Đại hội thể thao đông nam á (tên gọi cũ seap games) lần đầu tiên có bao nhiêu quốc gia tham dự ?

Biểu tượng SEA Games 25

Từ chặng đường 50 năm...

Tháng 6/1959, Liên đoàn Thể thao bán đảo Đông Nam Á [viết tắt là SEAP Games Federation] ra đời xuất phát từ quan điểm các quốc gia khu vực có nhiều điểm tương đồng từ văn hoá, thể chất cũng như cùng một mặt bằng chuyên môn thể thao. Đại hội Thể thao bán đảo Đông Nam Á [SEAP Games] đã chính thức được tổ chức tại Bangkok, Thái lan [tháng 12/1959].

Với quy mô thích hợp và được tuần tự tổ chức thường xuyên 2 năm 1 lần giữa các quốc gia, Đại hội nhằm mục đích tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực; tạo điều kiện cho các VĐV rèn luyện và thi đấu để tham gia tốt hơn Đại hội Thể thao châu Á và Olympic. Nửa thế kỷ qua, dù có nhiều biến động, nhưng sức sống và mục tiêu của ngày hội thể thao lớn nhất khu vực vẫn được duy trì.

Nếu ở kỳ SEAP Games đầu tiên chỉ có 6 đoàn tham dự, thì đến năm 1977, bằng việc Indonesia, Philippines và Brunei gia nhập Liên đoàn, SEAP Games chính thức mang tên Đại hội Thể thao Đông Nam Á – SEA Games.

Đặc biệt đến SEA Games 15 tại Malaysia năm 1989, sự trở lại hội nhập của 2 đoàn thể thao nước CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào đã nâng Đại hội lên tầm cao mới khi quy tụ 9/10 quốc gia trong khu vực tham dự. 4 năm sau, tại SEA Games 18 [Chiang Mai, Thái Lan], Đoàn Thể thao Campuchia cũng có mặt và trở thành kỳ Đại hội đầu tiên có đủ 10 quốc gia Đông Nam Á.

Năm 2003, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao khu vực- SEA Games 22. Với nỗ lực to lớn của nước chủ nhà vì sự phát triển chung của ngôi nhà ASEAN, Đại hội đã lập kỷ lục mới về quy mô tổ chức: 32 môn thi đấu với 442 nội dung. Và cũng tại SEA Games 22, làng thể thao khu vực chào đón thêm thành viên mới - Đoàn Thể thao Đông Timor, nâng số thành viên của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á lên con số 11.

Chú voi Champa, cô voi Champi - Linh vật của SEA Games 25

Bên cạnh những đóng góp to lớn vào tình hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực, SEA Games còn là một phần hình ảnh về Đông Nam Á năng động, phát triển, hoà bình và thân thiện với toàn thế giới, qua đó, thể thao khu vực đã và đang tiệm cận với mặt bằng chung của thể thao quốc tế.

… Đến ngày hội ở Vientian tháng 12/2009

SEA Games 25  tổ chức đúng vào thời điểm Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á tròn 50 tuổi. Đại hội còn trở nên đặc biệt hơn khi CHDCND Lào lần đầu tiên đứng ra đăng cai tổ chức, biểu thị sinh động cho sự vươn lên của từng quốc gia trong khu vực.

Ngọn đuốc SEA Games 25 sắp được thắp sáng trên đài lửa SVĐ Quốc gia Vientiane, nơi sẽ diễn ra các hoạt động chính của SEA Games lần này. Tuy nhiên ngay ở thời điểm này, với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kế hoạch chuẩn bị của nước chủ nhà Lào đã hoàn tất sau khi vượt qua những khó khăn ở lần đầu tổ chức.

Với khoảng trên 4.000 thành viên của 11 đoàn thể thao quốc gia dự tranh 379 bộ huy chương của 25 môn thi - đây là những thông số không cao nếu so sánh với những kỳ SEA Games trước. Tuy nhiên, đặt SEA Games 25 trong bối cảnh nước bạn Lào lần đầu tiên trong lịch sử gia nhập danh sách các quốc gia Đông Nam Á tổ chức Đại hội mới thấy được cố gắng rất lớn của đất nước hoa Chămpa xinh đẹp này.  Nỗ lực ấy còn còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các quốc gia bạn bè khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia … và các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản…

Sân vận động quốc gia Lào ở thủ đô Vientiane

Sự chung tay góp sức quý báu này đã đem đến cho CHDCND Lào một hệ thống khu liên hợp thể thao, làng VĐV, nhà thi đấu, cung thể thao dưới nước, cụm sân quần vợt, trường bắn súng, bắn cung và hàng loạt công trình phụ trợ đảm bảo đạt tiêu chuẩn quốc tế tại thủ đô Vientiane, địa điểm tổ chức chính Đại hội. Bên cạnh đó, những vấn đề cốt yếu của Đại hội như giao thông, công nghệ thông tin, truyền thông, y tế và kiểm tra doping… cũng nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của các quốc gia bè bạn.

Với tất cả những điều này, trong lịch sử 50 năm tổ chức SEA Games, chưa kỳ Đại hội nào mang đậm biểu tượng thân thiện và đậm tình bằng hữu như SEA Games 25. Đó cũng là một trong những ưu điểm lớn của sân chơi thể thao lớn nhất khu vực và là tôn chỉ, mục đích hướng tới của các nhà sáng lập khi đặt viên gạch đầu tiên xây dựng phong trào thể thao Đông Nam Á.

SEA Games 25 đã bắt đầu và Thể thao Đông Nam Á  sẵn sàng bước vào vạch xuất phát mới.

Hồng Hà


Đại hội thể thao Đông Nam Á [khi đó gọi là SEAP Games] lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12-17/12/1959 tại Thái Lan.

  • Bắn pháo hoa khai mạc SEA Games 31 tại Sân vận động Mỹ Đình

  • Công tác chuẩn bị SEA Games 31 cơ bản đảm bảo đúng tiến độ đề ra

  • Tổ chức nghi lễ xin lửa thắp sáng SEA Games 31

Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games [South East Asian Games] là sự kiện thể thao được tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của các vận động viên thuộc 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Những môn thể thao tổ chức tại một kỳ đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á quyết định, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế [IOC] và Hội đồng Olympic châu Á. Đại hội thể thao Đông Nam Á [khi đó gọi là SEAP Games] lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 12-17/12/1959 tại Thái Lan. Nước chủ nhà Thái Lan dẫn đầu với 35 huy chương vàng, 26 huy chương bạc và 16 huy chương đồng.

TTXVN/Báo Tin tức

Đoàn Thể thao Việt Nam tưng bừng tổ chức Lễ xuất quân dự SEA Games 31

Tối 28/4, Đoàn Thể thao Việt Nam đã làm Lễ xuất quân dự SEA Games 31 tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia 1 Nhổn [Hà Nội]. Mục tiêu của Đoàn Thể thao Việt Nam là đứng đầu bảng tổng sắp huy chương đại hội.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á,
  • SEAP Games 1,
  • SEA Games,
  • Thái Lan,

Video liên quan

Chủ Đề