Tại sao Đông Nam Bộ có tỷ lệ đô thị hóa cao số với cả nước

Trong 20 năm qua, với công cuộc đổi mới CNH, HĐH Nam bộ đang diễn ra xu hướng hình thành vùng đô thị cực lớn như vùng đô thị TP.HCM, vùng Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL]. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đã tác động như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội đã được các nhà khoa học phân tích tại Hội thảo “20 năm đô thị hóa Nam bộ – lý luận và thực tiễn” diễn ra ngày 25/11 tại Trường đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, trong đó nhấn mạnh ba địa bàn tiêu biểu là TP.HCM, tỉnh Bình Dương và TP Cần Thơ.

Thiếu hạ tầng đô thị

Nam bộ là nơi đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, không chỉ ở những trung tâm công nghiệp mà ngay cả ở những vùng biển đảo, số lượng đô thị gia tăng đáng kể. Ở những khu vực kinh tế phát triển như Đông Nam bộ, tỷ lệ đô thị hóa 50%, riêng TP.HCM tỷ lệ 83% [cao nhất nước].

Theo ThS Phạm Bách Việt – Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, thì đô thị hóa tại Nam bộ song hành với CNH. ThS Việt cho biết: “Từ năm 1991 tới nay, trên địa bàn Nam bộ có hàng loạt các khu chế xuất, KCN được xây dựng. Công nghiệp phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động từ các địa phương trong cả nước nhập cư ở các địa phương có nhiều KCN như TP.HCM, Bì̀nh Dương, Đồng Nai… Chính vì vậy dân số đô thị gần gấp hai lần dân số nông thôn cho thấy sức hút về lao động của các KCN mạnh mẽ và cũng làm cho lực lượng lao động nông thôn thiếu hụt. Tỉ suất di cư thuần dương chỉ có ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và âm ở ĐBSCL. Trong đó, Bình Dương là tỉnh duy nhất có tỉ suất di cư thuần dương cao nhất nước [+14,4%0]. Dân số gia tăng kéo theo sự phát triển về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu điện đường, trường trạm. Từ đó kéo theo quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các đô thị”.

TS Nguyễn Hữu Nguyên – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và chính sách Quốc gia, Đại học KHXH&NV TP.HCM lại nhìn nhận đô thị hóa ở Nam bộ đã hình thành từ rất sớm trên cơ sở một số đô thị thương mại do người Việt và người Hoa xây dựng. “Ngay khi đánh chiếm được Sài Gòn, người Pháp đã quy hoạch, thiết kế và xây dựng lại TP Sài Gòn theo ý tưởng sẽ tạo ra một “Paris nhỏ”, một “hòn ngọc viễn đông” của nước Pháp. Một số kỹ sư người Pháp đã đưa ra những ý tưởng quy hoạch và thiết kế TP Sài Gòn khác nhau, tuy không đề án nào được thực hiện trọn vẹn nhưng trải qua nhiều thập kỷ xây dựng, dáng dấp của một “Paris nhỏ” đã hiện ra với những công trình kiến trúc đặc sắc như: Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, dinh Xã Tây, nhà hát lớn, khách sạn Continantal… Sau khi Mỹ thay thế Pháp ở Sài Gòn thì các đô thị Nam bộ lại chịu ảnh hưởng của kiến trúc đô thị kiểu Mỹ – nhà hộp, mái bằng. Và quản lý đô thị cũng mang tính chất thời chiến nên sự kiểm soát dân cư rất chặt chẽ. Các đô thị miền Nam đồng thời là những căn cứ quân sự nên có sự mở rộng về không gian và xây dựng thêm các công trình kiến trúc dân sự, quân sự”, TS Nguyên cho biết.

Phát triển đô thị bền vững

Thời gian qua các tỉnh Nam bộ đã có tốc độ phát triển đô thị rất nhanh, thực tế đã đặt ra cho các nhà quản lý cần hoạch định kiến trúc đô thị gắn với phát triển bền vững và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Theo TS Võ Kim Cương – Nguyên Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM phân tích các nguyên nhân của khiếm khuyết trong quá trình phát triển đô thị là do tác động của thị trường theo mục tiêu lợi nhuận, biến đổi khí hậu và những bất cập trong hệ thống pháp luật chung, cũng như những bất cập của hệ thống quản lý đô thị, trong đó có việc quản lý quy hoạch còn dàn trải, bị động. TS Võ Kim Cương đánh giá có 8 thách thức cần khắc phục, đó là: Tình trạng phát triển dàn trải, có quy hoạch nhưng thiếu một kế hoạch chiến lược phát triển lâu dài. Không tính được nhu cầu kinh phí, khả năng đảm bảo kinh phí để xây dựng hạ tầng cho quy mô đô thị mở rộng quá mức hiện nay; Phát triển theo tình trạng da beo, nhiều khu dân cư lụp xụp, đất hoang hóa xen cài trong các khu vực đô thị. Các khu vực được quy hoạch hoặc đã có dự án giữ đất nhưng không đầu tư, bị bỏ hoang, các khu vực không giữ đất thì được đầu tư bởi các dự án nhỏ lẻ hoặc phát triển nhà ở tự phát…; tình trạng cấu trúc hình “lát bánh tét” theo vùng đô thị tự phát với nhiều đường hẻm nhỏ bao quanh vùng đô thị trung tâm; không ổn định về sử dụng đất, do không xác định rõ thời hạn sử dụng đất theo quy hoạch, hoặc không xác định các khu vực ổn định quy hoạch, nên chỗ nào cũng cần lập quy hoạch và hầu như tất cả đất đai đều trong trạng thái chờ thực hiện quy hoạch; thiếu an toàn về địa chất, thủy văn như sạt lở, ngập úng, lún, biến đổi khí hậu. TP.HCM đã đầu tư hàng tỷ đô la để chống ngập nhưng vẫn còn hàng trăm điểm ngập nặng; chưa an toàn về môi trường và cảnh quan [trạng thái công trường; bộ mặt kiến trúc lộn xộn; mức độ ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn còn cao; tình trạng thiếu an toàn giao thông, cháy nổ…; quá tải cục bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Nặng nhất hiện nay là ùn tắc giao thông và quá tải bệnh viện; thiếu đồng bộ và bền vững của thị trường bất động sản. Thừa ế nhà ở cao cấp, thiếu nhà cho người nghèo.

TS Nguyễn Hữu Nguyên cũng cho rằng những yếu tố đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đô thị Việt Nam hiện nay là: Thiếu kiến thức và kinh nghiệm quy hoạch đô thị hiện đại; thiếu kinh nghiệm tổ chức bộ máy và quản lý đô thị hiện đại; chưa đánh giá đúng mối quan hệ giữa mật độ, dân số đô thị và phát triển bền vững; chưa có phong cách lãnh đạo, quản lý đô thị hiện đại. Để khắc phục tình trạng trên, theo TS Nguyên cần phải nghiên cứu và xây dựng mô hình “chính quyền đô thị” có tính độc lập, tự chủ cao hơn và có trình độ quản lý đô thị chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Đồng thời xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý đô thị hiện “gần dân” hơn và thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ “làm việc gì cũng phải hỏi dân, học ở dân nhưng không theo đuôi quần chúng”.

[Theo Baoxaydung]

Bình luận từ Facebook

Mặc dù phải đến cuối tháng 9-2010, mới công bố toàn bộ kết quả tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2009 của nước ta, nhưng theo số liệu kết quả sơ bộ [tính đến 0 giờ ngày 1-4] cho thấy: Việt Nam đông dân thứ 13 trên thế giới [85,8 triệu người], gần 30% dân số sống ở thành thị, 98,1 nam/ 100 nữ, hơn 7.200 cụ thọ 100 tuổi trở lên…

Những số liệu điều tra về dân số và nhà ở sau khi hoàn thành sẽ là căn cứ quan trọng để Chính phủ hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời là cơ sở để có các bước điều chỉnh chính sách, cơ cấu phát triển hợp lý của từng vùng, miền. Sau 10 năm, kể từ cuộc tổng điều tra dân số năm 1999, cơ cấu dân số nước ta đã có những thay đổi rất lớn, sự phân bố dân cư ở trong từng địa phương, trong các vùng, miền không đồng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, mức tăng và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học của nước ta đang xuất hiện những dấu hiệu không bình thường và có những nghịch lý. Đó là, càng ở những vùng kinh tế khó khăn, hoặc ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, thì mức tăng dân số tự nhiên cao hơn gấp nhiều lần vùng thành thị và vùng kinh tế phát triển. Đồng thời, ở các khu vực kinh tế năng động, vùng hình thành nhiều khu công nghiệp có sức thu hút lao động cao đã kéo theo mức tăng dân số đột biến: Ở Bình Dương là 7,3%, ở thành phố Hồ Chí Minh là 3,5%. Những mức tăng cao này chủ yếu là tăng cơ học.

10 năm qua, mức tăng dân số ở khu vực thành thị cũng đã có những số liệu và sự chuyển dịch quan trọng, tập trung cao ở các khu vực kinh tế trọng điểm. Theo đó mức tăng dân số ở khu vực thành thị đã lên tới 6,5% [từ 23,5% năm 1999 tăng lên gần 30% năm 2009].

Đông Nam bộ với 3 trung tâm đô thị lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, theo kết quả tổng điều tra tháng 4-2009, là vùng có mức độ thị hóa cao nhất, nhanh nhất, với 57,1% dân số thành thị. 30% dân số nước ta hiện đang sinh sống ở các trung tâm đô thị, riêng Đông Nam bộ là khu vực có tỷ lệ dân cư sống ở các đô thị cao nhất nước. “Đây là tin rất vui bởi quá trình đô thị hóa càng cao thì dân số chuyển dịch càng phát triển. Mặc dù chúng ta còn 70% dân chúng sống ở nông thôn nhưng dù sao vẫn khá hơn rất nhiều so với xuất phát điểm của nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu”- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, việc chuyển dịch cơ cấu dân số, mức tăng cơ học ở một số vùng, miền hoặc mức tăng dân số tự nhiên không tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế… sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tác động đến vấn đề an sinh xã hội. Điều đó đòi hỏi trong xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các địa phương, các ngành cần chú trọng đến đời sống, việc làm, nhà ở, khu vui chơi giải trí, học hành, chợ búa… cho các đối tượng ở các khu vực thành thị mới; nhằm tránh những bất cập đối với đời sống của những hộ nông dân khi chuyển sang môi trường đô thị quá nhanh, khó tiếp cận với môi trường lao động mới.

Hoàng Lê

;

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 115 SGK Địa lí 9

Đề bài

Căn cứ vào bảng 31.2, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bô so với cả nước.

Bảng 31.2. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ và cả nước, năm 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đông Nam Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

434

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,4

1,4

Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

%

6,5

7,4

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn

%

24,8

26,5

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

527,8

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

92,1

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

72,9

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

55,5

23,6

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước:

- Dân cư:

+ Đông Nam Bộ là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.

+ Mật độ dân số cao [ 434 người/km2 gấp 1,86 lần cả nước].

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng bằng cả nước [1,4% năm 1999].

+ Tỉ lệ dân thành thị khá lớn [55,5%, gấp 2,35 lần cả nước]

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước [6,5% < 7,4% và 24,8% 90,3%].

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước [của vùng là 72,9 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi].

-> Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư - xã hội ở mức cao trong cả nước.

loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề