Giải pháp cấp nước cho nhà cao tầng

Đăng bởi: V­ương Quân 0 07 tháng 2, 2018 04:51:CH

Trước tình trạng “đất chật người đông” hiện nay thì việc xây dựng nhiều toàn nhà cao tầng đã và đang là biện pháp tối ưu giải quyết vấn đề nhà ở của người dân. Đặc biệt ở các đô thị lớn, các tòa nhà cao tầng xuất hiện nhiều và san sát nhau. Những tòa nhà cao tầng phong phú, đa dạng về kiến trúc và kết cấu, trang thiết bị hiện đại, tiện nghi đã trở thành lựa chọn của nhiều gia đình, nhất là những gia đình trẻ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, đa số các hộ gia đình sống trong các toàn nhà này đều gặp vấn đề về nước dùng. Đã bao giờ bạn cảm thấy khó chịu khi nước trong vòi chảy rất nhỏ hay nước dưới cống thoát rất chậm chưa? Những phòng càng ở trên cao thì áp lực nước càng yếu nên nguồn nước được bơm lên không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng. Trong bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân tình trạng đó và kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng đúng tiêu chuẩn.
 

1. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – tìm hiểu chung
 

Việc thiết kế cấp thoát nước trong nhà cao tầng trở thành một điều vô cùng quan trọng trước khi xây nhà cao tầng hay cao ốc. Thiết kế cấp thoát nước trong nhà cao tầng là thiết kế hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, thoát nước mưa và sau đó thu tất cả các loại  nước sinh hoạt, nước thải [và cả nước mưa] từ các hệ thống đường ống phụ trong tòa để xử lý, điều hòa, phân phối rồi vận chuyển qua hệ thống mạng lưới thoát nước  xuống bể tự hoại rồi thải ra ngoài. Hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhà cao tầng dùng để dẫn nước từ bể chứa cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày.
 


 

Thiết kế hệ thống thoát nước cho nhà cao tầng sẽ bao gồm hệ thống thoát nước mưa từ mái, ban công và hệ thống thoát nước sinh hoạt từ nhà vệ sinh, chậu rửa, nhà tắm…Nước được thu lại qua phễu thu, theo đường ống thoát nước tới bể tự hoại rồi chảy ra ngoài theo đường ống thoát nước. Các phần cố định của hệ thống thoát nước bao gồm các đường ống nước thải, xi phông, hố ga. Hệ thống nước có các qui định , nguyên tắc cần phải tuân theo để đảm bảo tốt tính năng và hiệu quả sử dụng , đồng thời đảm bảo được tinh an toàn cho người sử dụng. Vì thế để thiết kế , lắp đặt hay sửa chữa hệ thống nước cho nhà , toà nhà… cần những người hiểu biết về công việc , được cấp phép hoạt động
 

Xem thêm: Kiến trúc nhà 2 tầng đẹp

2. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản

Thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà cao tầng bao gồm các hệ thống như sau: Hầu hết các hệ thống cấp nước đều sử dụng tích hợp của 3 loại hệ thống: Hệ thống cấp nước trực tiếp, hệ thống cấp nước gián tiếp và hệ thống thoát nước thải.

- Hệ thống cấp nước trực tiếp dùng nước sạch được cấp từ đường ống nước công cộng bằng áp suất thủy lực bên trong đường ống chính.

- Hệ thống cấp nước gián tiếp dùng máy bơm hút nước sạch vào bể trên mái nhà, sau đó dẫn nước đi thông qua mạng lưới đường ống phụ.

- Đối với hệ thống thoát nước thải, nước thải sẽ di chuyển qua các ống từ nhà vệ sinh và các chậu rửa chạy xuống bể tự hoại rồi được xử lý sau đó được thải ra ngoài. Hệ thống cấp nước này bao gồm: máy bơm nước, đường ống đứng, bể chứa, thiết bị phao tự ngắt và các đường ống phụ.
 

a. Nguyên tắc thiết kế hệ thống cấp nước
 

- Đường ống đến các thiết bị dùng nước ngắn nhất

- Các đường ống nằm thẳng thường đặt trong hộp kỹ thuật gần các thiết bị dùng nhiều nước, các đường ống nằm nang thường đặt trong tường. DO đó, ống phải tốt. mối nối phải khít.

- Không đặt đường ống qua phòng ngủ

- Mỗi đường nhánh không phụ vụ quá 5 thiết bị dùng nước.

- Nên có bể chìm để dự trữ nước và bơm lên cao để dùng thuận tiện và thoát được các chất khử trùng. Đường ống bơm nên trên cao nên làm riêng, nếu không, cần phải có van một chiều.

- Tiêu chuẩn dùng nước trung bình mỗi người 1 ngày đêm là 0.2m3
 


 

b. Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước
 

- Đường ống phải đủ lớn

- Hệ thống đường ống thoát nước phải có hai loại: thoát nước buồng xí và thoát nước nước, tắm giặt, bếp. Đường kính tối thiếu đối với loại 1 là 100mm, loại 2 là 75mm.

- Độ dốc của các đường ống nằm ngang phải nhỏ hơn 35%. Các ống nằm ngang nếu đi qua móng, tường có thể đặt dưới mặt nước ngầm.

- Phải có ống chắn rắc trên đầu ống [ đối với ống loại 2]
 


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước chảy yếu:

  • Không có bản vẽ thiết kế hệ thống thống ống nước nên khi thi công lắp đặt mà chỉ dựa theo sự suy đoán, ước chừng để thực hiện.
  • Do thiết kế đường ống nước: Ống nước nhà bạn được lắp đặt quá lòng vòng, nhiều đoạn gấp khúc không cần thiết.
  • Do đường kính ống nước quá lớn: Khi nguồn nước từ bồn chứa ở trên cao chảy xuống, áp lực nước ở tầng trệt là cao nhất. Nếu như các bạn mở tất cả các van vòi nước ở tầng trệt thì nước sẽ chảy rất nhanh và mạnh xuống dưới do đường kính ống to nên nước ở những tầng trên sẽ yếu

Cách khắc phục nước chảy yếu

Để nguồn nước được cung cấp đầy đủ trong tất cả các tầng lầu của công trình, các bạn hãy khắc phục nước chảy yếu bằng những giải pháp sau:

  • Cần phải có bản vẽ thiết kế hệ thống ống nước chi tiết và dựa vào đó để thi công.
  • Để tăng áp lực chảy xuống các phòng ở lầu cao các bạn hãy nâng cao vị trí của bồn chứa nước lên khoảng 03 – 04m so với vị trí hiện tại đồng thời lắp đặt lại hệ thống đường ống nước với đường kính như sau: Nên sử dụng những ống nước có đường kính là 34mm ở gần bồn chứa nước, sau đó giảm dần xuống 27mm và khi xuống tầng trệt chỉ nên dùng ống tối đa 21mm. Khi đó các ống chạy theo chiều ngang cũng không nên lớn hơn 21mm. Như vậy những phòng ở lầu thấp mở van vòi nước thì nước sẽ không chảy ồ ạt hết xuống dưới gây thiếu nước ở lầu cao.
  • Không nên lắp đặt đường ống nước quanh co và gấp khúc quá nhiều.
  • Kiểm tra ống nước thường xuyên để vệ sinh, bảo quản đường ống nước và thay thế nếu bên trong ống nước bị đóng vôi hay nứt vỡ.
  • Cuối cùng, nếu như các bạn làm mọi cách mà vẫn không thể làm nước chảy mạnh ở lầu cao thì hãy lắp đặt và sử dụng máy tăng áp

lực nước. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp này sẽ rất tốn kém.

Tham khảo: Những mẫu nhà mái lệch

3. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – Các biện pháp thi công
 

a. Phương pháp cấp nước cho nhà cao tầng sử dụng bể nước trên mái
 

Đây là phương án của các công trình Việt nam. Nước được bơm từ bể nước ngầm lên bể chứa trên mái, sau đó từ bể nước trên mái sẽ gồm các trục cấp nước cho các tầng phía dưới, phương án này không sợ mất điện máy bơm [vì bể nước mái dự trữ được tối thiểu 1 ngày đêm]. Tuy nhiên chúng ta phải xây dựng bể nước mái khá lớn trên mái nhà [thông thường khoảng 30-50m3].

b. Phương án không dùng bể nước trên mái
 

Là phương án không cần sử dụng bể nước mái, nước từ bể ngầm qua hệ thống máy bơm [có hệ thống bình tăng áp] cấp trực tiếp cho các thiết bị dùng nước. Phương án này được sử dụng rất nhiều ở các nước phát triển do nguồn điện ổn định. Nhược điểm phương án này là hệ thống bơm có công suất lớn hơn và phải có bình áp, phải có hệ thống điện dự phòng 24/24h.
 

Xem thêm: Bộ sưu tập những mẫu nhà chữ L đẹp và hợp phong thủy

4. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng – Các bước thi công

a. Định vị lấy dấu
 

Sau khi chọn được bằng, công tác lắp đặt các đường ống sẽ được bắt đầu. Các phần của hệ thống nước sinh hoạt:

 Cao độ lắp đặt ống nước và các thiết bị so với mặt sàn hoàn thiện như sau:

– Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m

– Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm

– Đầu chờ sen tắm: +0,75 m

– Đầu chờ lavabo: +0,55 m

– Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m

– Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m

– Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m

– Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC:-30 mm
 

b. Công tác chuẩn vị vật tư, thiết bị
 

Nguyên liệu và thiết bị vật tư phải được chuẩn bị và cung cấp đầy đủ trước khi lắp đặt để đảm bảo đúng tiến độ thi công yêu cầu. Kiểm tra các vật liệu đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chủng loại, số lượng như trong bản vẽ thiết kế.
 


c. Lắp đặt đường ống cấp nước
 

Để đảm bảo chất lượng, việc gia công cắt, ren ống được thực hiện trực tiếp tại chân công trình bằng bàn cắt thủ công kết hợp với máy cắt ren ống chuyên dụng. Đối với ống uPVC là loại ống nhựa được sử dụng nhiều nhất ở hầu hết các công trình nhà phố, biệt thự. So với ống kẽm và ống PPR thì ống nhựa PVC có giá thành thấp hơn rất nhiều và công tác lắp đặt nhanh chóng. Với ống PVC này thì việc lắp đặt đơn giản, các bạn chỉ cần dùng keo dán ống nước PVC chuyên dụng là được rồi. Còn đối với ống và phụ kiện ống PPR việc lắp đặt ống phức tạp hơn ống PVC, khi lắp đặt các bạn cần sử dụng máy cắt, hàn ống, khi liên kết các ống và các phụ kiện thì dùng máy hàn nhiệt cầm tay chuyên dụng. Khi hàn máy phải đủ nóng để làm mềm trong 4-6 giây, sau đó đưa vào kết nối với măng sông hay vật tư khác. Lưu ý trước khi hàn phải cắt ống sao cho bề mặt cắt phải phẳng, lau sạch đầu ống hàn, khi hàn ống, đấu nối các phụ kiện chú ý giữ ống và phụ kiện thẳng góc với máy hàn.
 

Đường ống cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp đặt các bạn sẽ vẽ lờn tường những đường cắt đục, sử dụng các loại máy cắt gạch kết hợp thủ công, để tạo rãnh trên tường. Độ sâu cắt đục tường trung bình là 3 – 4cm, độ rộng trung bình là 5-10cm tùy từng vị trí. Nếu tại vị trí có nhiều ống đi cùng 1 lộ nhà thầu sẽ đục cắt tường cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến kết cấu của tường. Việc chèn, đệm kín khe hở khớp nối ren khi thi công trục đường ống cấp nước được thực hiện bằng sợi đay tơ tẩm sơn. Tất cả các đầu ống trước và sau thi công đều được bịt kín bằng nút bịt ống tránh các vật lạ lọt vào và sẵn sàng cho công tác thử áp lực. Công tác thử áp lực đường ống sẽ được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong cho từng tầng. Sau khi lắp đặt ống xong dùng vữa xi măng trát cố định ống trên tường , dưới sàn nhà.

Để kiểm tra độ kín của đường ống cấp nước các bạn thực hiện phép đo thử như sau: bịt kín các đầu ống bằng nút bịt thép, dùng bơm nước, bơm nước đầy toàn bộ hệ ống cấp, sử dụng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2 [theo yêu cầu của thiết kế]. Duy trì trạng thái áp suất cao trong khoảng thời gian 15 phút, nếu sụt áp không vượt quá 0,2 kg/cm2 so với áp suất đỉnh là đạt yêu cầu. Nếu sụt áp vượt quá mức trên các bạn sẽ kiểm tra tìm chỗ rò rỉ để khắc phục.
 

Xem thêm: Những mẫu thiết kế nhà cổ điển 1,2,3 tầng
 

d. Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm
 

Trục đứng cấp nước được thiết kế ống thép tráng kẽm. Khi lắp đặt, các bạn căn cứ bản vẽ thiết kế để xác định các vị trí ống trục đứng cấp nước, dùng máy ren chuyên dụng để ren tiện các đầu ống, các mối tiện ren được sơn chống rỉ, quấn dây đay để đảm bảo khi lắp đặt xong các mối nối được kín khít, các ống trục đứng cấp nước được cố định bằng các giá treo đỡ ống [V 40x 40x 4], khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6 m, ống trục đứng được đưa lên các tầng thông qua hộp kỹ thuật vận chuyển bằng thủ công. Sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ thống trục đứng, các giá đỡ đảm bảo chắc chắn không bị rung lắc ta bịt các đầu chờ và tiến hành bơm thử áp lực.

Xác định vị trí lắp đặt bơm, đổ bệ bơm bằng bê tông để đảm bảo khi hoạt động không bị rung. Khi bê tông đủ độ chắc chắn ta lấy dấu khoan bắt chân máy bơm xuống bệ bê tông, dưới chân máy bơm đặt tấm đệm cao su dầy từ 1 đến 2 cm để chống rung, chống ồn. Máy bơm với ống hút và ống cấp lên bể mái được lắp đặt bằng khớp mềm, van 1 chiều chống va đập làm hỏng máy bơm. Khi lắp đặt xong các bạn sẽ mời nghiệm thu và đưa vào chạy thử, đảm bảo yêu cầu mới đưa vào sử dụng.

5. Kinh nghiệm lắp đặt hệ thống thoát nước cho nhà cao tầng.
 

Do thoát trục là ống uPVC D350, D300, D200, D150, D100 quy cách xuất xưởng 4m/đoạn nên các bạn sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Đối với các đoạn ống đi xuyên qua trần bê tông sẽ dùng máy khoan bê tông đục xuyên sàn. Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng các bạn dùng đai ôm ống hoặc giá đỡ ống bằng thép chữ L, ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm bình thường. Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang treo được chế tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ dốc.
 


Ống PVC và phụ kiện được nối với nhau bằng keo dán ống chuyên dụng. Kết nối ống bằng keo, lau sạch đầu ống và vật tư cần kết nối bằng giẻ dùng cọ thoa keo đều đầu ống và vật tư sau đó dùng tay ấn mạnh đầu ống vào vật tư và giữ chặt trong 3-5giây. Với hệ thống thoát nước ngoài công tác lắp đặt ống phải tiến hành công tác chống thấm cho các vị trí ống đi xuyên qua sàn bê tông. Các cửa thăm phải được bố trí ở phía dòng chảy hướng lên của bẫy nước và bố trí trực tiếp tại các bẫy nước của các ống thoát chính ngang , các ống xả rác. Tại nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45o của các đường ống thoát bồn cầu cần bố trí cửa thăm. Với các ống thoát chính theo phương đứng cần bố trí cửa thăm ở phía đáy của ống. Các cửa thăm phải dễ tiếp cận khi cần. Mỗi thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước ngăn mùi riêng.

6. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng – Kiểm tra và nghiệm thu

Việc kiểm tra thử áp lực cho các hệ thống đường ống giúp chúng ta đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống cấp thoát nước đã được thi công theo đúng tiêu chuẩn thiết kế ban đầu. Áp lực thử không được nhỏ hơn 1,25 lần áp lực làm việc lớn nhất của đoạn ống. Áp lực thử không được vượt quá giới hạn áp lực của ống hay gối đỡ đã thiết kế. Phải nối các đường ống nước thải sao cho phù hợp nhất, chẳng hạn như nước thải từ bồn rửa không được xả ra theo đường ống nước mưa. Phải đảm bảo đầu thoát nước thải không bị rác chặn hoặc phải có lưới để ngăn rác khỏi tắc đường ống. Tất cả các đường ống nước thải bao gồm đường ống chôn dưới đất, ống dẫn chất thải, ống thông gió và ống cống ngầm phải luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt. Cần phải kiểm tra định kỳ tất cả các đường ống trên; nếu phát hiện rò rỉ, tắc nghẽn hoặc hư hỏng, cần tiến hành sửa chữa ngay. Cần kiểm tra các cửa cống thường xuyên, nếu phát hiện tắc nghẽn thì phải xử lý ngay. Các cửa cống phải được bố trí sao cho việc bảo trì được thực hiện dễ dàng và thường xuyên. Không nên để các vật cản như đồ đạc hay cây cảnh ở khu vực này. Có thể ngăn chặn khí thải do rò rỉ từ các hố ga bằng cách sử dụng loại nắp cống hai lớp, hoặc sửa chữa ở các cạnh của lỗ cống hoặc các vết nứt ở các miệng cống.

Tham khảo: Bộ sưu tập nhà có gara ô tô đẹp nhất


 

7. Kinh nghiệm thi công cấp thoát nước nhà cao tầng – Các lỗi hay gặp khi thi công
 

a. Độ dốc của đường ống không đúng
 

Trong một vài trường hợp độ dốc của ống ngang có thể nhỏ hơn [ 1,5mm] nhưng độ dốc lý tưởng là 6,5mm cho 300mm chiều dài ống [2%]. Với độ dốc này , cho phép nước thải chảy chậm đủ để mang theo chất rắn và cũng đủ nhanh để vét sạch thành của ống . Ống dốc quá [>4%] cũng dễ bị tắc như ống có độ dốc không đủ , bởi vì chất lỏng di chuyển quá nhanh và để lại chất rắn ở phía sau.
 


 

b. Cửa thăm không tiếp cận được
 

Điều này thường xuyên xảy ra. Cửa thăm được lắp đặt đúng cách phải cho phép người thợ tiếp cận được và phải có đủ không gian để làm việc. Khoảng trống ít nhất từ 30 đến 45 cm.
 


 

c. Thông khí phẳng [nằm ngang]
 

Tất cả các cách thông khí cho bẫy được chia làm 2 loại : ướt và khô . Thông khí ướt là sử dụng ống thoát quá khổ mà cũng làm ống thông khí. Thông khí khô là dùng các ống riêng chỉ có 1 chức năng là cung cấp khí cho hệ thống . Cả 2 loại đều bị mất tác dụng khi bị lấp kín , nhưng thông khí ướt được giữ thông thoáng bằng sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống . Tuy nhiên ,nước mà dùng để rửa trôi trong hệ thống thông khí khô lắp đặt không đúng cách , có thể bị tắc cùng với các chất thải mà nó mang theo cùng.
 


Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm thi công cấp thoát nước cho nhà cao tầng. Hi vọng các bạn có thêm những kiến thức hữu ích cần thiết cho việc thiết kế và thi công hệ thống cấp thoát nước hiệu quả cho gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề