Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào

Con người Việt Nam trong thế giới tự nhiên

11/09/2021 Ngữ văn

Buổi sơ khai văn học, bằng tư duy thần thoại, văn học nhìn tự nhiên như các vị thần linh, nhằm nhận thức, cải tạo, chinh phục cái tự nhiên này. Tiếp đến, tự nhiên chính là thiên nhiên quê hương, đất nước: núi sông, đồng ruộng, bến nước, dòng sông, con trâu, cánh cò tươi đẹp, thân thương. Thiên nhiên này chủ yếu được thể hiện trong các thể loại trữ tình dân gian.

Văn học trung đại cũng có một thiên nhiên hiện thực :

Mục đồng, sáo vẳng, trâu về hết

Cò trắng từng đôi, liệng xuống đồng [Trần Nhân Tông]

Và một thiên nhiên tượng trưng cho lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ của con người. Tùng, cúc, trúc mai là biểu thị hình ảnh con người thanh cao, cứng cỏi; lâm tuyền [rừng, suối] là thú ẩn đật, tránh xa thế sự nhiều tục lụy, nhiễu nhương.

Nhưng điểm chung lại là, dù thiên nhiên nào thì đó cũng là tình yêu đất nước hoặc thể hiện sự tương thông giữa người và cảnh – về với tự nhiên để giữ khí tiết phẩm giá con người. Cho nên Nguyễn Trãi mới ví mình như cây tùng, cây bách sương giá đã quen. Còn Nguyễn Trung Ngạn nơi đất khách, mường tượng cảnh dân dã quê nhà, đã khẳng định: “Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt; Dẫu vui đất khách chẳng bằng về”.

Thiên nhiên trong văn học hiện đại tiếp tục là sự thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, quê hương. Biểu thị tình yêu cuộc sống, con người, đôi lứa. Giảm thiểu tính trực tả tách biệt, ước lệ thường thấy ở văn học dân gian, văn học trung đại để đóng vai như một nhân vật đời thường của văn học. Sự hoà điệu con người và thiên nhiên được tăng cường, chứ không chỉ là bối cảnh theo kiểu “người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ”.

Ta có thể dẫn ra những hình ảnh thiên nhiên thực, rất người của văn học hiện đại. Thời trước, Nguyễn Du tả đôi mắt người con gái đẹp như nước mùa thu, núi mùa xuân [Làn thu thuỷ nét xuân sơn]. Ông dùng thiên nhiên diễm lệ để so sánh, không cần biết đôi mắt ấy có thực hay không. Nhưng thơ hiện đại thì khác, cũng dùng hình ảnh thiên nhiên, nhưng phải rất thực và nhất là, rất nhiều rung động của thi nhân trong đó. Xuân Diệu viết: Lá liễu dài như một nét mi. Với Tế Hanh “Ai bảo mắt em như lá liễu; Đã cắt lòng anh một nét dao”. Ngay như tả riêng thiên nhiên, thiên nhiên ấy cũng không mang giọt máu của nó mà mang giọt máu người:

Một tối bầu trời đắm sắc mây,

Cây tìm nghiêng xuống đoá hoa gầy,

Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ

Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy [Xuân Diệu]

Rồi như rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”. Ngay cái tàu lá chuối của Nam Cao cũng dãy lên đành đạch như là hứng tình, cũng như trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu; Đợi gió đông về để lả lơi của Hàn Mặc Tử chứ không như cái tàu chuối “tình thư một bức phong còn kín” của Ngyễn Trãi hay “Vầng trăng vằng vặc giữa trời; Đinh ninh hai miệng một lời song song”’ của Nguyễn Du.

Và tình yêu đối với cái thiên nhiên này, cũng là những tình yêu rất cá tính. Nồng thắm nhưng chân chất như Đoàn Văn Cừ, tiểu thư một chút như Anh Thơ, vương vui, buồn thế sự, nhân sinh như Huy Cận, đắm say, mạnh mẽ, vồ vập trong lành như Xuân Diệu. Dẫu ông có nói “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”.

Chia sẻ
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • LinkedIn

Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc

09/09/2021 Ngữ văn

Mục lục

  • Con người Việt Nam qua văn học
    • Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
    • Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc
    • Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội
    • Con người Việt Nam và ý thức về bản thân

"Con người" với "Tự nhiên" qua cái nhìn của nhà nhân chủng học

Đăng ngày: 14/08/2013 - 04:00Sửa đổi ngày: 12/01/2018 - 18:44

In bài viết
Gửi Email
Các tin đã đưa ngày:

Thay đổi mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

[ĐCSVN] – Nhân Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất [22/4], Tổng Thư ký Liên hợp quốc Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nỗ lực làm thay đổi mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và bảo vệ đại dương – “nguồn sống” trên hành tinh.
Thiên nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống con người. Ảnh: mnn.com

Trong thông điệp phát theo hình thức trực tuyến, người đứng đầu Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng tình trạng hiện nay là “đáng báo động”, trong đó áp lực từ các hoạt động của con người đang tiếp tục làm suy thoái đại dương và phá hủy môi trường sống thiết yếu. Ông Guterres cảnh báo Trái Đất đang ở điểm giới hạn mà Trái Đất có thể chịu được trước những tác động không mong muốn về khí hậu. Theo ông, nhân loại đang tiếp tục lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác cạn kiệt các loài động vật hoang dã và làm ô nhiễm môi trường không khí, đất và biển. Các hệ sinh thái và chuỗi thức ăn quan trọng đang "bên bờ vực sụp đổ".

“Những áp lực này đến từ các hoạt động của con người trên mặt đất và ở các khu vực bờ biển – vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ở đại dương, gồm cả rác thải nhựa. Trong đó, tình trạng đánh bắt thủy sản quá mức ước tính đã dẫn đến thiệt hại hàng năm 88,9 tỷ USD lợi nhuận ròng” – ông Guterres nói.

Từ những lập luận trên, người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi con người lưu tâm tới tình trạng khai thác thủy sản quá mức, hiện tượng ấm dần lên của các đại dương và các hành vi phá hủy sự đa dạng sinh học, sự dâng cao của nước biển đang có nguy cơ nhấn chìm các khu vực bờ biển.

“Số lượng của các khu vực được gọi là vùng chết dưới đại dương đã gia tăng trên phạm vi toàn cầu, từ con số hơn 400 trong năm 2008 lên tới 700 vào năm 2019… Khoảng 90% các loại thực vật rừng ngập mặn, cỏ biển và thực vật đầm lầy, cùng 31% các loài chim biển đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng… Rất nhiều lợi ích do đại dương mại lại cho con người lại đang bị tước bỏ bởi chính hành động của chúng ta” – Tổng thư ký Liên hợp quốc chỉ rõ.

Chia sẻ nhận định của các chuyên gia, ông Guterres thừa nhận, tình trạng này là do sự thất bại của chúng ta trong việc đạt được khả năng quản lý bền vững chung các khu vực bờ biển và đại dương. Qua đó, ông kêu gọi tất cả các bên liên quan lưu tâm đến vấn đề này cùng một số thông điệp cảnh báo khác. “Nâng cao nhận thức về đại dương và điều cần thiết” – ông Guterres nói.

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã cho thấy sự gắn kết giữa sức khỏe con người và sức khỏe hành tinh. Chính vì thế, chúng ta cần thay đổi mối quan hệ với thiên nhiên để phục hồi tốt hơn, đạt được sự phát triển bền vững và hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu ở mức dưới 1,5 độ C như mục tiêu mà thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã đề ra.

Người đứng đầu Liên hợp quốc khẳng định, tính bền vững của đại dương phụ thuộc vào sự phối hợp giữa tất cả chúng ta – bao gồm thông qua việc nghiên cứu chung, phát triển năng lực, chia sẻ dữ liệu, thông tin và công nghệ. Thập kỷ Khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc được khởi động trong năm nay chính là khuôn khổ toàn cầu để chúng ta cùng hành động hướng tới mục tiêu này. Trong đó, những đánh giá trong bản báo cáo của Liên hợp quốc đã nhấn mạnh tính cấp bách của việc đạt được những kết quả tham vọng trong các Hội nghị cấp cao cùng các sự kiện của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học và khí hậu.

Tổng thư ký Liên hợp quốc tin tưởng rằng, sát cánh cùng nhau, chúng ta có thể thúc đẩy một tương lai phục hồi xanh sau đại dịch COVID-19 cũng như bảo đảm một mối quan hệ bền vững lâu dài với đại dương./.

T.Lan [Theo Xinhua, un.org]

Video liên quan

Chủ Đề