kẻ bất nhân vô tình, xấu xa thậm chí vô cùng độc ác. Họ là những phần tử làm xấu đi bộ mặt xã hội

II. Bài tập nâng cao

Câu 1 [trang 102 VBT GDCD 9]

a. Đang học Lâm lại trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp bởi vì:

Lâm vốn là một học sinh lười học và vô kỉ luật, xa rời tập thể, không biết nhận thức đúng sai, không làm chủ dược bản thân đã dẫn đến xa ngã

b. Hành vi xúc phạm thầy giáo của Lâm chính là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật. Tại vì xúc phạm người đã dạy dỗ, bảo ban có công ơn với mình chính là vô đạo đức, xúc phạm người khác làm tổn hại đến danh dự là vi phạm pháp luật

c. Mỗi quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm được thể hiện: Vì vô đạo đức, vô kỉ luật nên Lâm không làm chủ được hành vi dẫn tới vi phạm pháp luật. Cũng bởi có những hành vi vi phạm pháp luật nên Lâm càng ngày càng mất đi cốt cách đạo đức của mình

Câu 2 [trang 102 VBT GDCD 9] 

Kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người sống có đạo đức, pháp luật:

- Kính trọng thầy cô ông bà, cha mẹ

- Chấp hành mọi nội quy, quy định của trường lớp

- Tránh xa những tệ nạn xã hội

- Tôn trọng và làm theo pháp luật

- Giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Bài 18 sow CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂIV THEO PHÁP LUẬT ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm hiểu nội dung câu chuyện: Nguyễn Hải Thoại - Một tấm gương về sông có đạo đức và làm việc theo pháp luật Câu hỏi: Những chi tiết nào thể hiện Anh hùng Lao động Nguyễn Hải Thoại là người sông có đạo đức? Hướng dẫn trả lời: Chi tiết thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sông có đạo đức: + Biết tự trọng, tự tin, tự lập, có tâm và trung thực; + Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người; + Có trách nhiệm, năng động, sáng tạo [bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật...] + Nâng cao uy tín của Tổng Công ti. Câu hỏi: Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người tuân theo pháp luật và thực hiện tốt pháp luật? Hường dẫn trả lời: Biểu hiện là người sông, làm việc theo pháp luật: + Làm theo đúng pháp luật [hoàn thành quy định đóng thuế, đóng bảo hiểm, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, kỉ luật lao động...] + Giáo dục mọi người ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện kỉ luật lao động. + Luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng, trốn thuế, lậu thuế, đánh cắp, đánh tráo... Câu hỏi: Động cơ nào thôi thúc Nguyễn Hải Thoại có sáng tạo, có ý định phát triển Tổng Công ti Xây dựng Thăng Long? Động cơ đó biểu hiện những phẩm chất gì của anh? Hướng dẫn irả ỉờỉ: Bộng cơ thúc đầy Nguyễn Hải Thoại là phải phát triển Tổng Công ti ngang tầm với sự nghiệp dổi mới của đất nước. Động cơ đó biểu hiện anh là người “sống có đạo đức và tuân theo pháp luật”. Câu hỏi: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như Anh hùng Lao động Nguyễn Hải Thoại đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội? Hường dẫn trả lời: Sông có đạo đức và tuân theo pháp luật như Anh hùng Lao động Nguyễn Hải thoại đã đem lại lợi ích: Bản thân anh là tấm gương để mọi người noi theo, anh được Nhà nước tặng Danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kì đổi mới” Đời sống vật chất và tinh thần của mọi người trong Tổng Công ti được nâng cao - Tổng Công ti là đơn vị tiêu biểu của ngành xây dựng trong thời kì đổi mới. Uy tín của Tổng Công ti đã giúp cho Nhà nước mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. NỘI DUNG BÀI HỌC Câu hỏi: Thế nào là sống có đạo đức? Hướng dẫn trả lời: Sông có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo dến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì để thực hiện mục tiêu đó. Câu hỏi: Sông tuân theo pháp luật là gì? Hường dẫn trả lời: Tuân theo pháp luật là luôn sông và hành động theo những quy định của pháp luật. Câu hỏi: Sống và làm việc như anh hùng Nguyễn Hải Thoại sẽ có lợi gì? Hướng dẫn trả lời: Điều lợi cơ bản là công hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của quần chúng, công hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể... trong đó có lợi ích của cá nhân mọi người trong tập thể, góp phần xây dựng đất nước. Câu hỏi: Quan hệ giữa sông có đạo đức và tuân theo pháp luật? Hưởng dẫn trả lời: Sông có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ với nhau: + Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. + Người có đạo đức thì biết tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật Câu hỏi: Người sông có đạo đức là người thể hiện được gịá trị trong các quan hệ cơ bản, đó là những quan hệ gì? Hường dẫn trả lời: Đó là những quan hệ: + Với bản thân; + Với mọi người; + Với công việc; + Với môi trường sống; + Với lí tưởng sống của dân tộc. Câu hỏi: Người sống có đạo đức là người thể hiện được giá trị với bản thân và với mọi người như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Với bản thân: Biết tự trọng, tự tin, tự lập... Với mọi người: Biết chăm lo đến mọi người, sống không ích kỉ, sống có tình có nghĩa, thương yêu, giúp đỡ mọi người vì sự tiến bộ chung, lấy lợi ích của xã hội, của mọi người làm mục tiêu phân đấu, học tập, lao động và hoạt động. Câu hỏi: Sống có đạo đức là người thể hiện được giá trị trong công việc với môi trường sông như thế nào? Hướng dẫn trả lời: Với công việc: phải là người có trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo trong hoạt động, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với môi trường sống: biết giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc và tự giác góp phần xây dựng gia đình, bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc... Câu hỏi: Người sông có đạo đức thể hiện như thế nào quan hệ với lí tưởng sống của dân tộc? Hường dẫn trả lời: Lấy lí tưởng của Đảng, của dân tộc làm mục tiêu sống của cá nhân mình đó là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Câu hỏi: Sông có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa gì? Hướng dẫn trả lời: Sông có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng. Câu hỏi: Em hãy nêu những ví dụ, những gương người tốt, sông có đạo đức và làm việc theo pháp luật mà em biết? Hường dẫn trả lời: Học sinh giỏi Lê Thái Hoàng, Trương Quế Chi, Trương Bá Tú, Trịnh Hải Haydn động viên Wushu Nguyễn Thuý Hiền... Một tấm gương tận tuy vì công việc chung: Nguyễn Phi Hùng [Công ti Công viên Cây xanh Hà Nội]... Câu hỏi: Em hãy nêu những ví dụ những người có hành vi trái đạo đức, trái pháp luật mà em biết? Hướng dẫn trả lời: Vũ Xuân Trường: Tội buôn bán ma tuý. Nguyễn Đức Chi: Tham ô tài sản. Quảng Thị Kim Hoa: Hành hạ trẻ em bằng roi vọt, tát tai, giật tóc Chu Văn Đức, Trịnh Thị Hạnh Phương: Hành hạ đánh đập dã man em Nguyễn Thị Bình trong 13 năm. Trương Văn Cam: giết người, cướp của, cờ bạc... Câu hỏi: Trách nhiệm của bản thân học sinh trong việc rèn luyện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? Hưởng dẫn trả lời: Mỗi học sinh cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sông có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật; Học tập tốt, lao động tốt; Rèn luyện đạo đức tốt; Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội; Nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường. BÀI TẬP Bài tập 1: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức, hành vi nào thể hiện biết tuân theo pháp luật? Chăm sóc ông bà lúc ốm đau; Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; Giúp em học tập ỗ nhà; Tham gia tích cực các công việc của lớp; đ] Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11; Tham gia hiến máu nhân đạo; Không đua xe máy; Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý; Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá; k] Không vượt đèn đỗ, đi vào đường ngược chiều; Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp. Hướng dẫn trả lời: Hành vi biểu hiện là người có đạo đức: [a], [b], [c], [d], [đ], [e]. Hành vi biểu hiện là người tuân theo pháp luật: [g], [h], [i], [k], [1] Bài tập 2: Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật? [ví dụ: làm hàng giả, buôn bán vận chuyển ma tuý]. Hường dẫn trả lời: Vì họ là những người không có đạo đức, chỉ biết hám lợi, làm giàu cho bản thân; bất châp pháp luật. Bàỉ tập 3: Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng 01 Tết Quý Mùi [2003]. Theo em, hành vi của một số thanh niên trên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật? Vì sao? Hường dẫn trả lời: Hành vi trên vi phạm quy định của pháp luật: Đua xe trái phép. Nó ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức: Coi thường tính mạng của người khác, không thực hiện đúng quy định của pháp luật Bài tập 4: Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ: “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”. Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào? Vì sao? Em có nhận xét gì về việc làm của người phụ nữ trong tình huống trên? Hường dẫn trả lời: Nếu là Thanh và Hà, em sẽ kiên quyết từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ, bởi em biết đó là một gói hàng chứa những điều phạm pháp, nên công an mới rượt đuổi và người phụ nữ cố tình giấu đi. 4 Người phụ nữ làm một việc xấu xa, buôn bán-iđồ quốc cấm vi phạm pháp luật, cần bị pháp luật xử lí. Bài tập 5: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó? Hường dẫn trả lời: Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức: + Còn che dấu khuyết điểm của bạn. + Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng... + Còn trôn học. Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật: + Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người... + Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy; + Chưa đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Biện pháp khắc phục: + Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm về đạo đức như che dấu khuyết điểm của bạn, trao đổi khi làm bài... + Phải thẳng thắn, chân tình góp ý kiến khi bạn mắc khuyết điểm; + Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.

Video liên quan

Chủ Đề