Các nguồn tài liệu nghiên cứu có thể tìm được từ

Có khi nào nào đứng trước một một đề tài ta tự hỏi: “Có cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học nào hiệu quả và nhanh nhất không?” Hay chúng ta lại vội vàng lao ngày vào vào núi tài liệu mà bạn đã có?  Tìm tài liệu nghiên cứu khoa học là bước đầu tiên khi chúng ta muốn triển khai một nội dung khoa học mà chúng ta cần nghiên cứu, đây cũng là bước quan trọng nhất quyết định đến việc bài nghiên cứu của chúng ta có đi đúng hướng, chính xác hay không và có đạt được kết quả như chúng ta mong muốn hay không. Làm tốt bước này sẽ giúp các bạn hoàn thành đề tài nghiên cứu thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.

Cách tìm tài liệu chính thống, offline

Chính xác là mỗi ngôi trường chúng ta theo học đều có một thư viện khổng lồ với hàng trăm, hàng ngàn đầu sách. Và ta có thể hoàn toàn tận dụng nguồn tài liệu chính thống quý giá và lại không mất tiền này bằng cách mượn sách của thư viện về và nghiên cứu. Đọc nhanh các đầu mục và chắc chắn là chúng ta thấy chúng có liên quan và có ích cho đề tài chúng ta nghiên cứu. Tránh việc mượn sách không có chọn lọc và dàn trải, điều này sẽ làm tốn rất nhiều thời gian của bạn đó.

Tiếp theo là các bạn có thể nghĩ đến chính giảng viên trong trường của mình, trực tiếp gặp gỡ các thầy cô sau giờ học và bày tỏ sự chân thành, ham học của mình. Chắc chắn sẽ không có thầy cô nào “nỡ” từ chối bạn cả. Đi theo con đường thầy cô định hướng sẽ là con đường ngắn nhắn để bạn có thể hoàn thành bài nghiên cứu khoa học của mình, bạn cũng có thể nhờ các thầy cô gợi ý một vài đầu sách giúp đỡ được bạn trong đề tài nghiên cứu lần này. Tới đây rồi thì các bạn có thể đi thư viện được rồi nhé, thay vì việc phải tự mò mẫm trên thư viện luôn.

Tại Việt Nam, các bạn có thể tìm thấy nhiều sách và tài liệu nghiên cứu có liên quan tại các tiệm sách, tiệm photo xung quanh trường mình đó. Nhiều các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh còn coi nơi đây như là “cửa hàng biết tuốt” bởi vì thực sự là cần gì cũng sẽ có. Bạn nên thử tham khảo nhé.

Cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học online trên mạng

Internet ngày càng phát triển đem đến cho chúng ta những lợi ích mà chúng ta không tưởng. Chúng ta đã sống thông minh, thuận tiện hơn và cũng gấp gáp hơn nhờ Internet. Nhưng có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận được Internet mang đến cho chúng ta nguồn tài liệu khổng lồ, một tài nguyên vô tận, thật không quá khi nói rằng “Chỉ cần lang thang trên mạng, bạn có thể trả lời được tất cả những câu hỏi của bạn.”

Tuy vậy, cũng chính bởi nguồn thông tin quá lớn mà đa phần các thông tin lại chưa được kiểm chứng kỹ lưỡng, buộc chúng ta phải tỉnh táo khi quyết định mình sẽ theo nguồn thông tin từ trang web, bài báo nào và nên tham khảo, so sánh ở nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nếu cần thiết hãy mang những thông tin mà bạn thu thập được, hỏi lại giảng viên ở trên lớp. Đây cũng sẽ là điểm cộng rất lớn cho việc gây dựng lên một hình ảnh “học sinh tích cực” trong mắt thầy cô, gia tăng sự thiện cảm và yêu quý của thầy cô dành cho bạn đó.

Trong đó, Google là một trong những công cụ phổ biến và được ưa chuộng nhất vì sự tìm kiếm nguồn thông tin dễ dàng, nhanh chóng với lượng dữ liệu khổng lồ. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng Google Scholar – đây là một công cụ chuyên tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học rất phong phú: các bài báo cáo, nghiên cứu, đề tài, các đầu sách cũng được lọc từ những nguồn thông tin đáng tin cậy hơn.

Một số mẹo khi tìm kiếm từ khóa bằng Google cực hữu dụng:

  • Sử dụng dấu “ ”: đặt từ khóa mà bạn cần tìm kiếm trong dấu ngoặc trên, google sẽ trả lại bạn chính xác những kết quả có cả nguyên cụm từ khóa mà bạn tìm kiếm. Rất hữu ích khi bạn cần tìm tên người, tên tổ chức, các từ chuyên ngành riêng biệt.
  • Sử dụng dấu “+”: dùng dấu cộng trước những từ mà chúng ta muốn chúng có thêm trong bài chung với từ khóa mà chúng ta cần tìm kiếm.
  • Sử dụng dấu trừ “-“: dùng dấu trừ thì sẽ ngược lại.
  • Sử dụng từ khóa “filetype” giúp bạn tìm kiếm những thông tin liên quan tới từ khóa mà được định dưới dạng file doc, pdf, ppt.

Có thể bạn chưa biết! Tìm kiếm tài liệu bằng các từ khóa bằng tiếng Anh là một cách làm hiệu quả mà không phải ai cũng biết vì có rất nhiều người không đọc tài liệu được bằng tiếng Anh. Nhưng với sự phát triển vượt bậc của các nước phương Tây thì gần như là tất cả các vấn đề, các đề tài đều đã từng có rất nhiều người nghiên cứu và có đưa các thông tin về đề tài đó lên mạng, nhưng tất nhiên là bằng tiếng Anh. Vì vậy, tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung là một trong những chìa khóa trong việc phát triển và đưa sự nghiệp nghiên cứu của bạn lên một tầm cao mới.

Có rất nhiều cách tìm tài liệu nghiên cứu khoa học, mỗi một người đều có tư duy, suy nghĩ và tích lũy được một vốn hiểu biết khác nhau dẫn đến việc chúng ta có rất nhiều phương pháp, cách thức để tìm ra được các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu mỗi người. Tuy vậy, chúng ta đang sống trong xu hướng hội nhập quốc tế nên cần liên tục nâng chuẩn và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Việc nghiên cứu cũng đòi hỏi các em học sinh, sinh viên không chỉ quan tâm tới việc tìm tài liệu nghiên cứu như thế nào, ở đâu mà cần biết cách chọn lọc và đào sâu các tài liệu nghiên cứu của chính mình. Từ đó nâng cao chất lượng của bài nghiên cứu, năng lực của bản thân, góp phần vào sự thành công của mỗi người. 

Tài liệu tham khảo đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Đặc biệt là các nghiên cứu khoa học có quy mô như luận văn tốt nghiệp, khóa luận, luận án tiến sĩ, niên luận... thì chương tổng quan tài liệu bắt buộc phải có. Để tìm được các nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cũng như độ tin cậy cao không phải đơn giản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tìm tài liệu tham khảo cho luận văn một cách khoa học và chuyên nghiệp để nghiên cứu hiệu quả hơn.

Một số đặc tính của tài liệu tham khảo cho luận văn

Nghiên cứu tài liệu tham khảo trong giai đoạn ban đầu sẽ giúp bạn có cơ sở để lựa chọn đề tài nghiên cứu tốt hơn. Nếu quá trình nghiên cứu tài liệu tham khảo được thực hiện một cách bài bản và khoa học thì nó còn giúp bạn dễ dàng xác định mục tiêu nghiên cứu, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài của mình.

Khi tìm kiếm tài liệu tham khảo thì bạn cần phải quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau đây:

- Tầm tham khảo đủ rộng để có thể bao quát phạm vi nghiên cứu đề tài đã đặt ra.

- Mức độ tham khảo đủ sâu để có thể phân tích đúng cấp độ nghiên cứu của đề tài.

- Thông tin phải đánh giá vấn đề đặt ra một cách khách quan, đầy đủ, kịp thời và không bị lạc hậu so với dòng thông tin của chuyên ngành.

- Thông tin có chọn lọc và phù hợp với đề tài nghiên cứu.


Đặc tính của tài liệu tham khảo cho luận văn

Bao nhiêu tài liệu tham khảo cho một bài luận là đủ?

Để xác định số lượng tài liệu tham khảo cần thiết cho một bài luận, một đề tài nghiên cứu, một văn bản học thuật ta sẽ dựa trên các yếu tố: cấp độ, quy mô, lĩnh vực và độ khó đề tài… Không có một quy chuẩn cứng nhắc nào đặt ra cho việc phải có bao nhiêu tài liệu tham khảo trong bài luận. Tuy nhiên, thông thường số lượng tài liệu tối ưu nhất sẽ là:

  • Công trình nghiên cứu tổng quan: 200 - 1000
  • Luận án tiến sĩ: Từ 150 - 300 tài liệu tham khảo
  • Luận văn thạc sĩ: Từ 100 – 150 tài liệu tham khảo
  • Khóa luận/ luận văn tốt nghiệp đại học: 30 – 60 tài liệu tham khảo
  • Tiểu luận: 5 – 15  tài liệu tham khảo

Bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo? Nguồn tài liệu tham khảo quá lớn? Bạn không biết cách đánh giá tài liệu? Quỹ thời gian của bạn hạn hẹp… Đừng lo lắng, hãy để dịch vụ viết thuê luận văn, viết thuê tiểu luận của Luận Văn 2S giúp bạn!

Cách tìm tài liệu tham khảo cho luận văn

Khi đã xác định được đề tài và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, bạn hãy lựa chọn những nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy và phù hợp nhất. Sẽ có rất nhiều loại tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau tương ứng với từng nhóm ý tưởng nghiên cứu khác nhau. Sau khi đã có ý tưởng, bạn sẽ tiến hành tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Hiểu rõ đặc điểm của các nguồn tài liệu sẽ giúp bạn chọn lựa được phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo phù hợp.

Cách tìm tài liệu tham khảo

Cách tìm tài liệu tham khảo offline

Đối với nguồn tài liệu offline thì bạn nên chọn những thông tin, tài liệu đã được công bố như báo khoa học, sách đã xuất bản, giáo trình giảng dạy, luận văn, luận án, văn bản pháp quy... Bạn cũng có thể tham khảo các tài liệu chưa được công bố nhưng có độ tin cậy cao như báo cáo chờ in, báo cáo tại các hội nghị... 

Bạn có thể đến các trung tâm tài liệu hoặc thư viện trường để tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học và các bài luận trước. Thư viện trường có thể không đủ lượng tài liệu mới đa dạng để đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu nhưng đây lại là một nguồn tài liệu rất lớn mà bạn không thể bỏ qua. Những tài liệu này có tính chất căn bản, kinh điển và đã được chọn lọc, tích lũy trong một khoảng thời gian dài.

Cách tìm tài liệu tham khảo online

Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, internet chính là một kho tài liệu khổng lồ cho bạn tha hồ tìm kiếm. Tuy nhiên, chính vì nó quá lớn và không được kiểm chứng kỹ lưỡng nên thông tin ở đây rất đa dạng nên có thể xen lẫn thông tin sai sót hoặc chưa đầy đủ. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi tham khảo. Sau khi tìm được các nguồn thông tin phù hợp, bạn cần phải so sánh và tổng hợp để có được kết quả mong muốn. 

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin trên mạng một cách đơn giản và nhanh chóng. Các nguồn tài liệu tham khảo online rất phổ biến như thư viện online [tạp chí, báo điện tử, tài liệu nghe nhìn, luận văn điện tử...], các cơ sở dữ liệu, trung tâm tài liệu chuyên ngành online, diễn đàn chuyên môn, blog cá nhân của các chuyên gia đầu ngành, công cụ tìm kiếm [Google, Bing, Scirus...].

Trong đó, Google là một công cụ tìm kiếm được ưa chuộng nhất với một kho tài liệu khổng lồ. Ngoài việc tìm kiếm từ khóa trên thanh công cụ thông thường của Google, bạn nên tìm kiếm thêm ở Google Scholar - Một công cụ chuyên tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học và bài viết học thuật được phát triển bởi Google. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm được các bài báo khoa học, bài báo cáo, luận án, sách từ những nguồn đáng tin cậy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm tài liệu tại: researchgate.net; academic.research.microsoft.com; freefullpdf.com; papers.ssrn.com; doaj.org; arxiv.org; portal.highwire.org; pubmed.ncbi.nlm.nih.gov...

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Như Thế Nào Để Đạt Chuẩn?

Sau khi có kết quả tìm kiếm thì bạn cần phải đánh giá và chọn lọc kết quả. Đây là một việc đóng vai trò rất quan trọng khi tìm kiếm tài liệu tham khảo trên mạng. Đối với tài liệu được tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm thì bạn cần phải có sự đánh giá nghiêm ngặt với kết quả thu được. Cần phải thực hiện 2 bước đánh giá cụ thể: [1] đánh giá nhanh để chọn tài liệu có thể phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; [2] đánh giá chi tiết để nhận định độ tin cậy và tính phù hợp.

Tóm lại, khi tìm kiếm tài liệu tham khảo cho luận văn bạn cần phải có những bước đánh giá và lựa chọn kỹ lưỡng. Như vậy mới có thể đảm bảo được tính đúng đắn của tài liệu và mang lại giá trị thực sự cho luận văn. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề