Đi tiểu ra máu khám ở đâu

Tình trạng đi tiểu ra máu cũng khá phổ biến và có thể tự khỏi nhưng phải đến hơn 95% trường hợp bệnh nhân gặp một số vấn đề về sức khỏe  khi trong nước tiểu có xuất hiện máu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết dưới đây để kiểm tra xem liệu mình hoặc người thân có bị mắc bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tình trạng này hay không nhé!

1. Khái niệm đi tiểu ra máu

Theo góc độ y học, nước tiểu sẽ phản ánh một phần thực trạng về cơ thể. Là một phần của hệ tiết niệu, nếu màu sắc của nước tiểu thay đổi hay có dấu hiệu bất thường thì chứng tỏ sức khoẻ của người bệnh cũng đang bị đe dọa bởi một bệnh lý nào đó.

đi tiểu ra máu tức là trong nước tiểu có lẫn màu đỏ của hồng cầu. Nếu thực sự bệnh nhân đang có trục trặc về sức khoẻ thì khi đi tiểu sẽ có cảm giác đau buốt, nóng rát khó chịu.

2. Có mấy loại bệnh lý đi tiểu ra máu?

Thông thường có 2 loại đi tiểu ra máu: Tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể.

- Tiểu máu vi thể: Là trường hợp nước tiểu có màu bình thường không thấy lẫn máu. Tuy nhiên khi kiểm tra bằng cách xét nghiệm thì số lượng hồng cầu trong nước tiểu có tới >10.000 hồng cầu/ml. Bởi vì khó có thể nhận biết được bằng mắt thường nên đa phần bệnh nhân phát hiện ra bị tiểu máu vi thể khi đi khám sức khỏe định kỳ có làm xét nghiệm nước tiểu.

- Tiểu máu đại thể: Trái với vi thể, khi đi tiểu phát hiện thấy có màu đỏ của máu bằng mắt thường thì đó gọi là tiểu máu đại thể. Tuỳ theo mức độ của bệnh, nếu nhẹ máu trong nước tiểu sẽ có màu nhạt, còn nặng thì máu sẽ đỏ sẫm, thậm chí còn có cả máu cục. Đôi khi nước tiểu lẫn máu lại có màu nâu sẫm hoặc lắng cặn.

Tiểu máu đại thể là khi phát hiện trong nước tiểu nhiễm máu bằng mắt thường

Ở một số trường hợp đi tiểu ra máu cũng có thể bị bệnh nhân ngộ nhận nhưng thật ra là không phải do các nguyên nhân sau:

- Nước tiểu có màu đỏ do ăn thực phẩm có màu đỏ như rau, củ dền, thanh long đỏ, quả mâm xôi, dâu đen,... Do màu của những loại thức ăn này vẫn được “bảo tồn" qua quá trình tiêu hoá và được bài tiết qua nước tiểu nên dễ gây hiểu lầm. Nếu có ăn chúng, triệu chứng “phai màu" ra nước tiểu sẽ hết sau khi bạn ngừng tiêu thụ đồ ăn có màu đỏ;

- Do “chị nguyệt” ghé thăm: Đối với phụ nữ khi đến ngày kinh, đi tiểu sẽ dễ lẫn máu;

- Việc sử dụng những thuốc như Metronidazol, Rifampicin,... cũng khiến nước tiểu bị đổi màu;

- Đi tiểu ra máu sau khi quan hệ tình dục: Nếu là nữ rất có thể trong quá trình sinh hoạt bị cọ xát mạnh dẫn tới tổn thương âm đạo gây chảy máu. Nếu ở nam thì có thể sau khi xuất tinh có lẫn máu nên sau khi quan hệ tình dục máu sẽ lẫn một chút trong nước tiểu.

3. Nguyên nhân bị đi tiểu ra máu là do đâu?

Lý do khiến bệnh nhân đi tiểu ra máu có thể là:

3.1. Do thận có vấn đề

Đây là nguyên khá phổ biến vì thận là nơi tiết nước tiểu nên nếu nước tiểu có bất thường thì cần phải kiểm tra lại chức năng thận. Một số bệnh lý thường xảy ra ở thận đó là:

- Sỏi thận: Sỏi hình thành do các chất khoáng có mặt trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận, niệu quản, bàng quan,... Kích thước của sỏi lớn nhất có khi lên đến vài centimet. Khi sỏi lưu hành cùng với nước tiểu, nó sẽ gây cọ xát làm tổn thương và dẫn tới đi tiểu buốt, tiểu ra máu;

- Chứng thận đa nang: Khi đi khám có thể phát hiện ra những khối u tại hố thận, trước đó sẽ khiến người bệnh đi tiểu ra máu, tiểu mủ, đau vùng thắt lưng và test nồng độ ure trong máu tăng cao;

- Bệnh ung thư thận: Một con số đáng buồn đó là dấu hiệu đi tiểu ra máu cảnh báo 70% nguy cơ mắc ung thư thận. Các biểu hiện thường gặp của bệnh lý này đó là phát hiện hố chậu có khối u, đi tiểu không đau rát nhưng ra máu đậm và nhiều;

- Lao thận: Do không phát hiện nước tiểu có lẫn với máu nên bệnh này nằm trong loại tiểu máu vi thể, kéo theo viêm bàng quang. Triệu chứng mắc bệnh này khá đặc trưng đó là máu thường ra cuối bãi, tiểu són, dắt, có mủ, đi xong có cảm giác đau. Khi khám xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy trực khuẩn lao hiện diện;

- Viêm thận - bể thận: Nếu mắc bệnh lý này thì không chỉ dừng lại ở dấu hiệu đi tiểu ra máu của người bệnh mà còn đi kèm với sốt cao, rét run, đau vùng thắt lưng, tiểu dắt, đau cả bụng vùng dưới rốn;

- Bị viêm cầu thận cấp: Giống như lao thận bệnh này cũng thuộc tuýp tiểu máu vi thể. Bệnh nhân có biểu hiện sốt như khi mắc viêm thận, bị nhiễm trùng da, họng và đau vùng thắt lưng.

Sỏi thận có thể làm thương niêm mạc gây nên tiểu ra máu

3.2. Do bệnh nhân bị chấn thương

Chấn thương do tai nạn, va chạm hay vận động mạnh như chơi các bộ môn thể thao diễn ra tại khu vực thận, bàng quang, vùng thắt lưng, vùng chậu hoặc bị chấn thương niệu. Mặc dù vậy nếu tổn thương ở mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng hồi phục nhanh.

3.3. Mắc bệnh lý ở niệu đạo/tuyến tiền liệt

Bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến hay phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới có thể là nguyên nhân gây nên chứng đi tiểu ra máu. Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị mắc bệnh này đó là đi tiểu khó, tiểu rắt, tiểu són, kết quả siêu âm cho thấy tuyến tiền liệt phình to. Ở phụ nữ nguyên do gây nên tiểu ra máu có thể là vì polyp niệu đạo, phát hiện được qua kỹ thuật nội soi.

3.4. Bàng quang có vấn đề

Trong bàng quang cũng có khả năng bị đọng sỏi hay chứa túi thừa. Bàng quang bị viêm do virus, khối u phát triển. Qua kỹ thuật siêu âm có thể nhận ra điều này. Dấu hiệu ban đầu của bệnh sẽ là tiểu rắt, tiểu ra máu, đi tiểu khó.

Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đi tiểu ra máu

4. Làm thế nào để điều trị dứt điểm chứng đi tiểu ra máu?

4.1. Phương án điều trị bằng thuốc

  • Nếu máu ra quá nhiều có thể truyền thêm máu cho bệnh nhân;

  • Dùng thuốc cầm máu: Transamin dùng cho đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch [lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ];

  • Nếu xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, có thể dùng kháng sinh;

  • Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ phối hợp điều trị kèm theo thuốc khác.

4.2. Phương án phẫu thuật

Nếu đi tiểu ra máu là kết quả của một bệnh lý nghiêm trọng, như xuất hiện tình trạng cục máu gây tắc nghẽn đường tiết niệu thì cần phải can thiệp bằng cách loại bỏ máu đông, máu cục tại bàng quang để lưu thông rồi tiếp tục tiến hành điều trị, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Nhìn chung bài viết đã chỉ ra những điểm bất thường người bệnh có thể gặp phải đối với biểu hiện đi tiểu ra máu. Thông thường nếu không phải do yếu tố thực phẩm hoặc vấn đề khác không liên quan trực tiếp tới đi tiểu ra máu thì triệu chứng này cảnh báo sức khoẻ bệnh nhân đang gặp vấn đề, cần phải đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của bệnh và điều trị triệt để.

Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, bạn có thể liên hệ ngay tới tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để được giải đáp và tham vấn các gói khám cần thiết nhé!

Đái ra máu hay tiểu ra máu là gì? Tiểu ra máu nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu bệnh là gì? Cách điều trị đái ra máu như nào? Tìm hiểu ngay cùng các bác sĩ phòng khám Thái Hà.

Đi đái ra máu hay đi tiểu ra máu là hiện tượng tiểu tiện bất thường ở cơ thể con người, đồng thời đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số nguy hiểm ở sức khỏe của người bệnh. Mọi người hãy tham khảo thông tin có trong bài viết sau nhằm biết được nguyên nhân, dấu hiệu để tìm ra cách điều trị đái ra máu hiệu quả.

Đái ra máu là gì?

Đái ra máu hay còn được gọi là tiểu ra máu, đây là tình trạng khi đi vệ sinh thấy có nước tiểu xuất hiện màu hơi ngả đỏ hoặc đỏ thẫm do có lẫn hồng cầu được đào thải ra ngoài mà không phải màu vàng nhạt như bình thường.

Khi đi vệ sinh ra máu, một số người sẽ có cảm giác hơi đau, xót và khó chịu, thậm chí là ngứa ngáy cơ quan sinh dục không rõ nguyên nhân. Đây cũng là một đặc điểm để xác định tình trạng bất thường ở cơ thể người bệnh đang gặp phải, do đó có thể phân loại các hình thức đái ra máu như sau:

Đái [tiểu] ra máu là gì?
  • Đái ra máu đại thể: Khi đi tiểu tiện thường ngày, người bệnh nhận thấy màu nước tiểu có màu đỏ sẫm, có thể nhận ra ngay sau khi mà đi vệ sinh xong sẽ thấy nước tiểu lẫn máu hoặc kèm nhiều máu cục. Trường hợp mà tình trạng người bệnh đang mắc bệnh nhẹ thì có thể thấy nước tiểu xuất hiện có màu nâu hồng hoặc xuất hiện cặn nâu mỗi lần đi tiểu.
  • Đái ra máu vi thể: Tình trạng người bệnh bị đái ra máu vi thể là khi tiểu tiện bình thường nhưng lại có số lượng hồng cầu xuất hiện ở trong nước tiểu. Vì khó có thể quan sát bằng mắt thường nên chỉ có thể thông qua xét nghiệm khi có nghi ngờ hoặc khi tổng kiểm tra sức khỏe định kỳ mới có kết luận chính xác.

Một số trường hợp mà đi vệ sinh ra nước tiểu có màu đỏ nhưng không phải là dấu hiệu bệnh lý, có thể kể đến là nữ giới đang có kinh nguyệt, đi tiểu ngay sau khi vừa có quan hệ tình dục thô bạo, có sử dụng thực phẩm có màu đỏ tự nhiên hoặc dùng thuốc lợi tiểu,… Những trường hợp trên thì có thể cân nhắc đi khám để được sàng lọc kỹ càng.

Tiểu [Đái] ra máu nguyên nhân do đâu?

Ngoài những yếu tố tác động từ bên ngoài mà có thể khiến cho con người bị đi tiểu ra máu. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đái ra máu và cũng là câu trả lời cho đái [tiểu] ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu làm đái ra máu

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện khi mà nam giới hoặc nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục thô bạo hoặc lây chéo bệnh của nhau khi có quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh sẽ thường thấy cơ thể tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu lẫn máu ra ngoài, đi kèm là biểu hiện sốt cao, đau lưng và khó chịu.

Viêm đường tiết niệu mà không được điều trị kịp thời có thể khiến cho sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí vi khuẩn có thể ngược dòng xâm nhập vào bàng quang, thận hay cơ quan sinh sản của con người.

Đái ra máu do mắc bệnh ở thận

Vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào thận sẽ khiến cho người bệnh có thể đối mặt với các chứng bệnh ở thận như lao thận, sỏi thận, thận đa nang, viêm thận, lao thận, suy thận,… Tình trạng nặng sẽ khiến cho người bệnh bị ung thư thận nếu không được phát hiện kịp thời.‍

Bệnh lý ở bàng quang khiến đái ra máu xuất hiện

Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu trước khi được đào thải hoàn toàn ra bên ngoài, cho nên, nếu như quá trình đi vệ sinh thấy hiện tượng tiểu ra máu nhiều lần, có thể bàng quang đang mắc một trong những bệnh lý như viêm bàng quang, u xơ bàng quang, sỏi bàng quang,… Người bệnh cần phải chú ý vì những chứng bệnh trên sẽ đe dọa trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Do chấn thương vùng thắt lưng

Vùng thắt lưng là vị trí có thể phải chịu nhiều tác động lực học bao gồm lao động nặng như khuân, vác, bê đồ có kích thước lớn; vận động mạnh như đá bóng, chạy bộ, boxing, bơi; ngã đau hoặc va đập mạnh,… Những tác động lực trên có thể khiến cho con người tạm thời sẽ bị đi đái ra máu trong khoảng 48 tiếng do tổn thương phần mềm. Nếu sau thời gian này mà bạn vẫn thấy hiện tượng đái ra máu ở cơ thể mình thì nên đi khám để được kiểm tra sức khỏe toàn diện.

Đái ra máu có thể do bệnh xã hội [lậu, chlamydia]

Bệnh xã hội như bệnh lậu hay bệnh Chlamydia là chứng bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và thường nhiễm bệnh qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Khi mắc bệnh lậu hay chlamydia, người bệnh sẽ dễ nhận thấy được tình trạng đái ra máu, ngứa ngáy cơ quan sinh dục, có nhiều mụn đỏ gây đau đớn.

Bên cạnh đó, đối với người bị lậu mà bệnh tiến triển nặng sẽ khiến cho chảy mủ ở lỗ sáo niệu đạo nam giới hoặc ra nhiều khí hư có mùi hôi nghiêm trọng. Tốt nhất nên đi kiểm tra sức khỏe nhanh chóng để được chẩn đoán kịp thời!

Viêm nhiễm nam khoa - phụ khoa khiến bị đái ra máu

Nam giới hay nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm nam khoa – phụ khoa tương đương nhau nếu như có lối sống sinh hoạt không lành mạnh.

Đối với nam giới, một số chứng bệnh làm xuất hiện chứng đái ra máu do viêm nhiễm nam khoa như viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt,… Thông qua kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đầy đủ thì mới đảm bảo đưa ra kết quả chính xác.

Nữ giới mắc bệnh phụ khoa khiến cho tình trạng đái ra máu xuất hiện như viêm cổ tử cung, u xơ buồng trứng, viêm vùng chậu,… Tình trạng bệnh trở nặng có thể khiến cho người bệnh thường xuyên bị đau bụng dưới, đau xương chậu, chị em phụ nữ cần phải đi khám sức khỏe phụ khoa nhanh chóng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là bộ phận chỉ có ở nam giới và đóng vai trò vô cùng quan trọng, bao gồm các chức năng như sản xuất tinh dịch để bảo vệ tinh trùng, giúp tinh trùng thuận tiện hơn khi di chuyển vào ống dẫn trứng; kiểm soát và điều tiết chức năng tiểu tiện, sinh lý bình thường ở nam giới.

Tuy nhiên, nếu như bạn nhận thấy thời gian gần đây thường xuyên đái ra máu nhiều, đi kèm với biểu hiện tiểu rắt, xuất tinh lẫn máu, đau dọc thân dương vật,… thì nên đi kiểm tra tuyến tiền liệt vì có thể đó là biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Đái [tiểu] ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Để xác định tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì thì người bệnh có thể cần phải chú ý thực hiện một số phương pháp để chẩn đoán bệnh có kết quả chính xác cao nhất:

Đái [tiểu] ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

- Xét nghiệm nước tiểu: Đây là loại hình xét nghiệm mà có nhiều người thực hiện nhất, bởi đây là xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng, chi phí không cao, kết quả đưa ra tương đối chính xác. Tuy nhiên, với chứng bệnh nguy hiểm như bệnh lậu hay viêm nhiễm nam khoa – phụ khoa thì xét nghiệm nước tiểu có thể sẽ không có tỷ lệ chính xác cao, dễ chẩn đoán nhầm nếu không thực hiện kèm với hình thức kiểm tra khác.

- Siêu âm ổ bụng tổng quát: Thực hiện siêu âm ổ bụng tổng quát là phương pháp chẩn đoán tổn thương ở phần bụng giữa và bụng dưới thông qua hình ảnh của thiết bị siêu âm. Đây là cách khám bệnh tương đối chính xác, giúp nhận diện u xơ hay tổn thương dễ dàng, chi phí hơi cao.

- Chụp X – quang vùng chậu: Chụp X – quang hay chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm đánh giá chi tiết, tổng quát nhờ việc dùng thiết y kỹ thuật cao để chụp toàn bộ khu vực vùng chậu của người bệnh để bác sĩ nắm rõ được tình trạng mắc bệnh ra sao.

Người bệnh có thể phải thực hiện 1 – 2 kỹ thuật chẩn đoán tùy theo tình trạng mắc bệnh thực tế. Lưu ý một điều rằng mọi người phải chú ý quan sát biểu hiện của cơ thể mình để thông báo với bác sĩ nhằm có kết luận về sức khỏe đầy đủ và chính xác nhất.

Cách chữa chứng đái [tiểu] ra máu hiệu quả cao

Từ những kết quả kiểm tra sức khỏe khi bị đái ra máu, bác sĩ phụ trách điều trị có thể sẽ đưa ra những cách chữa chứng đái ra máu dưới đây để biết được phương pháp phù hợp với tình trạng của từng người bệnh nhằm áp dụng điều trị dễ dàng:

Nhấp đăng ký gói khám nam khoa hoặc phụ khoa chỉ 320K

Dùng kháng sinh chữa đái ra máu

Với những bệnh nhân được phát hiện từ sớm, có thể tình trạng bệnh chưa quá nặng thì bác sĩ sẽ kê đơn để dùng kháng sinh điều trị. Đây được xem là cách hiệu quả nhất khi mà tình trạng nhiễm khuẩn vẫn còn trong tầm kiểm soát, chưa lan rộng đến toàn bộ các bộ phận nội tạng trong cơ thể.

Tuy nhiên, kháng sinh buộc phải dùng đúng liều và định lượng nếu không sẽ có khiến vi khuẩn gây bệnh bị nhờn thuốc, dẫn đến khó kiểm soát tình trạng bệnh, vô tình đẩy bệnh nhân vào thế nguy hiểm. Người bệnh nên chú ý tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ điều trị nhằm có kết quả tốt nhất.

Áp dụng kỹ thuật cao để điều trị bệnh đái ra máu hiệu quả

Trường hợp mà người bệnh đang có diễn biến bệnh nặng, việc điều trị bằng thuốc không còn tác dụng, bác sĩ phụ trách sẽ chuyển hướng chữa trị bằng kỹ thuật chữa bệnh tân tiến. Hiện phòng khám đa khoa Thái Hà đang áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để chữa trị từng nguyên nhân gây đái ra máu ở nam và nữ giới như sau:

Hệ thống điều trị bằng sóng ngắn viêm nhiễm nam khoa CRS

Với trường hợp nam giới được chẩn đoán mắc bệnh viêm nhiễm nam khoa, bác sĩ có thể sẽ tiến hành điều trị bằng hệ thống sóng ngắn CRS, nhất là với những trường hợp tiểu ra máu, tiểu buốt do viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu.

Hệ thống CRS tuân theo nguyên lý điều trị bệnh bằng cách dùng sóng nhiệt kết hợp với thuốc để thẩm thấu sâu vào gốc tổ chức của bệnh ở cơ thể người. Chỉ trong một thời gian ngắn, toàn bộ chứng viêm sẽ được diệt trừ, đảm bảo hiệu quả nhanh chóng, không tái phát.

Điều trị đái ra máu do viêm cổ tử cung bằng liệu pháp LEEP

Kỹ thuật điều trị đái ra máu LEEP để chữa viêm cổ tử cung được xem là phương pháp hiện đại, can thiệp nhanh, chữa trị ổ viêm nhanh chóng mà không để lại tác dụng phụ cho sức khỏe. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng viêm cổ tử cung kỹ lưỡng, đánh giá tổng quát và đưa ra tư vấn cho người bệnh.

Hệ thống điều trị điện trường chữa bệnh về tuyến tiền liệt

Hệ thống điều trị điện trường là kỹ thuật được áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm nhiễm tuyến tiền liệt, viêm do nhiễm khuẩn Chlamydia nhờ sử dụng năng lượng điện trường cao tần có tác dụng sản sinh và thúc đẩy các ion trong tế bào di chuyển để tác dụng lên khu vực tổn thương. Quá trình trên sẽ giúp sát khuẩn toàn bộ và tuyến tiền liệt được lưu thông lại bình thường.

Vì đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nên không gây ra nhiều đau đớn, đảm bảo an toàn, các tổ chức gây bệnh được loại bỏ dễ dàng. Chỉ cần thực hiện 1 liệu trình thì tình trạng sức khỏe đã được cải thiện rõ rệt, đảm bảo hiệu quả về lâu dài.

Thuyên tắc động mạch điều trị u xơ tử cung

Trường hợp nữ giới được chẩn đoán u xơ tử cung bắt đầu có kích thước lớn, muốn điều trị bệnh hiệu quả, buộc phải áp dụng phương pháp thuyên tắc động mạch xâm lấn, không cần dùng đến dao kéo mà vẫn đảm bảo phục hồi tử cung dễ dàng.

Đây là phương pháp điều trị bảo tồn có tác dụng hiệu quả, các mô ở tử cung sẽ tự phục hồi mà không cần phải cắt bỏ tử cung.

Phương pháp phục hồi gen DHA chữa bệnh lậu hiệu quả

Phương pháp phục hồi gen DHA là kỹ thuật chữa bệnh lậu hiện đại, hoạt động theo nguyên lý tìm hiểu về DNA khuẩn lậu để bác sĩ tìm được thuốc điều trị đặc hiệu, tránh việc áp dụng sai dẫn tới kết quả điều trị không hiệu quả.

Bên cạnh đó, những người bị bệnh lậu sẽ được phục hồi miễn dịch nhanh chóng, đảm bảo tăng sức đề kháng để diệt trừ khuẩn lậu về lâu dài. Thêm vào đó, liệu pháp phục hồi gen DHA chữa lậu sẽ không gây hại cho các tế bào lành trong suốt thời gian điều trị, điều này sẽ giúp cho bảo toàn chức năng của các cơ quan trong cơ thể người bệnh.

Với những thông tin liên quan đến chứng đái ra máu ở cơ thể con người có trong bài viết trên, mong rằng sẽ giúp cho mọi người biết được cần phải làm gì nhằm đảm bảo nhận biết và điều trị bệnh lý hiệu quả. Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn cần được giải đáp, hãy liên hệ với phòng khám đa khoa Thái Hà theo Hotline 0379 544 317 để được tư vấn đầy đủ!

Video liên quan

Chủ Đề