Phong trào thi đua của thầy và trò trong nhà trường

[GD&TĐ] - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 2 năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đến nay đã có 100% các trường tham gia phong trào thi đua. Cảnh quan và điều kiện cơ sở vật chất của các trường đã được cải thiện nhanh chóng, có cây xanh bóng mát, có lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh…

Nhằm nâng cao hơn nữa giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh với một cơ chế xã hội đủ mạnh và sự phối hợp hiệu quả của gia đình – nhà trường và xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông và mầm non giai đoạn 2008 – 2013 chính là sự cụ thể hóa của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” trong giai đoạn hiện nay.

Lớp học đàn của trường THCS Lê Quý Đôn [Hải Dương] [ảnh: gdtd.vn].

Mục đích của phong trào là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của thầy và trò trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

Yêu cầu của phong trào thi đua là tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ, đảm bảo có đủ nhà vệ sinh sạch sẽ. Thầy, cô giáo đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hội nhập quốc tế; tăng cường giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh từ thực tiễn. Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cở sở.

Giờ ra chơi của trường TH Thái Phiên [Hải Phòng] [ảnh: gdtd.vn]

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua tới tất cả các Sở Giáo dục & Đào tạo, các trường phổ thông. Cùng đó, Bộ cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn, đánh giá kết quả phong trào thi đua của từng bậc học làm căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức đánh giá phong trào thi đua sau mỗi năm học; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hoàn thành việc biên soạn tài liệu về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ cốt cán các tỉnh, thành phố.

Cùng đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ký các chương trình phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, Trung ương Đoàn TNCS HCM, Hội LHPN VN, Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện phong trào này giai đoạn 2008 – 2013. Với kế hoạch dài này, việc giáo dục toàn diện học sinh từ nay bước sang một giai đoạn mới: Không chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm huy động nguồn lực của mình để giáo dục thế hệ tương lai của đất nước và cả hai ngành và 3 đoàn thể cũng tham gia. Đây là cơ sở cốt lõi của hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị của nước ta cùng với sự tham gia của gia đình, các đoàn thể và lực lượng xã hội khác để giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.

Cùng đu quay nhé... [trường MN Hoa Cú, Hải Phòng] [ảnh: gdtd.vn].

Sau 2 năm thực hiện phong trào, cảnh quan và điều kiện cơ sở vất chất của các nhà trường được cải thiện nhanh chóng, có cây xanh bóng mát có lớp học đủ ảnh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh. Số công trình vệ sinh đã tăng thêm 20% so với trước, nâng số trường có công trình vệ sinh lên 38.893 trường, đạt 96,7%, trong đó có 83,9% đạt vệ sinh…Các trường cũng đã đặt các thùng rác thân thiện để đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ. Các trường cũng trồng mới được 2,2 triệu cây xanh phù hợp điều kiện môi trường.

Phong trào thi đua được triển khai với 5 nội dung chính là: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luênj kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

Về dạy và học hiệu quả, giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh được hướng dẫn cách tự học, cách tổ chức và tham gia các hoạt động làm việc theo nhóm, chủ động bày tỏ các quan điểm, hiểu biết trong bài học.

Thư viện của trường TH Khương Mai [Thanh Xuân, Hà Nội] [ảnh: gdtd.vn].

Về rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Học sinh được tranh bị những kiến thức cơ bản để ứng xử với những tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, kỹ năng tự chăm sóc bản thân… Một số trường đã xây dựng được bộ Quy tắc ứng xử văn hóa, thành lập tổ tư vấn, xây dựng hệ thống câu lạc bộ trong nhà trường…

Tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, đưa văn hóa dân gian vào trường học đã được lồng ghét tích hợp vào các hoạt động chính khóa và ngoại khóa của nhà trường. Qua các trò chơi và làn điệu dân ca, học sinh cảm nhận được tình yêu thương đối với quê hương, đất nước.

Tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di sản lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương là một mặt mạnh trong triển khai phong trào thời gian qua góp phần giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử, làm cho học sinh hiểu và tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc từ hoạt động thực tiễn…

Tranh của học sinh trường THCS Phan Đình Giót [Hà Nội] hướng tới kỷ niệm Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội [ảnh: gdtd.vn].

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện nội dung, biện pháp, cơ chế thực hiện để tạo ra một phong trào có tính hoàn chỉnh trong giai đoạn 2008 – 2013; Xây dựng phong trào trở thành giải pháp đột phá trong giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm giảm những bức xúc của xã hội về việc “nặng dạy chữ, nhẹ dạy người”, tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, phòng chống tệ nạn xã hội; Tăng cường rèn luyện kỹ năng sống và các hoạt động xã hội cho học sinh; Xây dựng cơ chế để mỗi gia đình, ban ngành, đoàn thể, nhà trường, địa phương nhận thức và phân công trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ, đồng thời tạo ra môi trường thân thiện ở cả gia đình và nhà trường. Cùng đó, qua phong trào, ngành giáo dục cũng xác định được mức độ thân thiện, tích cực của nhà trường, cán bộ, giáo viên, học sinh, gia đình và địa phương bằng bộ công cụ đánh giá.

Quang Anh  

Page 2

Ngày 1-7-2010, Nghị định 49 của Chính phủ sẽ có hiệu lực, trong đó xác định nguyên tắc thu học phí công lập từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.


Chia sẻ phí đào tạo


Theo đó, khung học phí của giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà năm học 2010-2011 theo 3 vùng: thành thị từ 40.000-200.000 đồng/tháng/học sinh, nông thôn từ 20.000 - 80.000 đồng/tháng/học sinh và miền núi từ 5.000 - 40.000 đồng/tháng/học sinh.


Tuy nhiên, từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hằng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định, HĐND cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hằng năm phù hợp với thực tế của các vùng ở địa phương mình.


Các trường mầm non và phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo song phải trình UBND cấp tỉnh cho phép, đồng thời phải thực hiện quy chế công khai do Bộ GD-ĐT quy định.

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.

Nghị định quy định cụ thể mức trần học phí đối với đào tạo trình độ ĐH tại trường công lập theo 3 nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà. Cụ thể: Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản có trần học phí năm học 2010-2011 là 290.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2011-2012 là 355.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2012-2013 là 420.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2013-2014 là 485.000 đồng/tháng/sinh viên và học năm 2014-2015 là 550.000 đồng/tháng/sinh viên. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch có trần học phí năm học 2010-2011 là 310.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2011-2012 là 395.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2012-2013 là 480.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2013-2014 là 565.000 đồng/tháng/sinh viên và năm học 2014-2015 là 650.000 đồng/tháng/sinh viên.

Y dược có trần học phí năm học 2010-2011 là 340.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2011-2012 là 455.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2012-2013 là 570.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2013-2014 là 685.000 đồng/tháng/sinh viên và năm học 2014-2015 là 800.000 đồng/tháng/sinh viên.


Cơ sở ngoài công lập được quyết định mức học phí


Đối với trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, mức trần học phí được xác định theo hệ số so với ĐH. Cụ thể: trung cấp chuyên nghiệp mức trần học phí bằng 0,7 mức trần học phí ĐH, CĐ là 0,8, đào tạo thạc sĩ là 1,5 và đào tạo tiến sĩ là 2,5.


Nghị định quy định học phí được thu hằng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cả kỳ học hoặc cả năm học. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và ĐH, học phí được thu 10 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, dạy nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học.


Nghị định cũng quy định các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí nhưng phải công khai mức học phí cho từng năm học [đối với giáo dục mầm non và phổ thông]; công khai cho từng năm học và dự kiến với cả khóa học [đối với giáo dục nghề nghiệp và ĐH] đồng thời phải thực hiện quy chế công khai với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH quy định.

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2010

Hơn 1,8 triệu lượt thí sinh ĐKDT

Ngày 15-5, bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH [Bộ GD-ĐT], cho biết tổng hồ sơ đăng ký dự thi [ĐKDT] ĐH, CĐ năm 2010 là 1.868.742, trong đó hệ ĐH là 1.378.878 hồ sơ [chiếm 73,7%],  hệ CĐ có 489.864 hồ sơ [chiếm 26,3%]. So với năm 2009, số lượng hồ sơ ĐKDT giảm 12,6%.


Thống kê cho thấy khối A có tỉ lệ thí sinh ĐKDT nhiều nhất với 743.607 hồ sơ [chiếm 53,9%], tiếp theo là khối B với 272.608 hồ sơ [chiếm 19,8%], khối D 209.102 hồ sơ [chiếm 15,2%], khối C 105.151 hồ sơ [chiếm 7,6%], các khối còn lại chiếm 3,5%. Ở hệ CĐ, số thí sinh ĐKDT khối A đạt 61%, khối B là 13,3%, khối D 13,9% và khối C 8,4%, còn lại là các khối khác.


Năm 2010, cả nước có 133 trường không tổ chức thi mà dựa vào kết quả thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trong đó có 46 trường ĐH, 87 trường CĐ...

Y.Anh

Phạm Dương

Video liên quan

Chủ Đề