Chuyển nhượng vốn là gì

Hiện nay việc thành lập các công ty ngày càng nhiều kèm theo đó là tình trạng chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần cũng ngày càng gia tăng trong đó có bao gồm việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình công ty mà hiện nay được khá nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn do tính đặc thù cũng như những ưu điểm của loại hình công ty này.

Khi thành viên trong công ty có nhu cầu hay do những điều kiện bắt buộc mà thành viên có phần vốn góp phải chuyển nhượng đối với số vốn góp trong công ty cho thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho cá nhân khác không phải là thành viên trong công ty thì về thủ tục sẽ được tiến hành như thế nào?

1. Chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên

Thứ nhất, khái niệm:

Chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ở đây được xem là hành vi của những thành viên trong công ty thực hiện việc tiến hành thủ tục về chuyển giao một phần hoặc chuyển giao đối với toàn bộ các quyền cũng như về nghĩa vụ tương ứng với phần góp vốn của mình đã góp vào trong công ty cho thành viên khác khi có nhu cầu hoặc cho cá nhân, tổ chức khác nhưng lại không phải thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên đó.

Theo đó thì có thể thấy rằng đối với các quyền, nghĩa vụ ở đây sẽ được xác định bằng tiền hoặc bằng các giá trị vật chất khác theo đúng như đối với thỏa thuận của bên chuyển nhượng và của bên nhận chuyển nhượng đối với số phần vốn góp đó. Nếu trong trường hợp mà thành viên chuyển nhượng phần vốn góp có yêu cầu muốn chuyển nhượng đối với số vốn cho người khác thì phải tuân theo các quy định về trình tự tại Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014.

Thứ hai, các hình thức, nguyên tắc chuyển nhượng vốn góp:

Chuyển nhượng lại cho công ty:

Thành viên có phần vốn góp có quyền yêu cầu phía bên công ty thực hiện việc mua lại đối với phần vốn góp của mình, nếu trong trường hợp mà thành viên đó đã thực hiện việc bỏ phiếu đối với việc không tán thành về nghị quyết của Hội đồng thành viên về một trong những vấn đề sau đây:

+ Công ty tiến hành họp hội đồng thành viên để tiến hành bỏ phiếu đối với việc tiến hành tổ chức lại công ty.

+ Công ty có sự thay đổi, sửa đổi hay bổ sung về các nội dung đã được quy định trong Điều lệ công ty mà những nội dung được thay đổi hay sửa đổi này lại liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các thành viên cũng như Hội đồng thành viên mà thành viên chuyển nhượng cổ phần đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với sự thay đổi hoặc sửa đổi đó nhưng không được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên.

Xem thêm: Tư cách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

+ Công ty có sự thay đổi mà theo điều lệ công ty thì thành viên khi không đồng ý thì có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc chuyển nhượng lại phần vốn góp đó cho thành viên khác hoặc cá nhân khác mà không phải là thành viên của công ty.

Đối với những yêu cầu về việc mua lại phần vốn góp thì phải được thực hiện bằng văn bản rõ ràng và thành viên chuyển nhượng vốn góp phải gửi đến phía công ty trong thời gian 15 ngày kể từ ngày thông qua đối với nghị quyết đã được quy định.

Sau khi nhận được văn bản yêu cầu của thành viên có nhu cầu muốn chuyển nhượng vốn góp thì phía công ty sẽ tiến hành việc thỏa thuận về giá đối với số cổ phần chuyển nhượng đó, nếu không thể tiến hành được việc thỏa thuận về giá thì công ty phải thực hiện việc mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo đúng như giá đã được định theo nguyên tắc mua lại phần vốn góp được quy định trong điều lệ công ty hoặc mua lại theo khung giá của thị trường và việc mua lại này sẽ được thực hiện trong vòng 15 ngày và tính từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản của thành viên chuyển nhượng phần vốn góp. Việc tiến hành thanh toán chỉ được thực hiện nếu có căn cứ xác định rằng sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại đó, công ty này vẫn có thể đủ khả năng thanh toán đối với các khoản nợ hiện hữu cũng như thực hiện được đầy đủ về các nghĩa vụ thanh toán tài sản khác.

Chuyển nhượng lại cho các thành viên khác của công ty:

Nếu trong trường hợp mà phía công ty không thực hiện việc mua lại phần vốn góp theo quy định thì thành viên có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp đó có quyền tự do thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp đó cho các thành viên khác của công ty.

Chuyển nhượng lại cho người không phải là thành viên của công ty:

Theo các nội dung trên thì có thể thấy về nguyên tắc thành viên có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp của mình thì trước hết thành viên phải thực hiện việc chào bán số cổ phần đó cho các thành viên trong công ty trước với cùng một điều kiện và cùng một tỷ lệ tương ứng với số vốn góp của họ. Trong trường hợp nếu các thành viên trong công ty không ai muốn mua lại hoặc có mua nhưng mua không hết thì trong thời hạn là 30 ngày được tính kể từ ngày tiến hành việc chào bán thì thành viên đó mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty mua lại số cổ phần trên.

Các trường hợp ngoại lệ:

Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Tuy nhiên, sẽ có các trường hợp mà thành viên chuyển nhượng phần vốn góp không phải tiến hành thực hiện việc chuyển nhượng theo nguyên tắc như trên khi chuyển nhượng đó là:

+ Thành viên muốn sử dụng phần vốn góp đó để trả nợ thì thành viên đó có thể tiến hành thực hiện việc sử dụng đối với phần vốn góp của mình đó để thực hiện việc trực tiếp trả đối với một nghĩa vụ nợ nào đó, hoặc có thể sử dụng phần vốn góp đó như một loại tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi khoản nợ đến hạn. Như vậy có thể thấy đây cũng được xem là một trong những hành vi thực hiện việc chuyển nhượng vốn. Trong trường hợp chuyển nhượng mà áp dụng nguyên tắc này thì cá nhân người nhận chuyển nhượng có thể được trở thành thanh viên của công ty đó nếu được phía Hội đồng thành viên đồng ý chấp thuận. Nếu trong trường hợp mà người nhận thanh toán không có ý định muốn trở thành thành viên của công ty đó hoặc không được phía Hội đồng thành viên chấp thuận trong việc trở thành thành viên của công ty thì người này phải thực hiện việc chào bán đối với phần vốn góp theo đúng quy định tại Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014.

+ Công ty không thực hiện việc mua lại phần vốn góp, cũng như không thanh toán được đối với phần vốn góp mua lại hoặc là hai bên không có thỏa thuận được về giá mua lại phần vốn góp thì thành viên chuyển nhượng vốn góp đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên của công ty.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổngđài:1900.6568

2. Chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đối với việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ được tiến hành nhìn chung là đơn giản hơn so với hình thức chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn mà có từ hai thành viên trở lên do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chỉ có một chủ sở hữu nhất định. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp mà thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà có nhu cầu muốn chuyển nhượng vốn thì có thể xảy ra hai trường hợp đó là:

Thứ nhất, nếu trong trường hợp mà thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đó thực hiện việc chuyển nhượng một phần vốn góp trong công ty cho cá nhân, tổ chức khác thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ban đầu phải tiến hành đối với việc chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp sang một mô hình mà có nhiều chủ sở hữu.

Thứ hai, đối với trường hợp mà thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng đối với toàn bộ số vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên này sẽ phải tiến hành việc thay đổi chủ sở hữu qua Phòng Đăng ký kinh doanh.

3. Thủ tục thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện

Bước 1, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn:

Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên có phải thành lập ban kiểm soát không?

Hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

Thông báo thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty;

Quyết định thông qua của phía Hội đồng thành viên của công ty;

Biên bản họp tại buổi họp hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên công ty;

Thông báo về việc lập sổ thành viên;

Hợp đồng về việc chuyển nhượng, hay biên bản thanh lý đối với phần vốn góp của thành viên;

Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn;

Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của cá nhân nhận chuyển nhượng phần vốn góp [Bản sao chứng thực];

Xem thêm: Cơ cấu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước

Giấy đề nghị công bố về việc chuyển nhượng vốn góp;

Quyết định góp vốn nếu trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức;

Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức [chỉ trừ những trường hợp đó là bên nhận chuyển nhượng lại là các Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương] và có kèm theo các giấy tờ chứng thực về cá nhân hay Quyết định ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.

Đối với trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ, cần phải có thêm các giấy tờ sau:

Bản sao có chứng thực của chứng minh thư nhân dân, hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nộp hồ sơ.

Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền của người nộp hồ sơ.

Sau khi chuẩn bị được đầy đủ một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên thì doanh nghiệp tiến hành việc nộp lên Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đó đặt trụ sở.

Bước 2, công bố thông tin về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trước đó:

Sau khi công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, công ty trách nhiệm hữu hạn này phải làm thủ tục công bố về thông tin tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Công bố thông tin ở đây được xem là một thủ tục bắt buôc khi thay đổi nội dung về đăng ký doanh nghiệp.

Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Giấy biên nhận về việc công bố và biên lai về việc công bố thông tin, Giấy xác nhận về việc thay đổi đối với nội dung đăng ký doanh nghiệp và cuối cùng là bộ hồ sơ để lưu ở văn phòng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu trường hợp mà doanh nghiệp không công bố thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp lên đúng hạn thì sẽ bị phạt ở mức từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, ngoài ra còn phải tiến hành việc khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề