Dân ta phải biết sử ta - cho tường gốc tích nước nhà việt nam . đó là tác phẩm nào

Những câu chuyện về học và thi môn Lịch sử đã được bàn luận rất nhiều năm trở lại đây. Ngược thời gian trở về năm 2014, dư luận xôn xao câu chuyện, năm đó rất ít học sinh chọn môn lịch sử làm môn thi tốt nghiệp. Có trường không có học sinh nào đăng ký, có trường chỉ có một em, thế là em này liền được coi là hiện tượng, được phỏng vấn, được chụp ảnh đăng báo. 

Hay mới đây nhất là chuyện, Lịch sử trở thành môn "tự chọn" nằm trong tổ hợp khoa học xã hội từ lớp 10. 

Cụ thể, theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã phê duyệt năm 2018 [thường gọi là chương trình GDPT 2018] và bắt đầu áp dụng kể từ năm học 2022 – 2023, chương trình lớp 10 mới nói riêng và bậc THPT nói chung cho phép học sinh được lựa chọn môn học, nội dung học để phù hợp với năng khiếu, sở thích của mình. Và trong số các môn học lựa chọn thì có: Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hóa học, Sinh học; Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học và Nghệ thuật [gồm Âm nhạc và Mĩ thuật].

Các trường có thể xây dựng nhiều tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập để đáp ứng nhu cầu của người học vừa đảm bảo phù hợp điều kiện đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường.

Năm 2014, nói về câu chuyện "Lịch sử", PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cùng chia sẻ trên tờ Quân đội nhân dân rằng: Lịch sử là môn học lẽ ra phải được coi trọng vì lịch sử là quá khứ của một dân tộc. Bác Hồ đã nói, lịch sử là "gốc tích nước nhà". Lịch sử làm nên văn hóa dân tộc, quy định bản sắc văn hóa, tâm hồn tính cách dân tộc. 

Người ta nói, quá khứ cắt nghĩa hiện tại, hiện tại cắt nghĩa tương lai là theo nghĩa này. Đúng vậy, quá khứ luôn là điểm tự, là bệ phóng cho hiện tại. Bài học từ quá khứ sẽ là hành trang tinh thần cho thế hệ hôm nay cất cánh bay vào tương lai.

Trong tác phẩm nổi tiếng “Lịch sử nước ta”, Bác Hồ có hai câu thơ này: Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Hai câu thơ này không chỉ đơn thuần là lời kêu gọi mà còn là chân lý, là khoa học, là mỹ học. Bác nói “cho tường” nôm na nhưng thật sâu sắc: Phải biết lịch sử một cách tường tận, rõ ràng, cụ thể. Không dạy cho thế hệ tương lai biết tường tận về lịch sử là có lỗi với lịch sử.

"Biết sử ta" không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện, một vài chiến công hiển hách, một vài tên vị tướng anh hùng mà phải biết tìm hiểu "cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Có nghĩa là phải biết tường tận "chân tơ kẽ tóc", càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân quý giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nhà nước, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc

Khi chúng ta thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong lòng ta, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh trong ta và ta càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Câu nói của Người không chỉ có giá trị ở thời điểm đó, mà có giá trị muôn đời.

Xem thêm: Lịch sử trở thành môn "tự chọn": Đã có lý giải từ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sau nhiều kì điều chỉnh, giá mặt hàng xăng dầu đều đã vượt mốc 30.000 đồng/lít, kéo theo nhiều mặt hàng tiêu dùng, nguyên liệu đầu vào tăng cao. Chính vì thế, các doanh nghiệp [DN] ngành bán lẻ đang đối mặt với bài toán chi phí và bình ổn giá...

Nghiên cứu - Trao đổi

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”...

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhằm lồng ghép nội dung hòa nhập người cao tuổi [NCT] vào quản lí rủi ro thiên tai [RRTT] dựa vào cộng đồng [DVCĐ], nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của thiên tai đối với NCT và cả cộng đồng, Tổ chức Hỗ trợ NCT Quốc tế [HAI] phối hợp với Trung ương Hội NCT Việt Nam và BĐD Hội NCT 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Thừa Thiên Huế tổ chức triển khai Dự án VIE 083 tại 3 tỉnh trên. Dự án thực hiện trong 2 năm, từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2023, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] tài trợ thông qua Văn phòng Hỗ trợ Nhân đạo [BHA] và Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ [AmCross].

Nghiên cứu - Trao đổi

Sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với hoạt động báo chí. Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình lao động, học hỏi và giác ngộ cách mạng, Bác bắt đầu quan tâm đến một phương tiện thông tin phổ biến, nhiều tác dụng là báo chí.

Nghiên cứu - Trao đổi

Đã có nhiều người trong và ngoài nước viết và làm phim tài liệu về nhà tình báo, thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Phạm Xuân Ẩn. Với tôi, ngoài say mê tìm hiểu những chiến công thầm lặng của ông với tư cách là một điệp viên siêu hạng, ngày càng muốn biết nhiều hơn về con người phi thường này với tư cách là một phóng viên vào loại giỏi nhất thế giới…

Nghiên cứu - Trao đổi

Ngày 17/4/1975, Campuchia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dưới ngọn cờ của Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia do Samđech Nôrôđôm Sihanúc làm Chủ tịch. Nhân dân Campuchia chưa kịp mừng chiến thắng thì bè lũ Pôn Pốt đã ra lệnh đuổi tất cả người dân ra khỏi thành phố, làng mạc quê hương. Pôn Pốt - Iêng Xari - Khiêu Sămphon lên cầm quyền đã thi hành một đường lối, chính sách cực kì phản động.

Nghiên cứu - Trao đổi

Lịch sử nước ta là một bài diễn ca lịch sử Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng tác năm 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Bài thơ gồm 208 câu thơ lục bát[1] dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ là hơn 95% dân số mù chữ.[2][3]

Lịch sử nước ta

Phần đầu bài thơ Lịch sử nước ta

Bài thơ gồm 208 câu lục bát, tiếp sau đó là niên biểu lịch sử Việt Nam, được ông đặt dưới tên gọiNhững năm quan trọng, gồm 30 cột mốc, bắt đầu từ mốc trước Tây lịch "2879 - Hồng Bàng" và kết thúc là mốc:"1945 - Việt Nam độc lập".

Bộ Tuyên truyền của Việt Minh xuất bản và phát xuống cơ sở vào tháng 2-1942.

Phần niên biểu kết thúc là mốc:"1945 - Việt Nam độc lập", đây được coi là một lời "tiên tri" chính xác kỳ lạ. Vì bài thơ viết năm 1941, vậy mà Hồ Chí Minh đã dự đoán chính xác Việt Nam sẽ giành được độc lập vào năm 1945 [Cách mạng Tháng Tám lập ra nước Việt Nam độc lập diễn ra vào đúng năm đó]

Miêu tả cuốn sáchSửa đổi

Cuốn sách được viết bằng tập giấy dó mỏng dính, khổ 9 x 15cm. Trong đó, Hồ Chí Minh đã tường thuật cả tiến trình hơn 4.000 năm lịch sử "dựng nước và giữ nước" cho đến đầu thế kỷ 20. Tất cả chỉ 14 trang [có hai trang mục lục], có nhắc tới đủ hết các triều đại, nhân vật lịch sử Việt Nam. Khi xuất bản cuốn sách này, Hồ Chí Minh vừa là tác giả vừa là biên tập viên, vừa là người trình bày, vừa là họa sĩ minh họa, đồng thời lại là thợ in và sửa morasse. Vào thời gian xuất bản cuốn sách được in bằng thạch bản. Bên trong sách, còn có hình minh họa [sáu bức tranh]: ông Đề Thám cưỡi ngựa, Lý Thường Kiệt cầm kiếm, Hai Bà Trưng cưỡi voi xung trận... do chính tay Hồ Chí Minh vẽ.[1]

Câu thơ tiêu biểuSửa đổi

Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

Kể năm hơn bốn ngàn năm,

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.

— Hồ Chí Minh

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b Hoàng Thái Sơn [18 tháng 5 năm 2013]. “"Lịch sử nước ta"- một tác phẩm xuất sắc của Hồ Chí Minh”. Báo điện tử Tổ quốc.
  2. ^ Phạm Hải Yến - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. “Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ”. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Hoàng Phương [31 tháng 8 năm 2015]. “Phong trào diệt giặc dốt 70 năm trước”. Báo điện tử VnExpress.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Toàn văn tác phẩm Lịch sử nước ta tại Wikisource
  • Bài thơ Lịch sử nước ta. Thi viện

Video liên quan

Chủ Đề