Công ty sctv là loại hình công ty gì

Tin dịch vụ - Ngày 1-11-2014 tại TP.HCM, Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist Trụ sở: 31-33 Đinh Công Tráng, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM Website: www.sctv.com.vn - Email: [email protected]

Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) tiền thân là Công ty Liên doanh Truyền hình Cáp Sài Gòn, thành lập ngày 27/8/1992. Tại Việt Nam, SCTV tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực truyền hình cáp với những ưu thế vượt trội về mặt kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đang phục vụ hơn 1 triệu khách hàng trên cả nước với hơn 70 kênh truyền hình Analog, 135 kênh truyền hình kỹ thuật số, trong đó có 25 kênh truyền hình HD chất lượng cao. SCTV cũng là đơn vị có chức năng và kinh nghiệm trong việc thực hiện các dịch vụ Quảng cáo – trao đổi và mua bán bản quyền trong và ngoài nước. Ngoài ra, dịch vụ cung cấp các thiết bị chuyên ngành như Hệ thống Truyền hình cáp trên toàn quốc, Hệ thống camera chuyên dùng trong truyền hình, Hệ thống máy phát hình…cũng đang phát triển và nhận được nhiều tin cậy của khách hàng. Việc tự sản xuất và hợp tác sản xuất chương trình cũng là một chìa khóa quan trọng tạo nên sự khác biệt của SCTV. Một số kênh tiêu biểu có thể kể như SCTV1 (kênh hài), SCTV17 (phim tổng hợp), SCTV15 (thể thao)…. Bên cạnh đó, từ năm 2005, SCTV đã nghiên cứu, ứng dụng triển khai thành công công nghệ truy cập Internet qua mạng truyền hình cáp với thương hiệu SCTVNet. Tính trên cuối năm 2010, SCTVNet đã vươn lên vị trí thứ 4 tại TP. Hồ Chí Minh và thứ 5 cả nước về dịch vụ Internet với 150.000 khách hàng.

Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 phê duyệt "Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020". Theo đó, sẽ có 406 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn trong giai đoạn này. Trong đó năm 2017 có 135 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn, trong đó, Đài Truyền hình Việt Nam và Tổng công ty Saigontuorist mỗi bên sẽ thoái 12,5% vốn khỏi Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontuorist (SCTV) và chỉ còn nắm giữ 37,5% vốn ở doanh nghiệp này. Như vậy là nhà nước sẽ chỉ còn nắm giữ 25% vốn tại SCTV. SCTV là thương hiệu truyền hình trả tiền lớn nhất Việt Nam là đơn vị 100% vốn nhà nước, do VTV và Tổng công ty Saigontuorist mỗi bên sở hữu 50% vốn.

Quyết định 1232 cũng nêu rõ: Việc thoái vốn của công ty nông, lâm nghiệp và các công ty con và công ty liên kết của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực hiện cổ phần hóa; doanh nghiệp thuộc: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn; Bệnh viện Giao thông vận tải; Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam; Công ty Đầu tư Tháp truyền hình Việt Nam thực hiện theo Quyết định riêng của cấp có thẩm quyền.

Quyết định của Thủ tướng nhằm đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ gắn với việc đảm bảo nguồn thu cho phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2016 - 2020; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của nền kinh tế.

Theo danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền do Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử công bố hồi tháng 6/2017, tính tới thời điểm giữa năm 2017 có 15 nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền được cấp giấy phép. Bên cạnh những gương mặt lão làng trong lĩnh vực truyền hình như VTVcab, SCTV, AVG, VTC, HTVC, Hanoicab, VNPT, Viettel, K+.

SCTV được đánh giá là doanh nghiệp truyền hình trả tiền có doanh thu và thuê bao lớn nhất. Hồi cuối năm 2016, trong khi nhiều nhà mạng như VNPT, VTC kêu khó khăn trong phát triển thuê bao truyền hình do số lượng thuê bao rời mạng lớn hơn số thuê bao phát triển mới, thì đại gia trong làng truyền hình SCTV công bố đã cán mốc 4,5 triệu thuê bao. Theo thông tin SCTV cung cấp riêng cho ICTnews, tổng số thuê bao truyền hình trả tiền tính đến 31/12/2016 của SCTV là gần 4,5 triệu (trong đó có 1 triệu thuê bao truyền hình kỹ thuật số). Năm 2016 cũng là năm mà SCTV hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra, trong đó tỷ lệ tăng trưởng thuê bao bình quân toàn công ty năm 2016 đạt hơn 15%.

Kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp truyền hình trả tiền được đưa ra từ cuối năm 2015. Theo kế hoạch từ năm 2016, hai doanh nghiệp truyền hình trả tiền có số lượng thuê bao và doanh thu lớn nhất là Tổng công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) và Công ty Truyền hình cáp Saigontuorist (SCTV) sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về mô hình kinh doanh, khi VTV sẽ tiến hành tái cơ cấu các doanh nghiệp này.

Việc thoái vốn, rút dần vai trò của VTV tại các doanh nghiệp truyền hình trả tiền, theo ông Trần Bình Minh, Tổng giám đốc VTV, là để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho cổ đông và người sử dụng thuê bao. Sau khi bán cổ phần khỏi các đơn vị này, VTV sẽ chỉ đóng vai trò là đơn vị kiểm soát về nội dung. Trong tương lai VTV sẽ chỉ quản lý nội dung, không có vai trò trong việc quản lý kinh doanh của các đơn vị này. Vào cuối năm 2015, VTV đã thành lập Ban Biên tập nội dung Truyền hình trả tiền có nhiệm vụ kiểm soát nội dung trên tất cả các kênh truyền hình trả tiền của các doanh nghiệp có vốn của VTV. Từ nhiều năm nay, có thể nói VTV đang chi phối rất lớn đến thị trường truyền hình trả tiền. VTV đang sở hữu, đồng sở hữu ba đơn vị truyền hình trả tiền chi phối toàn bộ thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam.

“VTV sẽ chọn những nhà đầu tư mạnh về tài chính, quản lý điều hành tốt và đặc biệt phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình. VTV không chỉ tính đến việc bán cổ phần làm sao được nhiều tiền nhất mà còn phải tính đến việc khi đối tác mua cổ phần có mang lại giá trị, đem hiệu quả cho doanh nghiệp về sau này”, ông Trần Bình Minh phát biểu.

Theo ý kiến của các chuyên gia, nhiều khả năng các doanh nghiệp viễn thông sẽ là những đối tác chiến lược để đầu tư vào truyền hình trả tiền. Tuy thị trường truyền hình trả tiền có sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng truyền hình trả tiền vẫn được xem là một lĩnh vực làm ăn béo bở, với mức tăng trưởng của thị trường trong một năm vào khoảng 130 - 140%. Đầu tư vào truyền hình trả tiền có thể đem lại lợi nhuận lên tới 30 - 40 %/năm, hiếm có lĩnh vực kinh doanh nào thời điểm này kiếm nhiều tiền đến vậy.