Cư xá bắc hải ở đâu

Dãy nhà lô M cũ kỹ của cư xá Vĩnh Hội bên cạnh những cao ốc hiện đại mới mọc lên tại Q.4, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Từ điển Hán - Việt không có từ "cư xá". Có lẽ hai từ ghép cư xá này được dùng sau năm 1954 để chỉ một khu nhà ở có cấu trúc giống nhau, do Gia Cư Liêm Giá Cuộc [GCLGC một công sở trực thuộc Tòa đô chánh, sau này thuộc Bộ Kiến thiết và thiết kế đô thị] xây dựng rồi bán lại cho dân chúng. 

Người muốn mua phải thuộc diện gia đình bị giải tỏa trong đô thành, nạn nhân hỏa hoạn, công chức, quân nhân người có nhà tại chỗ bị giải tỏa để xây dựng cư xá.

1 Để người dân có thể mua nhà cư xá, GCLGC quy định người mua nhà trong khu cư xá trả ngay 1/4 số tiền căn nhà và số tiền còn lại sẽ trả góp hằng tháng trong tám năm. 

Có nhiều loại cư xá từ bình dân đến cao cấp mà giá giao động từ 10.000-200.000, thậm chí kiểu villa giá bán có thể lên đến 350.000 đồng[*].

Từ năm 1958 người dân Sài Gòn đã mua hay quen thuộc với những khu cư xá như Bàn Cờ, Duy Tân [57 Phạm Ngọc Thạch ngày nay], cư xá Tự Do ở đường Lê Văn Duyệt xây trên khu đất rộng 5ha, cư xá Phú Thọ Hòa A tại xung quanh chợ Phú Thọ, cư xá phú Thọ C ở phía trước cửa trường đua [CX Lê Đại Hành], cư xá Dân Sinh bên lề đại lộ Ngô Đình Khôi [đường Công Lý nối dài], cư xá Vườn Lài, cư xá Kiến Thiết đường Công Lý xây dựng trên khu đất rộng ở hai bên đầu cầu Công Lý, cư xá Đô Thành...

Những năm sau xuất hiện những khu cư xá nổi tiếng, bây giờ chúng ta vẫn còn gọi tên như khu cư xá Bắc Hải, cư xá Lữ Gia, cư xá Thanh Đa, cư xá Ngân Hàng [Q.7]... 

Trong đó, phải kể đến khu cư xá Chu Mạnh Trinh [cư xá ngân hàng Đông Dương - nay là khu nhà đường Đoàn Thị Điểm, Q.Phú Nhuận] mà cư dân là các văn nghệ sĩ nổi tiếng như: Minh Trang - Quỳnh Giao, Phạm Duy, Năm Châu - Kim Cúc, nhà báo Hồng Tiêu - bà Tùng Long, nhạc sĩ Hoàng Nguyên, nhạc sĩ Tuấn Khanh...

2 Hồi ký của nữ ca sĩ Julie Quang có viết về cư dân văn nghệ trong cư xá: "Nếu các con cháu nghệ sĩ Năm Châu và Kim Cúc dùng bộ ván làm sân khấu cải lương tập diễn thì bên hàng xóm vài năm sau cái cư xá im ỉm thường nghe tiếng đàn trống điện, giọng hát của Duy Quang, Thái Hiền, Julie Quang tập dượt cho những sáng tác mới. 

Trong cư xá yên ắng buổi sáng như ban trưa nắng len vào từng góc khuất. Đầu ngõ, nơi mặt tiền đường có gia đình nhạc sĩ Song Ngọc, ông sang băng nhạc. Vào bên trong ngõ có gia đình nhạc sĩ Tuấn Khanh tự ca sĩ Trần Ngọc cũng sang băng nhạc.

Sáng sớm bọn nhóc đến trường, cánh đàn ông đến công sở, phụ nữ đi chợ cơm nước. Ban trưa mặc cho nắng khét tóc cháy da, bọn trẻ luôn tụ tập nơi ngõ chính đánh đáo đá banh, tiếng hò hét của lũ trẻ phá tan cơn mơ màng của cư xá vốn dĩ im lìm như buồn ngủ ngày. 

Buổi trưa lười trong ngày nắng hạ vắng tiếng rao hàng, tiếng còi xe inh ỏi... điếc tai! Nhưng không thiếu cái hừng hực sức sống của một mùa hè tuổi trẻ...".

Khi đã được mua cư xá, dù chưa trả hết tiền nhưng người dân biết nhà thuộc sở hữu của mình nên cải tạo, sửa chữa lại rất nhiều, từ nội thất đến mặt tiền nhưng không cơi nới, lấn chiếm diện tích công cộng. 

Có những khu cư xá không còn lại một ngôi nhà nào có hình dạng như hồi đầu mới xây cất. Ngay cả cái tên gọi cư xá cũng biến mất...

Người cư xá ngày xưa đều hoài niệm cái vẻ riêng hằn ghi trong lòng mối duyên tình về nơi chốn cũ. Nhìn lại những con đường nội bộ nay đã thay đổi để nhớ đến cô gái "láng giềng cư xá, nên đường đi chung" [Yên Nê]. 

Người cư xá trước lạ lẫm nhưng cùng đi trên những con đường nội bộ rồi qua thời gian sẽ quen nhau. Trong đó có những đứa trẻ cư xá cùng chơi, cùng lớn lên thành những chàng trai và cô gái vội vụt mắc cỡ khi biết mình đã lớn.

Để cư xá ngày xưa yên bình với những tình yêu thầm lặng mà dịu vặt với tiếng đàn đêm tán tỉnh cô láng giềng thay cho sự mở miệng ú ớ, những dòng thơ trong nhật ký không dám gửi. Một tình yêu rất đỗi... cư xá!

Bây giờ cư xá có nỗi buồn, nỗi buồn thật thụ vì cái sự tài lanh về định nghĩa cư xá trên Gúgồ.

Đây là định nghĩa cư xá ngày nay để giải thích cho cư xá của ngày xưa "Cư xá là dành riêng cho một số người và chỉ là thuê chứ không mua đứt được, ví dụ cư xá sinh viên thì chỉ có sinh viên mới được đăng ký ở", hay "cư xá: [phương ngữ, từ cũ] khu nhà ở tập thể [thường là nhà cao tầng]".

Giải thích cư xá kiểu này thì nhạc sĩ Phạm Duy có sống lại chắc sẽ có "nỗi buồn cư xá" thiệt vì gia đình ông từng ở cư xá Chu Mạnh Trinh.

Ông mua đàng hoàng chứ không có thuê đâu. Và cũng chẳng ở tập thể nữa. Lên Google cứ đọc là tin thì có nước...!

_________

[*] Tiền năm 1962. 1 USD = 73 đồng. Một ký gạo giá 7 đồng.

LÊ VĂN NGHĨA

Tỉnh thành VN > Hồ Chí Minh > Quận 10 > Đường Cư Xá Bắc Hải

Xem thêm:

Hình ảnh về Cư Xá Bắc Hải đang được cập nhật!

Hiện chưa có dự án nào tại Đường Cư Xá Bắc Hải, Quận 10 - Hồ Chí Minh

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1ACBBắc HảiSS16 Hồng Lĩnh, cư xá Bắc Hải, Phường 15, Q. 10, Thành phố Hồ Chí Minh
2EximbankPGD Bắc Hải2 Bis Cửu Long, Cư xá Bắc Hải, Phường 15, Q. 10, Hồ Chí Minh

Thông tin về Đường Cư Xá Bắc Hải, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Đường Cư Xá Bắc Hải, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Cư Xá Bắc Hải, Quận 10, Hồ Chí Minh

Sài Gòn có một khu vực nổi tiếng hầu như ai sống ở thành phố này đều biết đến, và cũng là một khu khá đặc biệt, đó là cư xá Bắc Hải, ngày nay thường được quen gọi là Khu Bắc Hải. Nơi này nằm giữa 2 khu vực nổi tiếng là Chí Hòa và Phú Thọ, khi xưa là 2 ngôi làng đã gắn liền với “đại đồn Chí Hòa” nổi tiếng của tướng Nguyễn Tri Phương xây dựng để phòng thủ chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha hồi 160 năm trước.

Khu Bắc Hải đặc biệt là vì nơi này có những con đường thẳng tắp được kết nối với nhau theo kiểu bàn cờ vuông vắn, với các tên đường được đặt rất ý nghĩa: Đường ngang đặt tên núi, đường dọc đặt tên sông của tất cả các sông, núi của nước Việt ở khắp cả 3 miền. Kề bên khu Bắc Hải là khu Chí Hòa với trại giam Chí Hòa nức tiếng, ở sát bên còn có nghĩa trang Đô Thành [tên khác là nghĩa địa Chí Hòa] mà ngày nay là công viên Lê Thị Riêng với những câu chuyện huyền bí về các hồn ma của nghĩa địa năm xưa được người Sài Gòn truyền tụng. Bài viết này sẽ tìm hiểu về lịch sử của Khu Bắc Hải [cư xá Bắc Hải] xưa và nay.

Công viên Lê Thị Riêng ngày nay. Ảnh: VnExpress

Cổng chính của cư xá Bắc Hải nằm trên đường được đặt tên là Bắc Hải. Không rõ cái tên này mang ý nghĩa là gì, vào thời xưa, đây vốn là một con hẻm của làng Chí Hòa. Năm 1946, khi Pháp quay trở lại Đông Dương thì họ xây dựng cư xá sĩ quan cho quân đội liên hiệp ở ngay bên cạnh con đường này, nên đường được mở rộng và mang tên là đường Quân Sự. Cư xá là những dãy nhà được xây dựng trên các con đường nội bộ được làm vuông vức như là bàn cờ, với trục đường chính là đường sau này được đặt tên là Cửu Long.

Về ý nghĩa của chữ “cư xá”, nó tương đồng với chữ “khu dân cư” ngày nay. Ở Sài Gòn trước 1975 có rất nhiều cư xá như vậy, ngoài cư xá Bắc Hải là nơi ở của các sĩ quan, còn có cư xá Brinks [tức là khách sạn Brinks ở đường Hai Bà Trưng] là nơi ở của các sĩ quan người Mỹ, cư xá Chu Mạnh Trinh là nơi ở của giới nghệ sĩ, và một loạt cư xá khác: cư xá Lữ Gia, cư xá Dân Sinh, cư xá Tự Do, cư xá Bàn Cờ, cư xá Thanh Đa, cư xá Kiến Thiết…

Cư xá Bắc Hải ngày nay

Từ năm 1959, cư xá này được gọi là Cư xá sĩ quan Chí Hòa, là nơi ở dành cho các sĩ quan của VNCH. Trong lịch sử 20 năm tồn tại, chính thể VNCH có tổng cộng 161 tướng lãnh, thì có tới 30 gia đình tướng lãnh ở tại cư xá này. Đến năm 1969, con đường Quân Sự được đổi tên thành được Bắc Hải, và cư xá sĩ quan có cổng chính nằm trên đường này cũng được đổi tên thành cư xá Bắc Hải. Từ thời điểm này, cư xá được giao cho một ban điều hành tự quản, ban điều hành đã đặt tên cho các con đường nội bộ theo tên sông và núi như đã nhắc tới. Về sông, có các tên sông Đồng Nai, sông Cửu Long, Hương Giang, núi có Châu Thới, Bửu Long, Thất Sơn, Trường Sơn, Bạch Mã, Ba Vì, Hồng Lĩnh, Tam Đảo.

Ban đầu, cư xá sĩ quan chỉ có 16 dãy nhà, 8 dãy mỗi bên nhìn ra trục đường chính Cửu Long, mỗi bên có 4 dãy nhà màu vàng và 4 dãy nhà màu xanh, tất cả được bao quanh bởi những hàng cây trứng cá chạy dọc theo hai bên con đường trải đá dăm phân cách các dãy. Cư xá sĩ quan Chí Hòa là một khu vực biệt lập, tứ bề được bao bọc bảo vệ bằng hàng rào kẽm gai dày đặc.

Các dãy nhà cho sĩ quan nằm trong cư xá này được đặt tên là các chữ cái. Thí dụ đường Châu Thới đi qua 2 dãy nhà A,I, đường đi qua 4 dãy B,C,J,K tên là Bửu Long, đường Thất Sơn đi qua 5 dãy nhà D,E,L,M,AA, đường Trường Sơn đi qua 8 dãy MM,F,G,N,O,BB,CC,HH… Cư xá có 2 cổng ra vô, cổng trước nằm trên đường Bắc Hải, ngay ngã 3 Bắc Hải – Cửu Long, từ cổng chạy theo con đường chính của cư xá là Cửu Long đi xuyên suốt qua các dãy nhà, băng qua 7 con đường mang tên núi, tại mỗi ngã 4 là một cái bùng binh, có 5 cái bùng binh như vậy trên đường Cửu Long chỉ dài vỏn vẹn vài trăm mét.

Cổng sau của cư xá hướng ra đường Tô Hiến Thành, quẹo trái là đi về hướng chợ Hòa Hưng, quẹo phải ra ngã ba Tô Hiến Thành – Nguyễn Tri Phương [nay là đường Thành Thái] để ra Khu chợ cá đường Trần Quốc Toản [nay là đường Ba Tháng Hai]. Cổng sau chỉ được mở trong vòng 1 giờ đồng hồ vào buổi sáng [6h-7h] và buổi chiều [5h-6h], sau đó được khóa lại, cửa là hai cánh cổng sắt lớn và cao. Từ khoảng năm 1966, một số dãy nhà được xây thêm trong cư xá, lúc đó thì cổng sau mới mở thường xuyên và có một trạm gác. Đáng tiếc là vì cư xá Bắc Hải là nơi có tư gia của các sĩ quan, là khu biệt lập có lính gác nghiêm ngặt, nên thời đó không có nhiếp ảnh gia nào vào được để chụp ảnh lưu lại, vì vậy mà cư xá chỉ được mô tả lại qua lời kể của những người từng được sống tại đây.

Một con đường khá lớn khác băng ngang cư xá là đường Trường Sơn nằm vuông góc với đường chính Cửu Long, kéo dài qua bên hông nghĩa trang Đô Thành [nay là công viên Lê Thị Riêng], cắt ngang qua một con đường hẻm trước khu gia binh [hẻm này ngày nay là đường Hồ Bá Kiện], rồi thông với đường Lê Văn Duyệt [nay là CMT8].

Đường ngay cổng chính cư xá là Bắc Hải cũng đi dọc theo nghĩa trang Đô Thành, song song với Kinh Bảo Ngạn [đã bị lấp], cũng thông ra đường Lê Văn Duyệt. Bên trong nghĩa trang có một kênh nước thông với con kinh Bảo Ngạn. Khi giải tỏa khu nghĩa địa, lấp kênh Bảo Ngạn, đoạn kinh bên trong nghĩa địa được giữ lại, ngày nay là hồ câu cá bên trong công viên Lê Thị Riêng.

Hồ chính giữa công viên ngày nay

Xin nhắc thêm về nghĩa trang Đô Thành, trước 1975 còn có tên khác là nghĩa địa Chí Hòa, qua thời gian nhiều năm thì nơi đây mọc lên rất nhiều nấm mồ không có người thân, trong đó có cả của bà Lê Thị Riêng.

Nghĩa trang Đô Thành trước 1975

Năm 1968, vì sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng của cả 2 bên vào Tết Mậu Thân, chính quyền đã đào những hố chôn tập thể cho hàng ngàn thi thể, từ sự việc này mà sinh ra những lời đồn đại về những “hồn ma” đến tận ngày nay. Vì cư xá Bắc Hải nằm sát bên nghĩa trang Đô Thành nên đã có nhiều sự đồn đại về “ma ám” bên trong khu nhà ở của gia đình sĩ quan, và cả bên ngoài đường Lê Văn Duyệt – cổng chính của nghĩa trang.

Năm 1983, nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để trở thành công viên mang tên Lê Thị Riêng, tuy nhiên nghĩa trang của các xứ đạo tại đây vẫn còn lại cho đến năm 1998 mới bắt đầu được di dời, trong đó có nghĩa trang của họ đạo Chợ Quán. Trong đợt di dời này, người ta đã tìm thấy phần mộ của Trần Phú [Tổng bí thư đầu tiên của ĐCS] tại nghĩa trang họ đạo Chợ Quán trong nghĩa trang Đô Thành cũ.

Ngày nay, cư xá Bắc Hải không còn là khu biệt lập, mà trở thành một khu ăn chơi nổi tiếng của Sài Gòn với hàng quán bình dân và tiệm cafe nằm san sát nhau, lúc nào cũng nhộn nhịp rộn rã. Ngay bên cạnh là công viên Lê Thị Riêng xanh mát được mọc lên trên nền đất u ám năm xưa, và mặc dù vẫn còn những lời đồn đại về sự huyền bí của nơi này, nhưng công viên vẫn là nơi tấp nập người đến vui chơi và hóng mát.

Bài: Đông Kha – fb.com/1xuaxua

Video liên quan

Chủ Đề