Công thức tính công suất điện Vật lý 9

Minh Vũ 8 giờ trước

Chương trình vật lý lớp 9 bao gồm khá nhiều kiến thức nền tảng. Các em học sinh cần phải thuộc lòng khá nhiều công thức khó nhớ, khó hiểu. Bài viết sau đây tổng hợp chi tiết các công thức Vật Lý 9 giúp các em có thể tra cứu khi cần, học thuộc một cách dễ dàng hơn sau khi đã được thống kê chi tiết. Nội dung chương trình vật lý lớp 9 xoay quanh 3 mảng công thức: Điện học, điện từ và quang học.

Công thức điện học lớp 9

Định luật ôm

I = U / R, Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện [A]
  • U: Hiệu điện thế [V]
  • R: Điện trở [Ω]

Điện trở

Một số công thức điện trở cần thiết cần chú ý:

  • R = U / I
  • Điện trở mạch nối tiếp: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn
  • Điện trở mạch song song: Rtd= 1 / R1+1 / R2+…+ 1 / Rn
  • Điện trở của dây dẫn: R = ρl / s

Trong đó:

  • l: chiều dài dây [m]
  • S: tiết diện của dây [m2 ]
  • ρ điện trở suất [Ωm]
  • R điện trở [Ω]

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

  • Trong mạch nối tiếp: I = I1 = I2 =…= In và U = U1 + U2 +…+ Un
  • Trong mạch song song: I = I1 + I2 +…+ In và U = U1 = U2 =…= Un

Công suất điện

P = U.I, trong đó:

  • P: công suất [W]
  • U: hiệu điện thế [V]
  • I: cường độ dòng điện [A]

Nếu trong mạch có điện trở thì chúng ta cũng có thể áp dụng công thức được suy ra từ định luật ôm:

Công của dòng điện

A = P.t = U.I.t, trong đó:

  • A: công dòng điện [J]
  • P: công suất điện [W]
  • t: thời gian [s]
  • U: hiệu điện thế [V]
  • I: cường độ dòng điện [A]

Hiệu suất sử dụng điện

H = A1 / A * 100%. Trong đó:

  • A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
  • A: điện năng tiêu thụ.

Định luật Jun – Lenxơ

Q = I2.R.t, trong đó ta có:

  • Q: nhiệt lượng tỏa ra [J]
  • I: cường độ dòng điện [A]
  • R: điện trở [ Ω ]
  • t: thời gian [s]

Xem rõ hơn định luật Jun – Lenxo.

Công thức tính nhiệt lượng

Q=m.c.Δt, trong đó ta có:

  • m: khối lượng [kg]
  • c: nhiệt dung riêng [JkgK]
  • Δt: độ chênh lệch nhiệt độ [0C]

Công thức điện từ lớp 9

Hao phí tỏa nhiệt trên dây dẫn được tính bằng công thức.

Trong đó:

  • P: công suất [W]
  • U: hiệu điện thế [V]
  • R: Điện trở [Ω]

Công thức quang học lớp 9

Công thức của thấu kính hội tụ

  • Tỉ lệ chiều cao của vật và ảnh: h/h’= d/d’
  • Mối quan hệ giữa d và d’: 1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

  • d: Khoảng cách từ vật đến thấu kính
  • d’: Khoản cách từ ảnh tới thấu kính
  • f là tiêu cự của thấu kính
  • h là chiều cao của vật
  • h’ là chiều cao của ảnh

Công thức của thấu kính phân kỳ

Tỷ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

  • d là khoảng cách từ vật đến thấu kính
  • d’ là khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
  • f là tiêu cự của thấu kính
  • h là chiều cao của vật
  • h’ là chiều cao của ảnh

Để nhớ rõ hơn công thức về thấu kính hội tụ và phân kì thì chúng ta cần phải so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng, từ đó có thể đưa ra được cách học thuộc nhớ lâu và hiệu quả nhất.

Công thức về sự tạo ảnh trong phim

Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

  • d là khoảng cách từ vật đến vật kính
  • d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính
  • h là chiều cao của vật
  • h’ là chiều cao của ảnh trên phim

Trắc nghiệm ghi nhớ công thức

Câu 1: Cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn tăng lên gấp 2 lần thì khi đó cường độ dòng điện qua dây sẽ như thế nào?

A. tăng lên 2 lần

B. giảm đi 2 lần

C. tăng lên 4 lần

D. giảm đi 4 lần

Đáp án: A. Tăng lên hai lần

Câu 2: Đặt U1= 6V vào hai đầu dây dẫn. Khi đó ta có cường độ dòng điện qua dây là 0,5A. Nếu tăng hiệu điện thế đó lên thêm 3V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ là bao nhiêu?

A. tăng thêm 0,25A

B. giảm đi 0,25A

C. tăng thêm 0,50A

D. giảm đi 0,50A

Đáp án A. Tăng thêm 0,25A

Câu 3: Mắc một dây có điện trở R= 24Ω vào hiệu điện thế có U= 12V thì cường độ dòng điện đi qua dây dẫn như thế nào?

A. I = 2A

B. I = 1A

C. I = 0,5A

D. I = 0,25A

Đáp án: C. I = 0,5A

Bài toán này giải được nhờ áp dụng định luật ôm khá đơn giản.

Câu 4: Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 6V mà dòng điện qua nó cường độ là 0,2A thì điện trở của dây là bao nhiêu? Chọn đáp án chính xác:

A. 3

B. 12

C. 15

D. 30

Đáp án D. R = 30

Câu 5. Tìm nhận xét sai trong các nhận xét dưới đây?

A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.

B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.

C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.

D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Đáp án: D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.

Các công thức vật lý 9 không quá nhiều nhưng sẽ gây khó khăn cho người học nếu không thông kê logic. Quá trình học tập và làm bài tập sẽ rất khó nhớ hoặc nhớ sai. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các em có những phương pháp học vật lý dễ dàng hơn, đạt kết quả cao trong quá trình thi cử.

Chuyên đề Vật lý lớp 9: Công suất điện được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Chuyên đề: Công suất điện

  • A. Lý thuyết
  • B. Trắc nghiệm & Tự luận

A. Lý thuyết

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Công suất định mức của dụng cụ dùng điện

Số oát [W] ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

2. Công thức tính công suất điện

Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó:

P = U.I

Trong đó: P là công suất [W]

U là hiệu điện thế [V]

I là cường độ dòng điện [A]

Ngoài đơn vị oát [W] còn thường dùng đơn vị kilôoát [kW] và mêgaoát [MW]:

1 kW = 1000 W

1 MW = 1000000 W

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Tính công suất điện của một đoạn mạch

Áp dụng công thức P = U.I

Ngoài ra dựa vào định luật Ôm ta có thể tính công suất bằng các biểu thức như sau:

B. Trắc nghiệm & Tự luận

Câu 1: Công suất điện cho biết:

A. khả năng thực hiện công của dòng điện.

B. năng lượng của dòng điện.

C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện.

Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

→ Đáp án C

Câu 2: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là:

Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là

→ Đáp án A

Câu 3: Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện

tương ứng trên hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây?

Vì hai điện trở R1 và R2 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi U nên ta có: U = U1 = U2

Công suất trên hai điện trở:


→ Đáp án C

Câu 4: Trên nhiều dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220V và số oát [W]. Số oát này có ý nghĩa gì?

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

Số oát ghi trên dụng cụ điện có ý nghĩa công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V p>

→ Đáp án B

Câu 5: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:

A. 0,5A B. 2A C. 18A D. 1,5A



→ Đáp án A

Câu 6: Trên bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

A. 0,2 Ω B. 5 Ω C. 44 Ω D. 5500 Ω


→ Đáp án C

Câu 7: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch song song này.

A. 225W B. 150W C. 120W D. 175W

Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 và Đ2:


→ Đáp án D

Câu 8: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W. Trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W. Mắc hai bóng đèn nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này, cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.

A. 86,8W B. 33,3W C. 66,7W D. 85W

Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 và Đ2:


Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp:

R = R1 + R2 = 484 + 645,3 = 1129,3 Ω

Cường độ dòng điện qua mạch:


Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và Đ2:

U1 = I.R1 = 0,195.484 = 94,38V

U2 = I.R2 = 0,195.645,3 = 125,83V

Công suất của đoạn mạch:


→ Đáp án A

Câu 9: Trên bóng đèn có ghi 220V – 75W

a] Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của bóng đèn [Xem điện trở của đèn phụ thuộc không đáng kể vào nhiệt độ].

b] Khi hiệu điện thế trên mạng điện bị sụt 10% thì công suất của đèn bị sụt bao nhiêu phần trăm.

c] Khi hiệu điện thế mắc vào đèn giảm đi n lần thì công suất tiêu thụ của nó tăng hay giảm bao nhiêu lần? Áp dụng trường hợp khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn giảm 3 lần thì công suất như thế nào?

Đáp án

a] Điện trở của đèn:


Cường độ dòng điện định mức của đèn:


b] Khi bị sụt 10% thì còn lại 90%:

U’ = 0,9.U = 0,9.220 = 198V

Vậy khi hiệu điện thế giảm 3 lần thì công suất tiêu thụ giảm 9 lần.

Câu 10: Trên bóng đèn có ghi 220V – 55W

a] Tính điện trở của bóng đèn khi nó hoạt động bình thường [Cho rằng điện trở của nó không phụ thuộc vào nhiệt độ].

b] Tính công suất tiêu thụ của bóng đèn khi sử dụng mạng điện có hiệu điện thế 200V. Khi đó bóng đèn hoạt động bình thường không? Có thể dùng cầu chì loại 0,6A cho bóng đèn này được không?

Đáp án

Vì Iđm = 0,25A < 0,6A nên không thể dùng cầu chì loại 0,6A để bảo vệ cho bóng đèn này được.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 9: Công suất điện. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 9, Giải bài tập Vật lý lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Video liên quan

Chủ Đề