Đánh giá đề thi đại học khóa 99 năm 2024

Cứ khi kết thúc mùa thi tốt nghiệp trung học phổ thông là việc có nên tiếp tục kỳ thi này hay không khi 98-99% học sinh đậu tốt nghiệp lại được đưa ra bàn luận.

Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì thi tốt nghiệp với tỷ lệ đỗ cao như vậy thì nên chuyển từ hình thức thi sang hình thức xét tốt nghiệp căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình học tập của học sinh. Còn việc thi tuyển đại học nên để các trường tự tổ chức.

Đặc biệt, năm nay, kỳ thi được tổ chức vào thời điểm đặc biệt đó là dịch COVID-19 và kết quả đạt 98,34%, tăng gần 4% so với năm ngoái.

Câu chuyện này tiếp tục được thảo luận khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nội dung định hướng thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2021-2025.

Có nên thi tốt nghiệp trung học phổ thông nữa hay không?

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: “Lâu nay văn hóa của ta, đối với học sinh nếu không thi là không học, nếu không thi thì giáo viên dạy không đúng định hướng đổi mới.

Do đó, nếu không tổ chức kỳ thi chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục”.

Đồng tình với quan điểm này, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Không chỉ Việt Nam mà quốc tế họ cũng thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng điều quan trọng là nếu không thi thì học sinh không học, giáo viên không dạy, cần gì dạy chỉ cần phê vào học bạ là xong.

Hơn nữa, tại Việt Nam, trình độ học sinh ở các vùng miền khác nhau nên phải đưa ra kỳ thi này để có chuẩn chung của cả nước.”

Đánh giá đề thi đại học khóa 99 năm 2024

ảnh minh họa: Thùy Linh

Còn theo thầy Lâm, thi là kết quả đánh giá quá trình học tập trong khi quá trình học tập nào cũng phải kiểm tra, Luật Giáo dục 2019 đã khẳng định điều đó.

“Chính vì vậy, thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa đúng thực tế, vừa đúng khoa học giáo dục. Không có quá trình học nào mà không kiểm tra đánh giá, nếu không kiểm tra, đánh giá thì coi như không học”, thầy Lâm khẳng định.

Lâu nay chúng ta thiên về dạy chữ, nay muốn phát triển tư duy, năng lực học trò thì hình thức thi phải thay đổi. Tuy nhiên, hình thức thi như thế nào thì cần phải nghiên cứu kỹ và đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng lộ trình.

Cả hai vị chuyên gia đều cho rằng, thời điểm hiện tại chưa thể giao cho địa phương xây dựng đề thi, “chỉ khi nào Bộ có lượng đề thi đủ lớn và khả năng tổ chức thi địa phương thật sự tốt thì khi đó phân cấp mạnh hơn nữa”.

Ngoài ra nhìn nhận về việc dù đã cố gắng nhưng điểm thi Ngoại ngữ sau nhiều năm vẫn chưa cải thiện được nhiều, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng:

“Hiện nay, học trò học chỉ để đối phó với hình thức thi trắc nghiệm nên giáo viên dạy “mẹo” trả lời đúng chứ không rèn được kỹ năng do đó học trò không phát huy được thế mạnh của mình.

Muốn nâng cao năng lực ngoại ngữ thì cần phải đặt ra điều kiện, ví như đạt chuẩn IELTS hoặc TOEFL ở một mức nào đó thì được tuyển thẳng vào đại học, đặc biệt cần yêu cầu viên chức từ cấp tỉnh phải thông thạo ngoại ngữ. Chỉ cần như vậy tự khắc học sinh phải chủ động học”.

Nhìn nhận qua 6 năm khi thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì đổi mới thi, đánh giá, kỳ thi được hoàn thiện theo hướng năm sau tốt hơn năm trước.

Đặc biệt, năm 2020, mặc dù khó khăn do dịch bệnh COVID-19 nhưng tiến trình đổi mới kỳ thi vẫn theo xu hướng tốt, kiên định, kỳ thi đã được tổ chức thành công thì Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng:

“Đến nay số bài thi, môn thi, thời gian thi tương đối ổn định, phương thức thi phân cấp cho địa phương là hoàn toàn đúng đắn do đó năm 2021 đến năm 2025 nên giữ kỳ thi cơ bản giống như năm nay, chỉ cần tăng cường ngân hàng câu hỏi và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của kỳ thi”.

Qua trao đổi với các chuyên gia cho thấy, cần phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội.

Đánh giá đề thi đại học khóa 99 năm 2024

Toàn cảnh hội nghị

Ngày 20/9, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ kỳ thi năm 2024.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ổn định

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 khẳng định, phương án thi tốt nghiệp năm 2024 được giữ ổn định và tạo thuận lợi nhiều hơn cho thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là kỳ thi cuối theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023 về hình thức tổ chức, mô hình; tuy nhiên sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để khắc phục các hạn chế bất cập của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023".

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi, tỉ lệ thí sinh dự thi chiếm 98,86%. Tỉ lệ tốt nghiệp trên toàn quốc đạt 98,88%. Có 41 thí sinh vi phạm quy chế, bị đình chỉ thi.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, qua phân tích phổ điểm, đề thi bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, có sự phân hoá phù hợp, kết quả thi phản ánh khách quan kết quả học tập của thí sinh và chất lượng dạy học ở các địa phương theo vùng miền.

Đây là năm đầu tiên sau nhiều năm Bộ công bố kết quả thi vào ban ngày (8h), thay vì vào buổi tối như các năm trước, được dư luận xã hội ủng hộ. Đây cũng là năm việc ứng dụng công nghệ thông tin được tăng cường, thí sinh đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến, tạo thuận lợi nhiều hơn cho thí sinh.

Theo ông Huỳnh Văn Chương, năm 2023, dù số lượng thí sinh vi phạm quy chế thi đã giảm so với năm 2022, song vẫn còn là một hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh đó, còn một số giáo viên chưa thực hiện đúng, đủ quy trình coi thi; một số Sở GD&ĐT chưa chủ động xử lý công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền…

Giai đoạn 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy

Về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025, theo PGS. Huỳnh Văn Chương, mục đích tổ chức thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Đối tượng dự thi gồm: Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT; người học đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Người học đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục nơi học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc tại địa điểm do Sở GD&ĐT quy định. Hồ sơ đăng ký dự thi được chuyển về Sở GD&ĐT để xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức thi.

Về môn thi, kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 tổ chức thi theo môn, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ; trong đó một số môn bắt buộc và một số môn lựa chọn.

Nội dung thi bám sát mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Bộ GD&ĐT quy định khung thời gian tổ chức thi (lịch thi chung), phù hợp với kế hoạch thời gian năm học để bảo đảm thống nhất trong cả nước.

Phương thức xét công nhận tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.

Về phương thức tổ chức thi và lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2025-2030 giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau 2030: Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Về phân cấp, phân quyền tổ chức thi: Bộ GD&ĐT chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các địa phương chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo lịch thi chung của Bộ GD&ĐT.