Nghiên cứu khoa học về thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh

Luận văn Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.Giao tiếp là một kĩ năng, là nhu cầu của con người trong xã hội, giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Đối với ngành y, điều dưỡng là người đầu tiêntiếp xúc với người bệnh trong quá trình người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện. Với điều dưỡng, đối tượng giao tiếp rất đặc biệt và phức tạp nên việc trang bị kỹ năng giao tiếp hàng ngày, hàng giờ là rất cần thiết. Giao tiếp là một phần rất quan trọng, thể hiện y đức của nhân viên y tế, nhất là đội ngũ làm công tác điều dưỡng, bởi đây là lực lượng chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số nhân viên toàn bệnh viện và ngày đêm gần gũi với người bệnh. Theo thống kê cho thấy trung bình mỗi ngày người bệnh nhận được sự tiếp xúc 15 – 20 phút với bác sĩ, nhưng nhận 6 – 8 lần sự tiếp xúc với điều dưỡng, tức là thời gian tiếp xúc với điều dưỡng khoảng 2 – 2,5 giờ [22]. Giao tiếp là một hoạt động thực hành chăm sóc của điều dưỡng, là chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện, vì vậy giao tiếp cần được quan tâm, chú trọng hơn để hướng đến hiệu quả trong công tác chăm sóc và điều trị.

Nhằm thay đổi phong cách phục vụ người bệnh của nhân viên y tế, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, cũng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh, đồng thời xây xựng hình ảnh đẹp của người y tế Việt Nam. Tại Việt Nam, trong những năm qua Bộ y tế đã đưa ra nhiều quy định về giaotiếp ứng xử như tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế [12 điều y đức], quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh, quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong sự nghiệp y tế. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tình trạng cáu gắt với người bệnh và người nhà gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến hình ảnh bệnh viện nói chung và nhân viên y tế nói riêng, đặc biệt là ngành điều dưỡng. Lý do cấp thiết hiện nay là trạng quá tải người bệnh thường xuyên xảy ra trong khi số lượng điều dưỡng thì không tăng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề chăm sóc, giao tiếp với người bệnh trong quá trình chăm sóc và điều trị.  Giao tiếp là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của người bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Ngoãn và cộng sự, đánh giá thực trạng giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai tháng 9 năm 2004 thì phần lớn người bệnh cho rằng thái độ của điều dưỡng đối với người bệnh trong quá trình đến khám và nhập viện là chu đáo [82,7% trong tổng số 300 phiếu]. Tuy nhiên vẫn còn một số người bệnh cho rằng thái độ giao tiếp của người điều dưỡng bình thường [17%], thờ ơ lạnh lùng [0,3%]. Có 81,7% người bệnh được phỏng vấn cảm thấy hài lòng về thái độ ứng xử của nhân viên y tế khi nằm điều trị tại bệnh viện, 16,7% số người bệnh trả lời là bình thường và vẫn còn 1% người bệnh chưa hài lòng [24]. Theo M. Cabe [2004] khi nghiên cứu về giao tiếp giữa điều dưỡng và ngườibệnh dựa trên những trải nghiệm của người bệnh cho thấy: có 4 chủ đề liên quan tới việc giao tiếp giữa điều dưỡng và người bệnh, đó là: sự thiếu thông tin, sự quan tâm, sự cảm thông và thái độ thân thiện của điều dưỡng. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tương phản trong các tài liệu cho rằng điều dưỡng giao tiếp không tốt với người bệnh, điều dưỡng có thể giao tiếp tốt với người bệnh khi họ sử dụng cách tiếp cận lấy người bệnh làm trung tâm thay vì lấy công việc làm trung tâm [44].

Nhằm nâng cao việc thực hành kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng, chúng tôi làm cuộc khảo sát ý kiến của người bệnh để đánh giá sự hài lòng của người bệnh cũng như tìm hiểu hiểu các yếu tố liên quan, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”.

Với mục tiêu: 1.    Khảo sát thực trạng giao tiếp của điều dưỡng khoa Nội Tổng hợp – Nội tiết với người bệnh. 2.    Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với điều dưỡng trong quá trình nằm viện. 3.    Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sự hài lòng về giao tiếp của điều dưỡng. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
A.    TIẾNG VIỆT

1.    Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Bùi Kim Nhung [2012], Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2012, Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế, số 845, tr. 31- 36 2.    Hồ Duy Bình, Giao tiếp với bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh, truy cập ngày 26/8/2011, tại trang web //www.khoahoc.com.vn/ doisong/yhoc/suckhoe/ 34483-Giao-tiep-voibenh-nhan-se-lam-tang-hieu-qua-tri-benh.aspx. 3.    Bộ y tế [2010], “ Chất lượng và sự thay đổi quan niệm về chất lượng”, quản lý chất lượng bệnh viện, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội, tr.48. 4.    Bộ y    tế [2015], Hướng tới sự hài lòng của người bệnh. 5.    Bộ y    tế [2010], “Quy trình quản lý chất lượng toàn diện”, quản lý chất lượng bệnh viện, tr. 63-72. 6.    Bộ y tế [2014], Thông tư số 7/2014/TT – BYT ngày 25 tháng 2 năm 2014 quy dịnh về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. 7.    Bộ y    tế [2001], Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh [Ban    hành kèm theo Quyết định số: 4031/ 2001/ QĐ – BYT, ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế]. 8.    Bộ y    tế [2004], Tài liệu Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản y học,    Hà    Nội. 9.    Bộ y    tế [2012], Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 10.    Bộ y    tế, Kĩ năng giao tiếp của điều dưỡng, Góc kĩ năng, tr. 1 – 2. 11.    Bộ y    tế [1997], Quy định vị trí chức năng, quyền hạn, nhiệm    vụ    của điều dưỡng. 12.    Bộ Lao động thương binh và Xã hội [2015], Quyết định số 59/2015/QĐ – TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đachiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.  13.    Nguyễn Văn Chức [2014J, Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh với côngtác chăm sóc điều dưỡng và các yếu tố liên quan năm 2014. 14.    Nguyễn Văn Chung [2014], Nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viên Quân y 110, tr. 52 – 55. 15.    Phạm Thị Minh Đức [2012], Tâm lý và đạo đức y học, giáo trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 9 -121. 16.    Phạm Trí Dũng [2009], “Tổng quan chung về bệnh viện Việt Nam hiện nay” Tạp chí Y tế Công cộng 5/2009”, [12], tr. 4 – 14. 17.    Nguyễn Thị Hạ [2007], “Tăng cường biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng tại các Bệnh viện ngành Y tế Bắc Giang”, Nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc, Lần thứ III, tr. 31- 39. 18.    Phạm Thanh Hải và Đinh Thị Thanh Thúy [2015], Bệnh viện Đa khoa huyện Tịnh Biên, Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về kĩ năng giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Tịnh Biên năm 2015, tr. 35 – 43. 19.    Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vũ Thanh Quang [2015], Đánh giá thực trạng khả năng giao tiếp với người bệnh của đội ngũ điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 110 năm 2015. 20.    Nguyễn Tuấn Hưng [2011], Nghiên cứu thực trạng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2011, Tạp chí Y học thực hành, 797[12], tr . 78 – 81. 21.    Nguyễn Thanh Huyền [2013], Ngôn ngữ cơ thể – yếu tố quan trọng, tác động nhiều nhất đến người nghe trong giao tiếp, Tạp chí giáo dục. 22.    Trần Thị Phương Lan và cộng sự [2011], Đánh giá thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và người nhà người bệnh tại Bệnh viện 354 – năm 2011, Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam [2 – 2012], tr. 10 – 15. 23.    Đỗ Thị Ngọc và cộng sự [2012], Nâng cao năng lực của điều dưỡng trong công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện E tháng 6/2012 – 6/2014, Tiểu luận, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.  24.    Ngô Thị Ngoãn và cộng sự [2004], Đánh giá thực trạng giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai tháng 9/2004, tr. 41- 45. 25.    Phạm Thị Nhuyên [2013], Khảo sát sự hài lòng của người nhà bệnh nhân với giao tiếp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương. 26.    Phạm Thị Bạch Mai [2014;, Khảo sát đánh giá khả năng giao tiếp của điều dưỡng tại khoa ngoại Bệnh viện Đồng Nai. 27.    Hồ Hải Phong [2009], Nghiên cứu mức độ hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cần Giuộc, Tỷnh Long An 2008 – 2009, Luận án chuyên khoa cấp II, Quản lí Y tế, Trường Đại học Y Dược Huế. 28.    Nguyễn Minh Quân, Huỳnh Mỹ Thư [2013], Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh nội trú sử dụng bảo hiểm Y tế và thân nhân tại Bệnh viện Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng cuối năm 2012, tạp chí y học thực hành, 880, tr. 250 – 256. 29.    Lê Thành Tài, Dương Hữu Nghị, Nguyễn Ngọc Thảo [2008], Khảo sát mức độ hài lòng của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện tai mũi họng Cần Thơ năm 2008, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 12, tr. 78 – 82. 30.    Đinh Ngọc Toàn, Trần Thị Nhung và cộng sự [2012], Khảo sát thực trựng thực hành quy chế giao tiếp của Điều dưỡng viên đối với người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình. 31.    Nguyễn Quốc Tuấn [2013;, Nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh 2012, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y dược Huế. 32.    Nguyễn Thị Cẩm Thu [2014], Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan tại bốn khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2014, tr. 4 – 8. 33.    Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về khám chữa bệnh tại 3 Bệnh viện Đa khoa hạng I thuộc sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh và hiệu quả một số can thiệp 2010 – 2012.  34.    Sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh [2015], Công văn số 2828/SYT – NVT về việc ban hành khuyến cáo tăng cường triển khai hoạt động làm giảm than phiền, bức xúc và tăng hài lòng của người bệnh. 35.    Tổ chức y tế thế giới, Vị trí ngành điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe ngày nay, tạp chí y học. 36.    Chăm sóc bệnh nhân, Xu hướng phát triển ngành điều dưỡng Việt Nam, tạp chí y học. B.    TIẾNG ANH 37.    Akhtari-Zavare M., Abdullah M.Y., Hasan S.T.S, et al[2010], “Patient satisfaction: eveluating nursing care for patient hospitalized with cancer in Tehran Teaching Hospital, Iran”, Global journal of health Science, 2[1], pp. 117. 38.    Boev C.A [2011] The relationship between nurses’ perception of work Environment and Nurse Sensitive patient outcome in adult critical care, Doctor of Philosycal, University of Rochester. 39.    Chapnam và Kimberly B [2009, November], Improving Communication among Nurses, Patients, and Physicians, American Journal of Nursing, 109[11], pp. 21 – 25. 40.    Freitas J.S.d Silva A.E.B.d.C, Minamisava R, et al[2014], “quality of nursing care and satisfaction of patients attended at a teaching hospital’, Revista lantino – americana de enfermagen, 22[3], pp. 454 – 460. 41.    Gayet-Ageron Angele [2011], “Barriers to participation in a patient satisfaction survey: who are we missing”, Plos One, pp. 6 – 10. 42.     Likert R [1932], A Technique for the Measurement of Attitudes, 140, pp. 1 – 55. 43.    Lis Christopher G, Mark Roderghier, James F Grutsch and Digant Gupta [2009], “Distribution and determinans of patient satisfaction in Oncology with a focus on health related quality of life”, BMC Health Services

Research, pp. 9 – 190.

MỤC LỤC Khảo sát thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại khoa Nội Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

ĐẶT VẤN ĐỀ    1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3 1.1.    Khái niệm về giao tiếp    3 1.2.    Vai trò của điều dưỡng trong bệnh viện    4 1.3.    Các yếu tố liên quan đến giao tiếp của điều dưỡng    9 1.4.    Sự hài lòng của người bệnh    9 1.5.    Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh    10 1.6.    Một số nghiên cứu về giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và sự hài lòng của người bệnh    12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP    NGHIÊN CỨU    16 2.1.    Đối tượng nghiên cứu    16 2.3.    Công cụ nghiên cứu    17 2.4.    Phân loại và định nghĩa các biến số    19 2.5.    Nội dung nghiên cứu    22 2.6.    Xử lý số liệu    23 2.7.    Đạo đức nghiên cứu    23 2.8.    Một số quy ước    24 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    25 3.1.    Đặc điểm chung của đối tượng    25 3.2.    Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng khoa NTH – NT với người bệnh    29 3.3.    Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với điều dưỡng trong quá trình nằm viện     33 3.4.    Yếu tố liên quan đến sự hài lòng về giao tiếp của điều dưỡng    36 Chương 4 BÀN LUẬN    39 4.1.    Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng    với người bệnh    39  4.2.    Sự hài lòng của người bệnh đối với điều dưỡng trong quá trình nằm viện … 42 4.3.    Yếu tố liên quan đến sự hài lòng về giao tiếp    của điều dưỡng    44 KẾT LUẬN    46 KIẾN NGHỊ    48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC  Bảng 3.1. Phân bố đối tượng theo giới    25 Bảng 3.2. Lý do đến khám của người bệnh    27 Bảng 3.3. Tình trạng sử dụng bảo hiểm y tế    27 Bảng 3.4. Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp    28 Bảng 3.5. Tình trạng nằm ghép của người bệnh    28 Bảng 3.6. Thực trạng giao tiếp khi người bệnh vào khoa điều trị    29 Bảng 3.7. Thực trạng chất lượng phục vụ khi người bệnh điều trị tại khoa    31 Bảng 3.8. Thực trạng khi cho người bệnh dùng thuốc và làm các thủ thuật    32 Bảng 3.9. Hài lòng của người bệnh với điều dưỡng về tinh thần    33 Bảng 3.10. Hài lòng của người bệnh với điều dưỡng khi cho dùng thuốc    34 Bảng 3.11. Hài lòng của người bệnh về hướng dẫn và giải thích    34 Bảng 3.12. Hài lòng của người bệnh khi có chỉ định phẫu thuật thủ thuật    35 Bảng 3.13. Liên quan giữa tuổi với sự hài lòng    36 Bảng 3.14. Liên quan giữa dân tộc với sự hài lòng    36 Bảng 3.15. Liên quan giữa giới tính với sự hài lòng    36 Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng bảo hiểm y tế với sự hài lòng    37 Bảng 3.17. Liên quan giữa địa dư với sự hài lòng    37 Bảng 3.18. Liên quan giữa nghề nghiệp với sự hài lòng    37 Bảng 3.19. Liên quan giữa điều kiện kinh tế với sự hài lòng    38 Bảng 3.20. Liên quan giữa trình độ học vấn với sự hài lòng    38  Biểu đồ 3.1. Phân bố    đối tượng    theo tuổi    25 Biểu đồ 3.2. Phân bố    đối tượng    theo trình độ học vấn    26 Biểu đồ 3.3. Phân bố    đối tượng    theo dân tộc    26 Biểu đồ 3.4. Phân bố    đối tượng    theo điều kiện kinh tế    27 Biểu đồ 3.5. Phân bố    đối tượng    theo địa dư    28 Biểu đồ 3.6. Tình trạng người bệnh làm thủ thuật    29 Biểu đồ 3.7. Mức độ hài lòng chung về giao tiếp của điều dưỡng    35 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề