Ca sĩ quan linh bị bống là ai?

Sau nhận xét rất thẳng của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 về nhiều “ngôi sao” ca nhạc, trong đó có cả 3 “Diva” là Hồng Nhung, Thanh Lam và Mỹ Linh, nhạc sĩ Dương Thụ cũng rất thẳng thắn khi nói về họ. Những phân tích cặn kẽ, những nhận xét có tình, có lý, dẫu có thể hơi “sốc” của ông đã phần nào cho thấy rõ hơn sự kiện “gây bão” làng nhạc mới đây.

Thanh Lam hát có lúc tôi cũng không thích

Về 3 giọng hát gắn với tên tuổi của mình và cũng là 3 cái tên được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 “mổ xẻ” thẳng thắn, nhạc sĩ Dương Thụ bảo: “Trong số các ca sĩ đã hát nhạc của tôi, Hồng Nhung là người tôi thích nhất. Vì cô ấy hiểu, nhạc của tôi rất dung dị, mộc mạc nên cứ hát đúng như thế thì đã rung động rồi. Nhưng mình không thể bắt Hồng Nhung mãi mãi như cái hồi 16 tuổi được. Bây giờ cô ấy hơn 40 tuổi, có hai đứa con rồi phải khác chứ.

Nhạc sĩ Dương Thụ.

Vì sao tôi quý Hồng Nhung? Năm 1985 tôi ra Hà Nội thực hiện chương trình cho Nhà hát Tuổi trẻ, lấy tên là “Thả diều vào trời xanh”, nhưng lực lượng của chị Phạm Thị Thành [Giám đốc Nhà hát khi đó - PV] yếu quá, ca sĩ kém lắm. Cơ duyên làm sao, con ông Dương Tường là Hải Âu giới thiệu: “Có con Bống nó hát hay lắm chú”. Lúc đó tôi còn chưa biết Bống là ai vì cô ấy còn trẻ mà. Một bữa nghe Hồng Nhung ôm đàn hát bài “Papa”, không phải chỉ tôi mà rất nhiều người muốn khóc. Nghe hay và xúc động vô cùng! Giọng như Susan Boyle của Anh lúc hát “I dreamed a dream” vậy. Hồng Nhung hát hay bài đó vì từ bé đã sống với bố chứ không sống với mẹ. Mỗi ca sĩ không chỉ có chất giọng mà nó phải có câu chuyện của mình thì mới làm nên xúc cảm. Mỹ Linh cũng hát rất hay nhiều bài của tôi, không những thế còn được tôi đặt lời cho nhiều bài nữa, như “Hương ngọc lan”, “Trưa vắng”, “Cafe mùa hè”… Chỉ có hôm nào phân tâm thì hay quên lời, vì Mỹ Linh có nhiều nỗi lo lắng cho gia đình lắm. Thanh Lam hát nhạc của tôi còn trước cả Hồng Nhung, có bài “Bài hát ru cho anh” rất xúc động. Nhưng Thanh Lam là người nổi loạn, cô ấy không bao giờ dừng lại cái gì cả. Có những bài cô ấy hát gào thét thái quá, nhiều khi là “xuyên tạc” nhạc của người khác. Ví dụ như bài “Đánh thức tầm xuân” nhẹ nhàng như thế, thế mà cô ấy hát cứ hú hí lên nghe không thể chịu được. Nhưng bảo không nghe, cứ cho như thế mới là hay! Nhưng phải hiểu rằng, Thanh Lam là người có lối sống tự do, rất Tây nên hễ cứ hát lên cao cái là tìm cách phá, gào lên. Hôm chương trình “Họa mi hót trong mưa” ở Nhà hát Lớn mà Trần Bình làm cho tôi, tôi mời ông Việt Phương đến nghe. Đến đoạn Thanh Lam hát thì ông ấy bảo: “Nghe cô này hát anh đau tim quá”. Dường như chúng ta hơi quá khắt khe với nghệ sĩ. Hơn 40 tuổi mà vẫn hát “điên” như thế thì cũng đáng nể chứ”.

Bi kịch “ít khi được hát cái mình thích”!

Nói về nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 với các tên tuổi thuộc hàng “ngôi sao”, nhạc sĩ Dương Thụ nói: “Phải nghĩ rằng, trong gia đình mình, có nhiều khi bố mẹ, anh em mình cũng còn giận nhau… Tôi rất nhiều sai lầm và rất nhiều cái xấu nhưng không thể vì thế mà rút kinh nghiệm được đâu. Tuy nhiên phải suy xét rằng, nếu chỉ có kỹ thuật không thì các cô ấy không thể nào chinh phục được khán giả của mình trong nhiều năm qua đến thế đâu. Phải hiểu là có những hôm người ta chạy sô, không còn hồn vía để hát nữa, nhưng không hát thì không được với bầu sô nên vẫn phải hát. Lúc đó mà đòi người ta “có hồn” thì vô lý. Khán giả không phải là người kém tới mức chỉ hát như robot mà họ yêu đâu. Thanh Lam hát nhiều khi tôi cũng không bằng lòng, nhưng tôi hiểu cô này, giữa âm nhạc và nội tâm không cân xứng, cứ thích phá. Cái đó nếu hiểu ra cũng rất tâm hồn, rất người và có khi người ta thích là ở chỗ đó, vì nó tự do, không khuôn mẫu. Nguyễn Ánh 9 nói như thế cũng đúng, là bởi vì ông ấy không gần Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh. Tôi có điều kiện gần các cô ấy hơn [từ nghe đến dựng chương trình, làm đĩa…]. Đánh giá con người phải có quá trình, không phải chỉ vì thấy họ hát một bài không hay thì bảo họ không được. Bi kịch nhất của các bạn ấy là không mấy khi được hát những bài mình thích, khán giả là thượng đế mà! Cô Thanh Lam là người Bắc mà đi hát nhạc Sài Gòn cũ làm sao được, không bị “tai nạn” mới là chuyện lạ. Như Hồng Nhung hát nhạc Trịnh Công Sơn không được đâu, mình nghe vậy thôi. Văn hóa nào nó sinh ra kiểu đó. Ví như hát nhạc Phạm Duy thì phải để Thái Thanh hát mới hay được. Bây giờ các cô ấy phải hát quá nhiều thứ… Các cô các cậu ấy biết cả đấy chứ không phải không biết đâu. Nhưng cũng không trách Nguyễn Ánh 9 được, vì ông ấy chỉ nghe một vài bài của họ thôi chứ cũng chưa làm album hay tổ chức chương trình cho họ nên không có điều kiện để hiểu sâu”.

Nhạc sĩ Dương Thụ cũng chia sẻ về văn hóa phê bình: “Nên tôn trọng ý kiến, ngay cả không đúng cũng phải tôn trọng. Bố mình cũng có khi sai, nhưng cái sai của bố mình rất khác với cái sai của bạn mình. Mình không thể cư xử với bố như với bạn mình được. Và bố mình đâu phải là thánh. Ở đây có sự khác nhau về lứa tuổi nên nhiều khi các nhận xét cũng không gặp. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 hồn nhiên lắm, mà người hồn nhiên người ta không có nỗi sợ hãi nên nghĩ gì nói nấy. Trong một xã hội bình thường thì nhận xét của Nguyễn Ánh 9 là bình thường, nhưng trong xã hội ta là một sự dũng cảm. Việc phê bình rất khó còn là bởi cả xã hội có nỗi sợ hãi mình bị làm sao đó cho nên ai cũng muốn an toàn. Vì thế tự nhiên nó hình thành cách an toàn là khen nhau, muốn chê  thì chê sau lưng. Chê trước mặt có khi bị…trả thù. Cho nên mới nói, văn hóa nào thì ứng xử đó, có trách cũng không khác đi được, thay vào đó hãy cảm thông với họ vì để có “sản phẩm” này cũng là lỗi của những người già như chúng tôi”.

Theo Gia đình

25/07/2019 | 01:28 | 26,655 views

Được biết đến như một trong những ca sĩ hát dòng nhạc Bolero được nhiều người yêu mến nhất khu vực phía Bắc, ca sĩ Hồ Quang 8 [ sinh năm 1973] đã có tới 28 năm tuổi nghề. Với giọng hát trời phú cùng khả năng xử lý bài hát một cách xuất sắc, cho đến nay Hồ Quang 8 đã có cho mình một lượng khán giả đông đảo. Vào năm 2017, Hồ Quang 8 tổ chức liveshow kỷ niệm 28 năm theo đuổi dòng nhạc trữ tình bolero. 

Thông tin cơ bản về ca sĩ Hồ Quang 8 

Tên thật: Hồ Văn Tám 

Nghệ danh: Hồ Quang 8 

Năm sinh: 1973

Quê quán: Thanh Hóa 

Quốc tịch: Việt Nam 

Thể loại nhạc theo đuổi: Trữ tình Bolero 

Những ca khúc được ưa thích: Tương tư nàng ca sĩ, Khuya nay anh đi rồi, Nối lại tình xưa. 

Sự kiện âm nhạc quan trọng: Live show Khuya nay anh đi rồi [ 2017 ] 

Đôi nét về cuộc đời hoạt động âm nhạc của ca sĩ Hồ Quang 8 

Những tháng ngày cơ cực 

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân điển hình ở vùng quê nghèo Thanh Hóa, ca sĩ Hồ Quang 8 đã phải trải qua những tháng ngày cực kỳ cơ cực. Mọi vất vả của cuộc sống đổ lên trên vai chàng ca sĩ trẻ tuổi lúc bấy giờ. Ít ai có thể tưởng tượng giọng ca vàng bolero đất Bắc từng nghèo tới nỗi không thể mua nổi một đôi dép để đi học. 

Lớn lên, Hồ Quang 8 thi đỗ vào trường cao đẳng Nghệ thuật văn hóa Thanh hóa và Nhạc Việt Hà Nội. Anh cũng là một trong những học viên hiếm hoi có thể đỗ vào trường nghệ thuật chính quy vào lúc bấy giờ. Rất nhiều thế hệ học viên cùng khóa với anh đã thành danh, có thể kể đến những cái tên như: ca sĩ Trọng Tấn, ca sĩ Mỹ Linh. 

Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ca sĩ Hồ Quang 8 chỉ gói gọn trong 2 từ – gian truân. Theo đuổi dòng nhạc trữ tình vốn bị lu mờ bởi dòng nhạc cách mạng lúc bấy giờ, ca sĩ Hồ Quang 8 vô cùng vất vả khi tìm kiếm cho mình cơ hội được đứng trên sân khấu. 

Thủa mới vào nghề, chàng ca sĩ đến từ mảnh đất Thanh Hóa giàu truyền thống đã phải chịu đựng những cái nhìn xem thường của bạn bè. Trong suốt một thời gian dài không có show diễn vì dòng nhạc mà anh theo đuổi bị từ chối do không hợp với kịch bản chương trình. Chính vì thế mà anh đã từng gặp rất nhiều khó khăn trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời nghệ sĩ. 

Thành công trong sự nghiệp 

Phải đến khi thể hiện ca khúc mang tên Tương tư nàng ca sĩ, thành công mới thực sự gõ cửa với chàng ca sĩ truân chuyên này. Ngay từ đầu ca sĩ Hồ Quang 8 đã rất thích giai điệu của bài hát, tuy nhiên khi đang định phát hành thì ca sĩ Quang Lê lại ra mắt trước, điều này đã khiến Hồ Quang 8 ngập ngừng, thậm chí còn có ý định lựa chọn một bài hát khác. 

Thế nhưng, được sự động viên của gia đình và bạn bè, ca sĩ Hồ Quang 8 vẫn tiếp tục ra mắt bài hát Tương tư nàng ca sĩ với cách xử lý hoàn toàn khác biệt. Chính điều này đã khiến cho sự nghiệp của ca sĩ Hồ Quang 8 bước sang một bước ngoặt mới. Bài hát được khán giả đón nhận, Hồ Quang 8 liên tiếp nhận được lời mời đi hát tại nhiều phòng trà, nhiều sự kiện và cả những sân khấu lớn. Có thể nói, đó chính là bước đệm cho khán giả khắp mọi miền đất nước biết đến một ca sĩ hiếm hoi ở xứ Bắc hát thành công thể loại nhạc trữ tình bolero.  

Sau này, anh liên tiếp cho ra mắt những bài hát được nhiều người yêu thích như “ Khuya nay anh đi rồi”, “ Duyên Quê “ [ song ca với Hoài Linh], “ Lá thư đô thị “, vv. 

Thành công đến với Hồ Quang 8 không phải là một điều bất ngờ, càng không phải là một điều may mắn, đó là kết quả của một thời gian dài phấn đấu và nỗ lực không ngừng, cùng một thái độ trân trọng nghề nghiệp.  Cuộc sống của chàng ca sĩ nghèo ngày nào đã thay đổi khi mà anh có thể xây dựng cho mình một mái nhà khang trang, một chiếc xe đi lại và có thể tổ chức một liveshow âm nhạc kỷ niệm cho chính mình. 

Sự kiện âm nhạc tiêu biểu 

Kỷ niệm 28 năm ca hát trong nghề, ca sĩ Hồ Quang 8 đã tổ chức Liveshow 1 đêm duy nhất tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô [ Hà Nội] mang tên – Khuya nay anh đi rồi, vào ngày 22/10/2017. Live show kỷ niệm có sự góp mặt của các nghệ sỹ như: danh hài Hoài Linh, danh hài Chí Tài, ca sĩ Trọng Tấn, ca sĩ Anh Thơ, ca sĩ Dương Hồng Loan, Mc Thảo Vân – MC Bá Lục. 

Tính đến thời điểm hiện tại, ca sĩ Hồ Quang 8 vẫn đang là một trong những ca sĩ được yêu mến tại các phòng trà, sân khấu khu vực phía Bắc. 

Video liên quan

Chủ Đề