Đau bụng quanh rốn khi mang thai tháng thứ 5

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhiều bà mẹ mang thai thường có cảm giác đau bụng lâm râm trong giai đoạn đầu mang thai. Tuy rằng đau bụng lâm râm khi mới mang thai là điều khá bình thường nhưng khi có bất thường, sản phụ không nên chủ quan.

Mức độ đau bụng trong giai đoạn này cũng giống như khi bạn đau bụng kinh. Điều này là do tử cung co bóp.

Đó có thể là do cơn đau bất ngờ ở các cơ. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Đau bụng là một triệu chứng thường gặp trong giai đoạn này.

Những tuần đầu tiên của thai kỳ, có hơn 80% bà bầu rơi vào tình trạng bụng dưới đau râm ran. Nhiều mẹ lo lắng đây là hiện tượng nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khoẻ nhận định rằng hiện tượng mang thai tam cá nguyệt 1 bị đau bụng là khá bình thường nếu không có các dấu hiệu khác đi kèm. Mặc dù mang thai tuần thứ 5 bị ra máu được nhận định là hiện tượng không nguy hiểm nhưng không phải vì vậy mà bà bầu có thể chủ quan.

Đặc biệt nhất là khi xảy ra rủi ro vì bị đau bụng dưới kèm với những triệu chứng:

  • Đau bụng dữ dội, xuất huyết ra máu âm đạo.
  • Đau bụng từng cơn và ngày một tăng, không có xu hướng giảm.
  • Đi ngoài và buồn nôn, dịch nhầy như bã cà phê.
  • Cơ thể mệt mỏi, choáng váng và ngất xỉu.

Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị nhanh nhất. Đây là những triệu chứng cho thấy bạn có nguy cơ bị doa sẩn thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Đau bụng quanh rốn khi mang thai tháng thứ 5

Cơ thể mệt mỏi, choáng váng và ngất xỉu

Nếu sản phụ bị đau bụng quặn thắt, khu vực đau gần tử cung và kèm theo nhiều triệu chứng như buồn nôn, chảy máu,...thì bà bầu cần cẩn trọng vì đây là dấu hiệu cảnh báo một số nguy hiểm trong những tuần đầu của thai kỳ như sảy thai, mang thai ngoài tử cung.

Đau một bên bụng có thể xảy ra ở bên trái hoặc phải. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn gây nhiều nguy hiểm cho mẹ mang thai như khối u, viêm ruột thừa cấp. Khối u ở mẹ bầu thường là khối u buồng trứng ...Sản phụ bị đau tức bụng dưới có thể đang mắc một số vấn đề về tiêu hoá như khó tiêu hoặc táo bón.

Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi hormone ở những tháng đầu của thai kỳ nên quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và kích thước tử cung giãn nở chèn ép trực tràng nên khiến mẹ luôn có cảm giác đầy bụng và táo bón.

Tiểu buốt cũng rất dễ xảy ra ở bà bầu. Hiện tượng đau buốt bụng dưới khi tiểu tiện cho thấy mẹ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đau bụng dữ dội, âm đạo ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng, mệt mỏi, ngất xỉu, suy kiệt do chảy máu trong.

Bụng đau từng cơn, cơn đau ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm. Các cơn đau đến dồn dập nối tiếp nhau, sau đó đột ngột biến mất. Nếu kèm theo tình trạng ra máu tươi và vón cục thì rất có thể mẹ bầu đang gặp hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Nếu gặp các tình huống trên, các mẹ nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, ngoài việc theo dõi các dấu hiệu như đau bụng, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

on âm là gì? Có tác dụng gì cho sức khỏe không?

XEM THÊM:

Hiện tượng đau rốn khi mang thai là vấn đề thường gặp và bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai. Nhiều mẹ thắc mắc liệu đau rốn là do bụng bầu ngày càng lớn hay do bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác?

Thực chất, đau ở rốn khi mang thai là tình trạng phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân cụ thể. Bài viết sau của Hello Bacsi chỉ tổng hợp một số nguyên nhân mang tính tương đối, lý giải tại sao đau rốn trong thai kỳ có thể xảy ra. Để được chẩn đoán chính xác hơn, cách tốt nhất là mẹ bầu nên đi khám và thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình.

Đau rốn khi mang thai có nguy hiểm?

Trên thực tế, chúng ta vẫn đang có nhiều hiểu lầm về rốn và nguyên nhân gây đau rốn. Nhiều mẹ thường lầm tưởng rằng, đau rốn là do có thứ gì đó đang kéo rốn từ bên trong thành bụng. Bên cạnh đó, một số chị em có thể cho rằng rốn của mẹ bầu được kết nối trực tiếp với tử cung, nhau thai hoặc rốn em bé.

Thế nhưng, những điều trên hoàn toàn không đúng. Sự thật là rốn của người lớn không kết nối với bất cứ cơ quan nào bên trong khoang bụng. Vì vậy, điều này cũng lý giải phần nào hiện tượng đau rốn khi mang thai thường không nguy hiểm. Cơn đau rốn diễn ra trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba là do cơ thể mẹ đang có nhiều thay đổi. Sau đó, những cơn đau này có thể biến mất theo thời gian hoặc sau khi sinh.

Nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai

Như đã đề cập, tình trạng đau rốn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba là phổ biến vì bụng của mẹ đang ngày càng lớn hơn. Sau đây là một số nguyên nhân lý giải vì sao tình trạng này xảy ra:

Đau rốn liên quan đến sự kéo căng của da và cơ bụng

Sự phát triển về kích thước của thai nhi vào những tháng cuối thai kỳ sẽ khiến da và các cơ quanh bụng mẹ căng ra một cách tối đa. Theo thời gian, áp lực tử cung ngày càng lớn khiến các cơ bên phải và bên trái của bụng bị giãn nở và tạo khoảng cách. Hiện tượng này được gọi là tách cơ bụng (diastasis recti) và khiến mẹ “xổ bụng” sau sinh.

Việc tách cơ bụng không trực tiếp gây đau rốn khi mang thai. Thế nhưng, tình trạng này khiến lượng mô giữa tử cung và rốn giảm đi. Từ đó làm tăng sự nhạy cảm và áp lực ở khu vực này. Bên cạnh đó, căng da cũng có thể gây ra một số cơn đau, ngứa và rạn da ở vùng bụng bầu của mẹ.

Đau rốn khi mang thai do áp lực từ tử cung

Đau bụng quanh rốn khi mang thai tháng thứ 5

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tử cung của mẹ vẫn tương đối nhỏ và không vượt ra ngoài xương mu. Theo thời gian, khi em bé ngày càng lớn hơn thì kéo theo đó là tử cung sẽ nhô ra ngoài. Lúc này, áp lực từ bên trong cơ thể sẽ ảnh hưởng lên bụng và rốn của mẹ.

Hơn nữa, từ tam cá nguyệt thứ ba thì tử cung bao gồm em bé, nước ối… bên trong có thể gây áp lực mạnh mẽ lên rốn và khiến nút rốn mẹ nhô ra ngoài. Điều này không nguy hiểm nhưng việc rốn bị lồi có thể trở nên nhạy cảm và đau khi bị chạm vào.

Xỏ khuyên rốn trong thai kỳ gây đau

Đôi khi, đau rốn khi mang thai có thể liên quan đến việc bạn xỏ khuyên rốn và chưa tháo ra. Trong trường hợp này, sự căng ra của bụng bầu có thể khiến khuyên rốn bị thắt chặt. Điều này làm tăng nguy cơ bị rách da và nhiễm trùng ở vị trí xỏ khuyên.

Do đó, nếu bạn mới xỏ khuyên rốn dưới 1 năm thì nên tháo ra càng sớm càng tốt khi mang thai. Nếu vết xỏ khuyên đã có dấu hiệu nhiễm trùng (ngứa, rát, chảy dịch…) trong thai kỳ thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế để được xử lý tốt nhất.

Đau rốn khi mang thai do thoát vị rốn

Một trong những nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai có thể lý giải rõ ràng và tìm thấy triệu chứng cụ thể đó là tình trạng thoát vị rốn. Đây là tình trạng mà ruột bị đẩy ra khoang rốn do có nhiều áp lực trong ổ bụng. Khi ruột mắc kẹt ở vùng này có thể dẫn đến viêm đau.

Thoát vị rốn rất dễ nhận biết vì bạn có thể sờ thấy một khối phồng cứng ở vùng rốn. Hiện tượng này không quá phổ biến nhưng mẹ bầu có nguy cơ thoát vị rốn nếu mang thai nhiều lần, mang đa thai hoặc béo phì. Vì vậy, nếu có triệu chứng bất thường kể trên thì bạn nên đi khám để được bác sĩ theo dõi và điều trị đúng phương pháp.

Ngoài ra, đối với một số mẹ đã từng phẫu thuật ở thành bụng thì các mô sẹo cũ cũng có thể bị kéo căng và dính vào rốn khi bụng bầu ngày càng lớn. Từ đó gây khó chịu, đau rốn khi mang thai ở những tháng cuối.

Mẹ nên làm thế nào để giảm đau rốn khi mang thai?

Đau bụng quanh rốn khi mang thai tháng thứ 5

Nếu tình trạng đau rốn khi mang thai không liên quan đến thoát vị rốn, mẹ có thể không cần quá lo lắng. Cơn đau rốn do áp lực từ tử cung thường không nguy hiểm. Một số mẹ có thể nhanh chóng quen với cảm giác này nhưng một số mẹ có thể cảm thấy khó chịu khi bụng ngày càng to. Vậy mẹ có thể áp dụng giải pháp nào tại nhà để xoa dịu cơn đau?

Về cơ bản, để giảm đau rốn thì mẹ cần tìm cách làm giảm áp lực từ bụng. Một số mẹo sau có thể hữu ích:

  • Nên nằm nghiêng và dùng gối hỗ trợ dành cho mẹ bầu
  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu để giúp giảm đau lưng, đau bụng khi đứng
  • Chườm ấm lên khu vực bị đau để giảm khó chịu. Mẹ cần lưu ý là không chườm quá nóng hoặc chườm đá để tránh gây bỏng hoặc khiến rốn nhạy cảm hơn
  • Xoa bóp bụng bầu nhẹ nhàng cũng có thể hữu ích. Ngoài ra, đối với vùng da quanh rốn bị khô, ngứa, kích ứng thì mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm để xoa dịu làn da nhạy cảm.

Hầu hết các nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai thường không nguy hiểm và không gây biến chứng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu vùng rốn của bạn sưng đỏ, chảy máu, đau buốt hoặc đau dữ dội, kèm sốt, nôn mửa… thì nên đi khám để được bác sĩ xử lý kịp thời một số tình trạng như nhiễm trùng hoặc thoát vị rốn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.