Có nên cho trẻ uống nước không

Lượng nước trẻ sơ sinh cần mỗi ngày có giống như người lớn không? Lúc nào nên cho trẻ sơ sinh uống nước là hai trong số những thắc mắc mà chúng tôi ghi nhận được từ các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé.

Trẻ sơ sinh khi nào thì được uống nước?

Lượng nước mỗi ngày cần cung cấp cho trẻ không giống như người lớn. Vào giai đoạn đầu phát triển của trẻ sơ sinh lượng nước cần thiết cho trẻ nên được cung cấp từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức là tốt nhất. Do đó bạn không cần cho trẻ uống thêm nước vào giai đoạn trước 6 tháng tuổi.

Có nên cho trẻ uống nước không

Bổ sung nước sai thời điểm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ

Nếu cung cấp quá nhiều nước cho trẻ trong thời điểm này ngược lại sẽ có tác động không nhỏ đến hệ tiêu hóa còn “non nớt” của trẻ. Bé sẽ bị đầy bụng, giảm cảm giác đói và cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Do khi dưới 6 tháng tuổi trẻ có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước sẽ khiến vượt nhu cầu Natri của cơ thể hơn mức bình thường. Trong sữa mẹ có chứa hơn 80% là nước do đó khi bạn cảm thấy con mình khát có thể cho con bú. Điều này sẽ thỏa mãn “cơn khát” của trẻ và như chúng ta đã nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian đầu là chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng bạn cũng không cần phải cung cấp nước thêm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Cho trẻ 4 – 6 tháng tuổi uống nước sẽ ra sao?

Mặc dù cho trẻ sơ sinh uống nước trong khoảng thời gian này không hề nguy hiểm, nhưng điều này cũng không cần thiết. Đối với những trẻ đang trong giai đoạn uống sữa bột, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung thêm nước khoảng 30 hoặc 60 ml trong điều kiện thời tiết nóng nực. Nước tuy không thể thiếu nhưng lúc này đối với trẻ sơ sinh nó không thể thay thế sữa mẹ hay sữa bột khi cung cấp dinh dưỡng cho bé.

Có nên cho trẻ uống nước không

Chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống nước từ tháng thứ 6 trở đi

Cách cho trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng uống nước 

Từ giai đoạn trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trở đi bạn có thể bổ sung lượng nước từ từ cho trẻ. Khi bé muốn ăn dặm thì mẹ và người chăm sóc có thể bổ sung thêm nước để trẻ dễ tiêu hóa hơn.

Theo ý kiến khuyến cáo, mẹ chỉ nên cho trẻ uống nước từ lúc bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Bên cạnh đó, mẹ cần tiếp tục duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đến 24 tháng tuổi để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Để bổ sung lượng nước lúc này cho trẻ sơ sinh tốt nhất là sử dụng nước đun sôi để nguội. Chỉ nên sử dụng thìa nhỏ hoặc cho vào bình để bé bú như bú sữa một lượng nhỏ vừa đủ.

Mỗi lần mẹ có thể cho trẻ uống với lượng nước không quá 4 thìa nhỏ. Bạn có thể điều chỉnh theo thời gian tỉ lệ thuận với nhu cầu bổ sung nước của trẻ. Trong giai đoạn trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, mẹ nên chú ý không nên cho uống quá từ 50 - 100ml nước/ 24h.

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Việc uống nước tưởng chừng quá đơn giản với trẻ lớn, nhưng với trẻ sơ sinh thì việc này lại cực kì quan trọng, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau nhé:

  • Chỉ nên bổ sung nước cho trẻ sơ sinh theo nhu cầu thực của trẻ.

  • Trước bữa ăn không nên cho trẻ uống nước vì điều này vừa làm trẻ có cảm giác no, không muốn ăn vừa làm loãng dịch vị, không tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ.

  • Trước khi đi ngủ không nên cho trẻ uống nhiều nước dễ khiến bé  “tè dầm” hoặc thức giấc vào ban đêm, làm trẻ không ngủ đủ giấc.

Có nên cho trẻ uống nước không

Cần cho trẻ sơ sinh uống nước đủ và đúng cách

Lý do không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước

Nhiều gia đình vẫn có nhân định sai lầm trong việc cho trẻ uống nước trước 6 tháng tuổi. Vì đa số đều nghĩ trẻ khát thì cho uống thôi, nhưng không biết rằng điều này ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ. Dưới đây là một vài lý do không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước.

Quá trình hấp thụ sữa của trẻ bị ảnh hưởng

Nếu cho trẻ sơ sinh uống nước lúc này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Lúc mới sinh kích thước dạ dày nhỏ, rất dễ bị đầy dạ dày nếu cho trẻ uống nước. Cảm giác no khiến trẻ không muốn bú sữa, khiến sự tăng trưởng của bé bị ảnh hưởng.

Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Hệ miễn dịch ban đầu của trẻ còn rất non yếu. Trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi dù nước dù có sạch đến đâu cũng có thể chứa vi khuẩn, gây ra các hiện tượng nhiễm trùng, khiến trẻ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng… Theo thống kê, trẻ uống thêm nước trong thời gian này có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần.

Nhiễm độc nước (hiếm gặp)

Nồng độ natri trong cơ thể bé sẽ bị loãng đi nếu cho trẻ uống nước quá nhiều. Số natri sẽ bị thải ra ngoài vì thận bé lúc này vẫn chưa hoàn thiện. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, gây ra động kinh, co giật… rất nguy hiểm.

Có nên cho trẻ uống nước không

Lượng natri cần thiết cho trẻ sẽ bị hao hụt nếu cho uống nước sai thời điểm

Ảnh hưởng quá trình sản xuất sữa của mẹ

Một số nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng, việc cho trẻ sơ sinh uống nước trước 6 tháng tuổi còn tác động đến việc sản xuất sữa của mẹ.

Chắc hẳn đến đây bạn đã biết được trẻ sơ sinh khi nào được uống nước phải không? Bạn đừng lo rằng bé sẽ bị thiếu nước khi thời tiết trở nên nóng nực. Hãy ghi nhớ rằng giai đoạn phát triển ban đầu này của trẻ sữa mẹ là sự lựa chọn đủ và hoàn hảo nhất.

Khi nào thì nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, bé chỉ cần uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Từ 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống một lượng nước nhỏ.

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi có nên uống nước không tại sao?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất là chỉ nên cho trẻ uống nước khi con từ 6 tháng trở lên. Khoa học đã chứng minh, trong ít nhất 6 tháng đầu đời, lượng nước được cung cấp từ sữa mẹ hoặc sữa công thức mà sử dụng hàng ngày hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu nước cho cơ thể của .

Trẻ sơ sinh uống nước gì?

Trẻ sơ sinh nên uống nước gì? Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, nước tốt nhất cho trẻ sơnước lọc, nước đun sôi. Nước đun sôi chỉ nên đun và uống trong ngày. Các mẹ không nên đun lại nhiều lần.

Trẻ 3 tháng tuổi uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Đối với trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi, bé không cần uống thêm nước bởi trong sữa mẹ hay sữa công thức vốn cũng đã có nước rồi. Tổng lượng sữa trẻ bú đủ ít nhất cũng khoảng 150ml/kg cân nặng rồi, trong khi đó nhu cầu nước của trẻ lúc này chỉ cần khoảng 100ml/kg cân nặng.