Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

2 tuần trước

Giả sử bạn đang chuẩn bị một báo cáo và bạn muốn đếm số lượng hóa đơn bán hàng lớn hơn hoặc nhỏ hơn một giá trị cụ thể. Dùng hàm COUNTIF để đếm các số lớn hơn hoặc nhỏ hơn một số.

A11 và A12 có các công thức trong đó COUNTIF kiểm tra số lượng hóa đơn nhỏ hơn 20000 và lớn hơn hoặc bằng 20.000 trong phạm vi B2:B7. CountIF tìm thấy 4 giá trị nhỏ hơn 20000 và 2 giá trị lớn hơn và bằng 20000.

Video liên quan

Các bài toán về dãy số viết theo quy luật có lời giải - Toán lớp 5

Trang trước Trang sau

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững được cấu trúc và các dạng toán hay có trong đề thi vào lớp 6 môn Toán, Tôi biên soạn tài liệu Các bài toán về dãy số viết theo quy luật có lời giải đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập tự luyện giúp học sinh ôn luyện và đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán.

I. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1. Tìm số hạng chưa biết của dãy số

1. Phương pháp

Xác định quy luật của dãy số đó.

2. Ví dụ

Ví dụ 1. Viết tiếp 3 số:

a) 5, 10, 15, ...

b) 3, 7, 11, ...

Bài giải

a) 5, 10, 15, ...

Vì: 10 – 5 = 5; 15 – 10 = 5

Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:

15 + 5 = 20

20 + 5 = 25

25 + 5 = 30

Dãy số mới là: 5, 10, 15, 20, 25, 30

b) 3, 7, 11, ...

Vì: 7 – 3 = 4; 11 – 7 = 4

Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:

11 + 4 = 15

15 + 4 = 19

19 + 4 = 23

Dãy số mới là: 3, 7, 11, 15, 19, 23

Ví dụ 2. Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau:

a) 1, 3, 4, 7, 11, 18, ...

b) 0, 2, 4, 6, 12, 22, ...

c) 0, 3, 7, 12, ...

d) 1, 2, 6, 24, ...

Bài giải

a) Nhận xét:

4 = 1 + 3

7 = 3 + 4

11 = 4 + 7

18 = 7 + 11

Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (Kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng của hai số hạng đứng trước nó. Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau:

1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76,...

b) Tương tự bài a, ta tìm ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó.

Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau: 0, 2, 4, 6, 12, 22, 40, 74, 136, ...

c) Ta nhận xét:

Số hạng thứ hai là: 3 = 0 + 1 + 2

Số hạng thứ ba là: 7 = 3 + 1 + 3

Số hạng thứ tư là: 12 = 7 + 1 + 4

Từ đó rút ra quy luật của dãy là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy.

Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau: 0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ...

d) Ta nhận xét:

Số hạng thứ hai là 2 = 1 × 2

Số hạng thứ ba là 6 = 2 × 3

số hạng thứ tư là 24 = 6 × 4

Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tích của số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy.

Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau: 1, 2, 6, 24, 120, 720, 5040, ...

Ví dụ 3.số hạng đầu tiên của các dãy số sau biết rằng mỗi dãy số có 10 số hạng.

a) …, 32, 64, 128, 256, 512, 1024

b) …, 44, 55, 66, 77, 88, 99, 110

Bài giải

a) Ta nhận thấy:

Số hạng thứ 10 là: 1024 = 512 × 2

Số hạng thứ 9 là: 512 = 256 × 2

Số hạng thứ 8 là: 256 = 128 × 2

Số hạng thứ 7 là: 128 = 64 × 2

….

Từ đó ta suy luận ra quy luật của dãy số này là: Mỗi số hạng của dãy số gấp đôi số hạng đứng liền trước đó.

Vậy số hạng đầu tiên của dãy là: 1 × 2 = 2.

b) Ta nhận thấy rằng:

Số hạng thứ 10 là: 110 = 11 × 10

Số hạng thứ 9 là: 99 = 11 × 9

Số hạng thứ 8 là: 88 = 11 × 8

Số hạng thứ 7 là: 77 = 11 × 7

Từ đó ta suy luận ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng bằng số thứ tự của số hạng ấy nhân với 11.

Vậy số hạng đầu tiên của dãy là: 11 × 1 = 11.

Dạng 2. Xác định số a có thuộc dãy số đã cho hay không?

1. Phương pháp

- Xác định quy luật của dãy.

- Kiểm tra số a có thoả mãn quy luật đó hay không?

2. Ví dụ

Ví dụ 1.Em hãy cho biết:

a) Các số 50 và 133 có thuộc dãy 90, 95, 100,. .. hay không?

b) Số 1996 thuộc dãy 3, 6, 8, 11,. .. hay không?

c) Số nào trong các số 666, 1000, 9999 thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. ..?

Giải thích tại sao?

Bài giải

a) Cả 2 số 50 và 133 đều không thuộc dãy đã cho vì

- Các số hạng của dãy đã cho đều lớn hơn 50;

- Các số hạng của dãy đã cho đều chia hết cho 5 mà 133 không chia hết cho 5.

b) Số 1996 không thuộc dãy đã cho, vì mọi số hạng của dãy khi chia cho đều dư 2 mà 1996: 3 thì dư 1.

c) Cả 3 số 666, 1000, 9999 đều không thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. .., vì

- Mỗi số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng liền trước nhân với 2. Cho nên các số hạng (kể từ số hạng thứ 3) có số hạng đứng liền trước là số chẵn mà 666: 2 = 333 là số lẻ.

- Các số hạng của dãy đều chia hết cho 3 mà 1000 không chia hết cho 3

- Các số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ hai) đều chẵn mà 9999 là số lẻ.

Ví dụ 2.Cho dãy số: 2, 4, 6, 8,……

a) Dãy số được viết theo quy luật nào?

b) Số 2009 có phải là số hạng của dãy không? Vì sao?

Bài giải

a) Ta nhận thấy:

Số hạng thứ 1: 2 = 2 × 1

Số hạng thứ 2: 4 = 2 × 2

Số hạng thứ 3: 6 = 2 × 3

Số hạng thứ n: ? = 2 × n

Quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng bằng 2 nhân với số thứ tự của số hạng ấy.

b) Ta nhận thấy các số hạng của dãy là số chẵn, mà số 2009 là số lẻ, nên số 2009 không phải là số hạng của dãy.

Ví dụ3.Cho dãy số: 1; 2,2; 3,4; ……; 13; 14,2.

Nếu viết tiếp thì số 34,6 có thuộc dãy số trên không?

Bài giải

Ta nhận xét:

2,2 – 1 = 1,2

3,4 – 2,2 = 1,2

14,2 – 13 = 1,2

Quy luật của dãy số trên là: Từ số hạng thứ 2 trở đi, mỗi số hạng đều hơn số hạng liền trước nó là 1,2 đơn vị:

– Mặt khác, các số hạng trong dãy số trừ đi 1 đều chia hết cho 1,2.

Ví dụ: (13 – 1) chia hết cho 1,2; (3,4 – 1) chia hết cho 1,2

Mà: (34,6 – 1) : 1,2 = 28 dư 0.

Vậy nếu viết tiếp thì số 34,6 cũng thuộc dãy số trên.

Dạng 3. Tìm số hạng thứ n của dãy số

1. Phương pháp

Công thức tổng quát:

Số hạng thứ n = số đầu + khoảng cách × (Số số hạng – 1)

2. Ví dụ

Ví dụ 1.Cho dãy số: 1, 3, 5, 7,… Hỏi số hạng thứ 100 của dãy số là số nào?

Bài giải

Số khoảng cách từ số đầu đến số hạng thứ 100 là:

98 – 1 = 99

Khoảng cách giữa hai số liên tiếp là 2 (3 – 1 = 5 – 3 = 7 – 5 = 2)

Số hạng thứ 100 là

1 + 2 × (100 – 1) = 199

Ví dụ 2.Tìm số hạng thứ 100 của các dãy số được viết theo quy luật:

a) 3, 8, 15, 24, 35,…

b) 3, 24, 63, 120, 195,…

Bài giải

a) Dãy (1) có thể viết dưới dạng: 1 × 3, 2 × 4, 3 × 5, 4 × 6, 5 × 7,…

Mỗi số hạng của dãy (1) là tích của hai thừa số, thừa số thứ hai lớn hơn thừa số thứ nhất 2 đơn vị. Các thừa số thứ nhất làm thành một dãy: 1, 2, 3, 4, 5, …; Dãy này có số hạng thứ 100 là 100.

Số hạng thứ 100 của dãy (1) bằng: 100×102 = 10200.

b) Dãy (2) có thể viết dưới dạng: 1×3, 4×6, 7×9, 10×12, 13×15,…

Mỗi số hạng của dãy (2) là tích của hai thừa số, thừa số thứ hai lớn hơn thừa số thứ nhất 2 đơn vị. Các thừa số thứ nhất làm thành một dãy: 1, 4, 7, 10, 13, …; Số hạng thứ 100 của dãy 1, 4, 7, 10, 13,… là: 1 + (100 – 1 ) x 3 = 298.

Số hạng thứ 100 của dãy (2) bằng: 298 x 300 = 89400.

Dạng 4. Tính tổng của dãy số có quy luật cách đều

1. Phương pháp

Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé nhất của dãy): khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1

Bước 2: Tính tổng của dãy: (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy) × số số hạng có trong dãy : 2

2. Ví dụ

Ví dụ 1.Tính giá trị của A biết: A = 1 + 2 + 3 + 4 + … + 2014.

Bài giải

Dãy số trên có số số hạng là:

(2014 – 1) : 1 + 1 = 2014 (số hạng)

Giá trị của A là:

(2014 + 1) × 2014 : 2 = 2029105

Đáp số: 2029105

Ví dụ 2.Tính tổng 50 số lẻ liên tiếp biết số lẻ lớn nhất trong dãy đó là 2013 ?

Bài giải

Số hạng bé nhất trong dãy số đó là:

2013 - (50 – 1) × 2 = 1915

Tổng của 50 số lẻ cần tìm là

(2013 + 1915) × 50 : 2 = 98200

Đáp số: 98200

Dạng 5. Tìm số chữ số của dãy khi biết số số hạng

1. Phương pháp

Chia dãy số thành:

+ Các số có 1 chữ sốÞsố chữ số = số số hạng × 1

+ Các số có 2 chữ sốÞsố chữ số = số số hạng × 2

+ Các số có 3 chữ sốÞsố chữ số = số số hạng × 3

….

2. Ví dụ

Ví dụ 1.Cho dãy số: 1, 2, 3,…….150. Hỏi để viết dãy số này người ta phải dùng bao nhiêu chữ số?

Bài giải

Dãy số đã cho có: (9 – 1) : 1 + 1 = 9 số có 1 chữ số.

Có (99 – 10) : 1 + 1 = 90 số có 2 chữ số.

Có (150 – 100) : 1 + 1 = 51 số có 3 chữ số.

Vậy số chữ số cần dùng là: 9 + 90 × 2 + 51 × 3 = 342 chữ số

Ví dụ 2.Một quyển sách có 234 trang. Hỏi để đánh số trang quyển sách đó người ta phải dùng bao nhiêu chữ số.

Bài giải

Để đánh số trang quyển sách đó người ta phải viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1 đến 234 thành dãy số. Dãy số này có

(9 – 1) : 1 + 1 = 9 số có 1 chữ số

Có: (99 – 10) : 1 + 1 = 90 số có 2 chữ số

Có: (234 – 100) : 1 + 1 = 135 số có 3 chữ số

Vậy người ta phải dùng số chữ số là:

9 x 1 + 90 x 2 + 135 x 3 = 594 chữ số

Dạng 6. Tìm số số hạng khi biết số chữ số

1. Phương pháp

2. Ví dụ

Ví dụ 1. Để đánh số trang 1 quyển sách người ta dùng hết 435 chữ số. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?

Bài giải

Để đánh số trang quyển sách đó, người ta phải viết liên tiếp các số tự nhiên bắt đầu từ 1 thành dãy số. Dãy số này có 9 số có 1 chữ số; có 90 số có 2 chữ số

Để viết các số này cần số chữ số là

9 × 1 + 90 × 2 = 189 chữ số

Số chữ số còn lại là:

435 – 189 = 246 chữ số

Số chữ số còn lại này dùng để viết tiếp các số có 3 chữ số bắt đầu từ 100.

Ta viết được

246 : 3 = 82 số

Số trang quyển sách đó là

99 + 82 = 181 (trang)

Ví dụ 2.

Để đánh số trang một cuốn sách người ta phải dùng tất cả 600 chữ số. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?

Bài giải

99 trang đầu cần dùng 9 × 1 + 90 × 2 = 189 chữ số.

999 trang đầu cần dùng: 9 × 1 + 90 × 2 + 900 × 3 = 2889 chữ số

Vì: 189 < 600 < 2889 nên trang cuối cùng phải có 3 chữ số. Số chữ số để đánh số các trang có 3 chữ số là: 600 – 189 = 411 (chữ số)

Số trang có 3 chữ số là 411: 3 = 137 trang.

Vậy quyển sách có tất cả là: 99 + 137 = 236 trang.

Dạng 7. Tìm chữ số thứ n của dãy

1. Phương pháp

Xét những số c

2. Ví dụ

Ví dụ 1.Cho dãy số 1, 2, 3,… Hỏi chữ số thứ 200 là chữ số nào?

Bài giải

Dãy số đã cho có 9 số có 1 chữ số

Có 90 số có 2 chữ số

Để viết các số này cần

9 × 1 + 90 × 2 = 189 chữ số

Số chữ số còn lại là

200 – 189 = 11 chữ số

Số chữ số còn lại này dùng để viết các số có 3 chữ số bắt đầu từ 100.

Ta viết được: 11 : 3 = 3 số (dư 2 chữ số)

Nên có 3 số có 3 chữ số được viết liên tiếp đến

99 + 3 = 102

Còn dư 2 chữ số dùng để viết tiếp số 103 nhưng chỉ viết được 10.

Vậy chữ số thứ 200 của dãy là chữ số 0 của số 103.

Ví dụ 2.Cho dãy số 2, 4, 6, 8, ….. Hỏi chữ số thứ 2010 của dãy là chữ số nào?

Bài giải

Dãy số đã cho có 4 số có 1 chữ số

Có (98 – 10) : 2 + 1 = 45 số có 2 chữ số

Có (998 – 100) : 2 + 1 = 450 số có 3 chữ số

Để viết các số này cần:

4 x 1 + 45 x 2 + 450 x 3 = 1444 chữ số

Số chữ số còn lại là:

2010 – 1444 = 566 chữ số

Số chữ số còn lại này dùng để viết các số có 4 chữ số bắt đầu từ 1000. Ta viết được:

566 : 4 = 141 số (dư 2 chữ số)

Nên có 141 số có 4 chữ số được viết , số có 4 chữ số thứ 141 là:

(141 – 1) x 2 + 1000 = 1280

Còn dư 2 chữ số dùng để viết tiếp số 1282 nhưng mới chỉ viết được 12. Vậy chữ số thứ 2010 của dãy là chữ số 2 hàng trăm của số 1282.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Cho dãy số: 1, 4, 7, 10,…

a) Nêu quy luật của dãy.

b) Số 31 có phải là số hạng của dãy không?

c) Số 2009 có thuộc dãy này không? Vì sao?

Bài 2.Cho dãy số: 1; 4; 7; 10; ...; 2014

a) Tính tổng của dãy số trên?

b) Tìm số hạng thứ 99 của dãy?

c) Số hạng 1995 có thuộc dãy số trên không? Vì sao?

Bài 3.Tìm trung bình cộng của các số có 3 chữ số.

Bài 4.Tính tổng: 1 + 5 + 9 + 13 + … biết tổng trên có 100 số hạng.

Bài 5. Cho dãy số: 1004, 1010, 1016, …, 2012.

Hỏi số 1004 và 1760 có thuộc dãy số trên hay không?

Bài 6.Cho dãy số: 1, 7, 13, 19,…,

a) Nêu quy luật của dãy số rồi viết tiếp 3 số hạng tiếp theo.

b) Trong 2 số 1999 và 2009 thì số nào thuộc dãy số? Vì sao?

Bài 7. Cho dãy số: 3, 8, 13, 18,……

Có số tự nhiên nào có chữ số tận cùng là 6 mà thuộc dãy số trên không?

Bài 8.Cho dãy số: 1, 3, 6, 10, 15,……, 45, 55,……

a) Số 1997 có phải là số hạng của dãy số này hay không?

b) Số 561 có phải là số hạng của dãy số này hay không?

Bài 9. Cho dãy số: 3, 8, 13, 23, ……,2008

Tìm xem dãy số có bao nhiêu số hạng.

Bài 10. Tìm số số hạng của các dãy số sau:

a) 1, 4, 7, 10, ……,1999.

b) 1,1 ; 2,2 ; 3,3 ; … ; 108,9 ; 110,0.

Bài 11. Xét dãy số: 100, 101, ………, 789.

Hỏi dãy số trên có bao nhiêu số hạng?

Bài 12. Có bao nhiêu số khi chia cho 4 thì dư 1 mà nhỏ hơn 2010?

Bài 13. Người ta trồng cây hai bên đường của một đoạn đường quốc lộ dài 21km. Hỏi phải dùng bao nhiêu cây để đủ trồng trên đoạn đường đó ? Biết rằng cây nọ trồng cách cây kia 5m.

Bài 14. Một bạn học sinh viết liên tiếp các số tự nhiên từ 101 đến 2009 thành 1 số rất lớn. Hỏi số đó có bao nhiêu chữ số

Bài 15. Trường Tiểu học Thành Công có 987 học sinh. Hỏi để ghi số thứ tự học sinh trường đó người ta phải dùng bao nhiêu chữ số

Bài 16. Cần bao nhiêu chữ số để đánh số trang của một cuốn sách có tất cả là:

a) 752 trang.

b) 1251 trang.

Bài 17. Cho dãy số: 2, 5, 8, 11, … Hãy tìm chữ số thứ 200 của dãy số đó.

Bài 18. Cho dãy số: 2, 4, 6, 8, … Bạn Minh tìm được chữ số thứ 2010 của dãy là chữ số 0, hỏi bạn tìm đúng hay sai?

Tải xuống

Xem thêm các dạng Toán lớp 5 hay có trong đề thi vào lớp 6 chọn lọc, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Cách tính xác suất bài toán liên quan đến đếm số cực hay có lời giải

Trang trước Trang sau
Quảng cáo

Cho phép thử T có không gian mẫu Ω và A là một biến cố liên quan với phép thử T.

Để tính được xác suất của biến cố A ta cần xác định:

+ Số phần tử của không gian mẫu.

+ Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là |ΩA |

⇒ P(A)= |ΩA |/|Ω|

Ví dụ 1: Bạn Mạnh chọn một số tự nhiên x bất kì thỏa mãn: 300< x< 1000. Tính xác suất bạn Mạnh chọn được số chia hết cho 5.

A.139/699 B.176/349 C. 138/349 D.138/699

Hướng dẫn giải :

Đáp án : A

Gọi A là biến cố bạn Mạnh chọn được số chia hết cho 5.

- Không gian mẫu: Ω= {301, 302, 303,...,999}.

⇒ Số phần tử của không gian mẫu: n(Ω)= 699

- Các số tự nhiên x thỏa mãn 300

x∈ { 305;310; 315;...;995}

⇒ Số kết quả thuận lợi cho A là: n( A) = 139 số

Xác suất của biến cố A là: P(A)= 139/699

Ví dụ 2: Gọi X là tập hợp các số tự nhiên gồm 6 chữ số đôi một khác nhau được tạo thành từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập hợp X. Tính xác suất để số được chọn chỉ chứa 3 chữ số lẻ.

A.10/21 B.8/21 C.3/5 D.2/5

Hướng dẫn giải :

Đáp án : A

Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω)= 9.8.7.6.5.4= 60480 .

Gọi A là biến cố số được chọn chỉ chứa 3 chữ số lẻ.

- Sáu chữ số 1; 3; 5; 2; 4; 6 lập được 6! số thỏa mãn.

Tương tự như vậy đối với (1,3,5,2,4,8); ( 1,3,5,2,6,8); ( 1,3,5,4,6,8) .

Như vậy với những số có 6 chữ số luôn có 1; 3; 5 thì có 6!.4 số thỏa mãn.

- Tương tự với (1,3,7); (1,3,9); (1,5,7); (1,5,9); (1,7,9); (3,5,7); (3,5,9); (3,7,9); (5,7,9).

Do đó; số kết quả thuận lợi cho A là: n(A)= 6!. 4.10= 28800.

Xác suất cần tìm là P(A)= 28800/(60480 )= 10/21.

Quảng cáo

Ví dụ 3: Cho X là tập hợp gồm 6 số tự nhiên lẻ và 4 số tự nhiên chẵn. Chọn ngẫu nhiên từ tập X ba số tự nhiên. Tính xác suất chọn được ba số tự nhiên có tích là một số chẵn.

A.5/6 B.2/5 C.1/7 D.1/4

Hướng dẫn giải :

Đáp án : A

Gọi A là biến cố chọn được 3 số có tích là một số chẵn.

- Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)=

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

- Các trường hợp thuận lợi cho biến cố A:

+ Chọn 3 số tự nhiên chẵn có :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Chọn 2 số tự nhiên chẵn và 1 số tự nhiên lẻ có :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Chọn 1 số tự nhiên chẵn và 2 số tự nhiên lẻ có :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Xác suất cần tìm là :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Ví dụ 4: Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên ra 10 tấm thẻ. Tìm xác suất để có 5 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn, trong đó chỉ có đúng 1 tấm thẻ mang số chia hết cho 10.

A.0,1 B.48/335 C.13/65 D.99/667

Hướng dẫn giải :

Đáp án : D

+ Số phần tử của không gian mẫu là:

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Gọi A là biến cố chọn 10 thẻ có 5 tấm thẻ mang số lẻ; 5 tấm thẻ mang số chẵn và có đúng 1 tấm thẻ chia hết cho 10. Ta tính số kết quả thuận lợi cho A.

+ Chọn 5 số lẻ có :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Có 3 số chia hết cho 10 là 10; 20; 30, chọn 1 số tự 3 số này có :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Chọn 4 số chẵn trong 12 số chẵn còn lại ( không tính 10,20,30)

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Xác suất cần tìm là:

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Ví dụ 5: Chọn ngẫu nhiên 1 số tự nhiên có không quá hai chữ số. Tính xác suất để số được chọn chia hết cho 4.

A.0,1 B.0,2 C.0,75 D 0,25

Hướng dẫn giải :

Đáp án : D

- Không gian mẫu là Ω = {0,1,2,...,99}

⇒ Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)= 100

Gọi A là biến cố chọn được số tự nhiên có không quá hai chữ số và chia hết cho 4.

Các kết quả thuận lợi cho A: ΩA = {0,4,8,...;96}

⇒ Số các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: n(A)= 25 số

Do đó xác suất của biến cố A là: P(A) = 25/100 = 1/4

Quảng cáo

Ví dụ 6: Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 5 chữ số. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập S. Xác suất để chọn được một số chia hết cho 7 và chữ số hàng đơn vị bằng 1 là

A.643/4500 B.1293/45000 C.1285/90000 D.19/45000

Hướng dẫn giải :

Đáp án : A

+ Số các số tự nhiên có 5 chữ số là: 9.104

( chữ số hàng chục nghìn có 9 cách chọn; chữ số hàng nghìn; hàng trăm; hàng chục và hàng đơn vị có 10 cách chọn).

⇒ Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)= 9.104.

+ Giả sử số tự nhiên có 5 chữ số chia hết cho 7 và chữ số hàng đơn vị bằng 1 là abcd1

Ta có: abcd1=10.abcd+1=3.abcd+7.abcd+1 chia hết cho 7 khi và chỉ khi:

3.abcd+1⋮7

+ Đặt 3.abcd+1=7h hay abcd=2h+ (h-1)/3 là số nguyên khi và chỉ khi h = 3t+1(t∈N).

Khi đó: abcd=7t+2 ⇒1000≤7t+2≤9999

⇔ (998/7) ≤ t ≤ (9997/7) mà t nguyên nên t∈ {143,144,..., 1428} có 1286 số.

Suy ra số cách chọn t sao cho số abcd1 chia hết cho 7 và chữ số hàng đơn vị bằng 1 là 1286 số.

⇒ n(A) = 1286

Vậy xác suất cần tìm P=1286/9000= 643/4500

Ví dụ 7: Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 4 chữ số phân biệt. Chọn ngẫu nhiên một số từ S .Xác suất chọn được số lớn hơn 2500 là

A. P=13/68 B. P=55/68 C. P=68/81 D. P=13/81

Hướng dẫn giải :

Đáp án : C

Số có 4 chữ số có dạng abcd

Số phần tử của không gian mẫu: n(S)=9.9.8.7=4536.

Gọi A: “ tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số phân biệt và lớn hơn 2500.”

Trường Hợp 1: a>2

Chọn a: có 7 cách chọn.

Chọn b: có 9 cách chọn.

Chọn c: có 8 cách chọn.

Chọn d: có 7 cách chọn.

Vậy trường hợp này có:7.9.8.7=3528 .

Trường Hợp 2: a=3; b>5

Chọn a: có 1 cách chọn.

Chọn b: có 4 cách chọn.

Chọn c: có 8cách chọn.

Chọn d: có 7 cách chọn.

Vậy trường hợp này có: 1.4.8.7=224(số).

Trường Hợp 3: a=2; b=5; c>0

Chọn a: có 1 cách chọn.

Chọn b: có1 cách chọn.

Chọn c: có 7 cách chọn.

Chọn d: có 7 cách chọn.

Vậy trường hợp này có: 1.1.7.7=49(số).

Trường Hợp 4: a=2; b=5; c=0 ;d>0

Chọn a: có 1 cách chọn.

Chọn b: có 1 cách chọn.

Chọn c: có 1 cách chọn.

Chọn d: có 7 cách chọn.

Vậy trường hợp này có: 1.1.1.7=7(số).

Như vậy: n(A)=3528+224+49+7=3808

Xác suất biến cố A là: P(A)= 3508/4536= 68/81.

Ví dụ 8: Cho tập hợp A={0;1;2;3;4;5}. Gọi S là tập hợp các số có 3 chữ số khác nhau đươc lập từ các chữ số của tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S; tính xác suất để số được chọn có chữ số cuối gấp đôi chữ số đầu.

A.1/5 B.23/25 C.2.25 D. tất cả sai

Hướng dẫn giải :

Đáp án : C

- Gọi số cần tìm của tập S có dạng abc

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Khi đó :

+ Số cách chọn chữ số a có 5 cách chọn

+ Số cách chọn chữ số b có 5 cách chọn vì b≠a.

+ Số cách chọn chữ số c có 4 cách chọn vì c≠a; c≠b.

Do đó tập S có 5.5.4=100 phần tử.

Không gian mẫu là chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S.

Suy ra số phần tử của không gian mẫu là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

- Gọi X là biến cố Số được chọn có chữ số cuối gấp đôi chữ số đầu .

Khi đó ta có các bộ số là 1b2 hoặc 2b4 thỏa mãn biến cố X và cứ mỗi bộ thì b có 4 cách chọn nên có tất cả 8 số thỏa yêu cầu.

Suy ra số phần tử của biến cố X là |Ωx|=8.

Vậy xác suất cần tính P(X)=(|ΩX|)/(|Ω|)=8/100=2/25.

Ví dụ 9: Gọi A là tập các số có 6 chữ số khác nhau được tạo ra từ các số . Từ A chọn ngẫu nhiên một số, xác suất số đó có số 3 và 4 đứng cạnh nhau là:

A.8/25 B.4/15 C.4/25 D.2/15

Hướng dẫn giải :

Đáp án : A

Gọi số có 6 chữ số khác nhau được tạo ra từ các số {0,1,2,3,4,5} là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Khi đó; a1 có 5 cách chọn; a2 có 5 cách chọn; a3có 4 cách chọn...a6 có 1 cách chọn

⇒Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω)= 5.5.4.3.2.1= 6000 số.

Gọi X là biến cố Số chọn ra là số có hai chữ số 3, 4 đứng cạnh nhau

Vì hai số 3, 4 đứng cạnh nhau nên ta coi nó là một phần tử. Do đó, số cần tìm sẽ là số được lập từ tập hợp các chữ số 0, 1, 2, x, 5 với x=34 hoặc x=43.

Gọi số có 5 chữ số được tạo từ 0,1,2,x,5 là abcde

Có 4 cách chọn a; 4 cách chọn b; 3 cách chọn c; 2 cách chọn d và 1 cách chọn e. Hoán đổi vị trí của 34 và 43: 2 cách

⇒ số kết quả thuận lợi cho biến cố X là n(X) = 4.4.3.2.1.2= 192 .

Vậy xác suất cần tính là P=192/600= 8/25.

Ví dụ 10: Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 9 chữ số khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số từ S; tính xác xuất để chọn được một số có 4 chữ số lẻ và chữ số 0 luôn đứng giữa hai chữ số lẻ?

A.49/54 B.5/54 C.45/54 D.Tất cả sai

Hướng dẫn giải :

Đáp án : D

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Câu 1: Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tính xác suất để số được chọn có hai chữ số giống nhau.

A.0,2 B.0,1 C.0,3 D.0,4

Hiển thị đáp án

Đáp án : B

Không gian mẫu là Ω = {10,11,12,...,99}

⇒ Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω)= 90

Các số có 2 chữ số giống nhau là 11,22,33,44..,88,99

⇒ Có 9 số có hai chữ số giống nhau

Do đó xác suất để số được chọn có hai chữ số giống nhau là: 9/90=0,1

Câu 2: Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm 4 chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập A, tính xác suất để số chọn được là số chia hết cho 5.

A.0,4 B.3/5 C.11/36 D.1/4

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

+ Ta tính số các số có 4 chữ số phân biệt được chọn từ các chữ số 0,1,2,3,4,5,6:

Có 6 cách chọn chữ số hàng nghìn có

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300
cách chọn chữ số hàng trăm; hàng chục và hàng đơn vị.

⇒ có 6. số có 4 chữ số phân biệt được chọn từ các số đã cho.

Do đó; số phần tử của không gian mẫu là: 6.

+ Gọi B là biến cố số được chọn là số chia hết cho 5.

+ Gọi số chia hết cho 5 đó là abcd. Các kết quả thuận lợi cho biến cố B:

Trường hợp 1: d = 0 chọn abc có cách chọn nên có cách chọn

Trường hợp 2: d = 5 chọn a có 5 cách chọn, chọn bc

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300
cách chọn nên có cách chọn

Suy ra; số các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: n(B)=+5. = 220

Xác suất của biến cố B là:

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Câu 3: Chọn ngẫu nhiên 6 số nguyên dương trong tập{1;2;3..,10} và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần. Gọi P là xác suất để số 3 được chọn và xếp ở vị trí thứ 2. Khi đó P bằng:

A.5/8 B.1/3 C.1/4 D. 3/5

Hiển thị đáp án

Đáp án : B

Số phần tử của không gian mẫu là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

( chú ý: Khi chọn được 6 số thì chỉ có 1 cách duy nhất xếp 6số đó theo thứ tự tăng dần)

Gọi A là biến cố: “số 3 được chọn và xếp ở vị trí thứ 2”.

Trong tập đã cho có 2 số nhỏ hơn số 3, có 7 số lớn hơn số 3.

+ Chọn 1 số nhỏ hơn số 3 ở vị trí đầu có: 2 cách.

+ Chọn số 3 ở vị trí thứ hai có: 1 cách.

+ Chọn 4 số lớn hơn 3 và sắp xếp theo thứ tự tăng dần có:

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Do đó n(A)=2.1.35=70.

Vậy xác suất của biến cố A là: P(A)= 70/210= 1/3.

Câu 4: Gọi M là tập hợp các số có 4 chữ số đôi một khác nhau lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Lấy ra từ tập M một số bất kỳ. Tính xác suất để lấy được số có tổng các chữ số là số lẻ?

A.2/5 B.16/35 C.3/7 D.4/9

Hiển thị đáp án

Đáp án : B

+ Ta tính số các số có 4 chữ số đôi một khác nhau lập từ các chữ số 1,2,3,4,5,6,7

Có A47 = 840 số

⇒ Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)= 840.

+ Bốn chữ số 1; 2; 3; 5 lập được 4! = 24 số có 4 chữ số và có tổng các chữ số là số lẻ.

Tương tự như vậy đối với:

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Xác suất cần tìm là: P= 24.16/840= 16/35 .

Câu 5: Cho tập hợp A= {1,2,3,4,5}. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số trong đó chữ số 3 có mặt đúng ba lần, các chữ số còn lại có mặt không quá một lần. Chọn ngẫu nhiên một số từ S, xác suất để số được chọn chia hết cho 3 bằng

A.1/2 B.1/3 C.2/3 D.1/6

Hiển thị đáp án

Đáp án : B

Gọi số cần tìm của tập S có dạng abcde.

+ Sắp chữ số 3 vào ba vị trí, có

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300
=10 cách.

+ Còn lại hai vị trí, chọn 2 số trong 4 số {1,2,4,5}xếp vào hai vị trí đó, có

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300
=12 cách.

Do đó tập S có 10.12= 120 phần tử.

⇒ Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)= 120

Gọi A là biến cố số được chọn chia hết cho 3.

Các trường hợp thuận lợi cho biến cố A:

+ Hai chữ số còn lại là 1 và 2, có .2!=20 số.

+ Tương tự cho các trường hợp 1 và 5; 2 và 4; 4 và 5.

⇒ Số các kết quả thuận lợi cho biến cố A: n(A)= 20+ 20+ 20+ 20 = 80

Xác suất của biến cố A là: P(A) = 80/120= 1/3

Câu 6: Cho tập hợp A= {0,1,2,3,4,5,6}. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau và luôn có mặt chữ số 5 được lập từ các chữ số thuộc tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ A, xác suất để số được chọn chia hết cho 5 bằng?

A.1/4 B.2/9 C.9/26 D.11/26

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Gọi số thuộc tập S có dạng abcde

Ta có 5 cách chọn vị trí cho chữ số 5, bốn chữ số còn lại có

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300
cách chọn nên có 5. số luôn có mặt chữ số 5 (kể cả chữ số 0 ở vị trí đầu tiên).

Xét các số có chữ số 0 ở vị trí đầu tiên, khi đó có 4 cách chọn vị trí cho chữ số 5, ba chữ số còn lại có

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300
cách chọn nên có 4 số.

Do đó tập S có 5-4=1560 phần tử.

⇒ Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)= 1560

- Gọi B là biến cố chọn ngẫu nhiên một số từ A và số đó chia hết cho 5. Các kết quả thuận lợi cho A:

+ e = 0. Khi đó a có 4 cách chọn vị trí cho số 5, ba số còn lại có cách nên có 4. số.

+ e = 5. Khi đó a có 5 cách chọn; b,c,d có cách chọn nên có 5. số.

⇒ Số các kết quả thuận lợi cho B là: n(B)= 4+5.

⇒ P(B)=

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Câu 7: Cho tập hợp A= {1,2,3,4,5,6,7,8,9}. Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 4 chữ số được lập từ các chữ số thuộc tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S, xác suất để số được chọn chia hết cho 6 bằng:

A.1/9 B.4/9 C.4/27 D.9/28

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Tập S có 94 phần tử.

⇒ Số phần tử của không gian mẫu là: n(Ω)= 94.

Gọi B là biến cố chọn được số chia hết cho 6.

Gọi số thỏa mãn biến cố là abcd,

Do abcd⋮6 nên abcd⋮2

Suy ra d∈ {2,4,6,8} có 4 cách chọn d. Khi đó; a và b có 92 cách chọn.

+ Nếu a + b + d= 3k ⇒ c∈ {3,6,9} nên c có 3 cách chọn.

+ Nếu a+ b + d= 3k+ 1 ⇒ c ∈ { 2,5,8}nên c có 3 cách chọn.

+ Nếu a+ b+ d= 3k+2 ⇒c ∈ { 1,4,7}nên c có 3 cách chọn.

Vậy c luôn luôn có 3 cách chọn nên n(B)= 4.92.3= 972

Xác suất của biến cố B là: P(B)= 972/94 = 4/27

Câu 8: Gọi tập A là tập các số có 6 chữ số khác nhau được lập từ các số {1,2,3,4,5,6}. Từ A chọn ra một số, xác suất số đó bé hơn 432 000 là:

A.17/30 B.17/40 C.23/40 D.13/30

Hiển thị đáp án

Đáp án : C

Số phần tử của không gian mẫu là n(Ω)= 6!= 720.

Gọi X là biến cố Số chọn ra bé hơn 432 000

Gọi số cần tìm có dạng abcdef, vì abcdef < 432 000 nên ta xét các trường hợp:

Trường Hợp 1. Nếu a∈ {1,2,3} và sắp xếp 5 số còn lại vào 5 vị trí nên có 3.5! = 360 số.

Trường Hợp 2. Nếu a = 4, ta đi xét hai trường hợp:

+ b= 3 thì c= 1 suy ra có 3!= 6 số.

+ b<3 ⇒ b∈ {1,2} và sắp xếp 4 số còn lại vào 4 vị trí nên có 2.4!= 48 số.

Do đó, số kết quả thuận lợi cho biến cố X là n(X) = 360+ 6+ 48= 414.

Vậy xác suất cần tính là P= 414/720= 23/40

Câu 9: Cho tập A={2;3;4;5;6;7;8}. Gọi S là tập hợp tất cả các số có 4 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số của tập A. Chọn ngẫu nhiên một số từ S, tính xác xuất để số được chọn mà trong mỗi số luôn có mặt 2 chữ số chẵn và hai chữ số lẻ?

A.0,2 B.3/35 C.6/35 D.18/35

Hiển thị đáp án

Đáp án : D

Số phần tử của tập S là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Không gian mẫu là chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S.

Suy ra số phần tử của không gian mẫu là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Gọi X là biến cố Số được chọn luôn luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ .

+ Số cách chọn hai chữ số chẵn từ bốn chữ số 2;4;6;8 là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Số cách chọn hai chữ số lẻ từ ba chữ s 3;5;7 là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Từ bốn chữ số được chọn ta lập số có bốn chữ số khác nhau, số cách lập tương ứng với một hoán vị của 4 phần tử nên có 4! cách.

Suy ra số phần tử của biến cố X là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Vậy xác suất cần tính :

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Câu 10: Cho tập A={1;2;3;4;5}; gọi S là tập tất cả các số tự nhiên có ít nhất 3 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số tập A. Chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S; tính xác xuất để số dược chọn chia hết cho 10?

A.1/30 B.3/25 C.22/25 D. Tất cả sai

Hiển thị đáp án

Đáp án : B

Ta tính số phần tử thuộc tập S như sau:

+ Số các số thuộc S có 3 chữ số là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Số các số thuộc S có 4 chữ số là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

+ Số các số thuộc S có 5 chữ số là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Suy ra số phần tử của tập S là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Không gian mẫu là chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập S.

Suy ra số phần tử của không gian mẫu là

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Gọi X là biến cố Số được chọn có tổng các chữ số bằng 10 . Các tập con của A có tổng số phần tử bằng 10 là A1={1;2;3;4}, A2={2;3;5},.

+ Từ A1 lập được các số thuộc S là 4!

+ Từ A2 lập được các số thuộc S là3!.

+ Từ A3 lập được các số thuộc S là 3!.

Suy ra số phần tử của biến cố X là |Ωx|=4!+3!+3!=36

Vậy xác suất cần tính

Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1000 trong đó có chữ số 3 mà chữ số 3 có giá trị là 300

Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Các bài toán hình về diện tích

Chia sẻ nếu thấy tài liệu này có ích!

Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏitoán 4,toán 5phần các bài toán về dãy số rất đa dạng và phong phú. Các bài toán đòi hỏi học sinh phải vận dụng một cách linh hoạt, phải biết các công thức về tính số các số hạng, tính tổng, tìm số hạng thứ n hay một số quy luật thường gặp trong bài toán có quy luật…..Dưới đây hệ thống giáo dục trực tuyến vinastudy.vn xin giới thiệu một vài ví dụ cho thấy sự vận dụng kiến thức cơ bản của dạng toán một cách linh hoạt trong từng bài toán cụ thể. Mời quý phụ huynh, thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo !

A-Dãy số cách đều

1-Công thức cần nhớ trong bài toán dãy số cách đều:

Tính số các số hạng có trong dãy = (Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé nhất của dãy) : khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1

Tính tổng của dãy = (Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy)xsố số hạng có trong dãy : 2

2-Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Tính giá trị của A biết:

A = 1 + 2 + 3 + 4 + ........................... + 2014.

Phân tích: Đây là dạng bài cơ bản trong dạng bài tính tổng của dãy có quy luật cách đều, cần tính giá trị của A theo công thức tính tổng của dãy số cách đều.

Bài giải

Dãy số trên có số số hạng là:

(2014 – 1) : 1 + 1 = 2014 (số hạng)

Giá trị của A là:

(2014 + 1) x 2014 : 2 = 2029105

Đáp số: 2029105

Ví dụ 2: Cho dãy số: 2; 4; 6; 8; 10; 12; ...............

Tìm số hạng thứ 2014 của dãy số trên ?

Phân tích: Từ công thức tính số các số hạng trong dãy cách đều suy ra cách tìm số hạng lớn nhất trong dãy là: Số hạng lớn nhất = (Số số hạng trong dãy – 1)xkhoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp+ số hạng bé nhất trong dãy.

Bài giải

Số hạng thứ 2014 của dãy số trên là:

(2014 – 1) x 2 + 2 = 4028

Đáp số:4028

Ví dụ 3: Tính tổng 50 số lẻ liên tiếp biết số lẻ lớn nhất trong dãy đó là 2013 ?

Phân tích: Từ công thức tính số các số hạng trong dãy cách đều suy ra cách tìm số hạng bé nhất trong dãy là: Số hạng bé nhất = Số hạng lớn nhất - (Số số hạng trong dãy – 1)xkhoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp. Từ đó sẽ dễ dàng tính được tổng theo yêu cầu của bài toán.

Bài giải

Số hạng bé nhất trong dãy số đó là:

2013 - (50 – 1) x 2 = 1915

Tổng của 50 số lẻ cần tìm là

(2013 + 1915) x 50 : 2 = 98200

Đáp số: 98200

Ví dụ 4: Một dãy phố có 15 nhà. Số nhà của 15 nhà đó được đánh là các số lẻ liên tiếp, biết tổng của 15 số nhà của dãy phố đó bằng 915. Hãy cho biết số nhà đầu tiên của dãy phố đó là số nào ?

Phân tích: Bài toán cho chúng ta biết số số hạng là 15, khoảng cách của 2 số hạng liên tiếp trong dãy là 2 và tổng của dãy số trên là 915. Từ đó sẽ tính được hiệu và tổng của số nhà đầu và số nhà cuối. Sau đó chuyển bài toán về dạng tìm số bé biết tổng và hiêu của hai số đó.

Bài giải

Hiệu giữa số nhà cuối và số nhà đầu là:

(15 - 1) x 2 = 28

Tổng của số nhà cuối và số nhà đầu là:

915 x 2 : 15 = 122

Số nhà đầu tiên trong dãy phố đó là:

(122 - 28) : 2 = 47

Đáp số: 47

3-Các dạng bài cụ thể:

Dạng 1. Tìm số số hạng của dãy số:

Bài tập vận dụng:

Bài 1:Viết các số lẻ liên tiếp từ 211. Số cuối cùng là 971. Hỏi viết được bao nhiêu số?

Giải:
Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị
Số cuối hơn số đầu số đơn vị là:
971 – 211 = 760 (đơn vị)
760 đơn vị có số khoảng cách là:
760: 2 = 380 (khoảng cách)
Dãy số trên có số số hạng là:
380 +1 = 381 (số)
Đáp số:381 số hạng

Bài 2:Cho dãy số 11, 14, 17,. .., 68.
a, Hãy xác định dãy trên có bao nhiêu số hạng?
b, Nếu ta tiếp tục kéo dài các số hạng của dãy số thì số hạng thứ 1 996 là số mấy?

Giải:
a, Ta có: 14 – 11 = 3
17 – 14 = 3
Vậy quy luật của dãy là: mỗi số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước cộng với 3.
Số các số hạng của dãy là:
( 68 – 11 ): 3 + 1 = 20 (số hạng)
b, Ta nhận xét:
Số hạng thứ hai: 14 = 11 + 3 = 11 + (2 – 1) x 3
Số hạng thứ ba: 17 = 11 + 6 = 11 + (3 – 1) x 3
Số hạng thứ tư : 20 = 11 + 9 = 11 + (4 – 1) x 3
Vậy số hạng thứ 1 996 là: 11 + (1 996 – 1) x 3 = 5 996
Đáp số: 20 số hạng; 5 996

Bài 3:Trong các số có ba chữ số, có bao nhiêu số chia hết cho 4?

Giải:
Ta có nhận xét: số nhỏ nhất có ba chữ số chia hết cho 4 là 100 và số lớn nhất có ba chữ số chia hết cho 4 là 996. Như vậy các số có ba chữ số chia hết cho 4 lập thành một dãy số có số hạng đầu là 100, số hạng cuối là 996 và mỗi số hạng của dãy (Kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng kề trước cộng với 4.
Vậy các số có 3 chữ số chia hết cho 4 là:
(996 – 100): 4 + 1 = 225 (số)
Đáp số: 225 số

Dạng 2. Tìm tổng các số hạng của dãy số:

Bài tập vận dụng:

Bài 1:Tính tổng của 100 số lẻ đầu tiên.

Giải:
Dãy của 100 số lẻ đầu tiên là:
1 + 3 + 5 + 7 + 9 +. . . + 197 + 199.
Ta có:
1 + 199 = 200
3 + 197 = 200
5 + 195 = 200
...
Vậy tổng phải tìm là:
200 x 100: 2 = 10 000
Đáp số 10 000

Bài 2:Viết các số chẵn liên tiếp:
2, 4, 6, 8,. . . , 2000
Tính tổng của dãy số trên

Giải:
Dãy số trên 2 số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
Dãy số trên có số số hạng là:
(2000 – 2): 2 + 1 = 1000 (số)
1000 số có số cặp số là:
1000: 2 = 500 (cặp)
Tổng 1 cặp là:
2 + 2000 = 2002
Tổng của dãy số là:
2002 x 500 = 100100

Dạng 3. Tìm số hạng thứ n:

Bài tập vận dụng:

Bài 1:Cho dãy số: 1, 3, 5, 7,...
Hỏi số hạng thứ 20 của dãy là số nào?

Giải:
Dãy đã cho là dãy số lẻ nên các số liên tiếp trong dãy cách nhau 1 khoảng cách là 2 đơn vị.
20 số hạng thì có số khoảng cách là:
20 – 1 = 19 (khoảng cách)
19 số có số đơn vị là:
19 x 2 = 38 (đơn vị)
Số cuối cùng là:
1 + 38 = 39
Đáp số: Số hạng thứ 20 của dãy là 39

Bài 2:Viết 20 số lẻ, số cuối cùng là 2001. Số đầu tiên là số nào?

Giải:
2 số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị
20 số lẻ có số khoảng cách là:
20 – 1 = 19 (khoảng cách)
19 khoảng cách có số đơn vị là:
19 x 2 = 38 (đơn vị)
Số đầu tiên là:
2001 – 38 = 1963
Đáp số : số đầu tiên là 1963.

Dạng 4. Tìm số chữ số biết số số hạng

Ghi nhớ:
Để tìm số chữ số ta:
+ Tìm xem trong dãy số có bao nhiêu số số hạng
+ Trong số các số đó có bao nhiêu số có 1, 2, 3, 4,. .. chữ số

Bài tập vận dụng:

Bài 1:Cho dãy số 1, 2, 3, 4,. .., 150.
Dãy này có bao nhiêu chữ số

Giải:
Dãy số 1, 2, 3,. .., 150 có 150 số.
Trong 150 số có
+ 9 số có 1 chữ số
+ 90 số có 2 chữ số
+ Các số có 3 chữ số là: 150 – 9 – 90 = 51 (chữ số)
Dãy này có số chữ số là:
1 x 9 + 2 x 90 + 3 x 51 = 342 (chữ số)
Đáp số: 342 chữ số

Bài 2:Viết các số chẵn liên tiếp tữ 2 đến 1998 thì phải viết bao nhiêu chữ số?

Giải:
Giải:
Dãy số: 2, 4,. .., 1998 có số số hạng là:
(1998 – 2): 2 + 1 = 999 (số)
Trong 999 số có:
4 số chẵn có 1 chữ số
45 số chẵn có 2 chữ số
450 số chẵn có 3 chữ số
Các số chẵn có 4 chữ số là:
999 – 4 – 45 – 450 = 500 (số)
Số lượng chữ số phải viết là:
1 x 4 + 2 x 45 + 3 x 450 + 4 x 500 = 3444 (chữ số)
đáp số: 3444 chữ số

Dạng 5. Tìm số số hạng biết số chữ số

Bài tập vận dụng:

Bài 1:Một quyển sách coc 435 chữ số. Hỏi quyển sách đó có bao nhiêu trang?

Giải:
Để đánh số trang sách người ta bắt đầu đánh tữ trang số 1. Ta thấy để đánh số trang có 1 chữ số người ta đánh mất 9 số và mất:
1 x 9 = 9 (chữ số)
Số trang sách có 2 chữ số là 90 nên để đánh 90 trang này mất:
2 x 90 = 180 (chữ số)
Đánh quyển sách có 435 chữ số như vậy chỉ đến số trang có 3 chữ số. Số chữ số để đánh số trang sách có 3 chữ số là:
435 – 9 – 180 = 246 (chữ số)
246 chữ số thì đánh được số trang có 3 chữ số là:
246: 3 = 82 (trang)
Quyển sách đó có số trang là:
9 + 90 + 82 = 181 (trang)
đáp số: 181 trang

Bài 2:Viết các số lẻ liên tiếp bắt đầu từ số 87. Hỏi nếu phải viết tất cả 3156 chữ số thì viết đến số nào?

Giải:
Từ 87 đến 99 có các số lẻ là:
(99 – 87): 2 + 1 = 7 (số)
Để viết 7 số lẻ cần:
2 x 7 = 14 (chữ số)
Có 450 số lẻ có 3 chữ số nên cần:
3 x 450 = 1350 (chữ số)
Số chữ số dùng để viết các số lẻ có 4 chữ số là:
3156 – 14 – 1350 = 1792 (chữ số)
Viết được các số có 4 chữ số là:
1792: 4 = 448 (số)
Viết đến số:
999 + (448 – 1) x 2 = 1893

-----------------------

* BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Bài 1:Tính tổng:
a, 6 + 8 + 10 +. .. + 1999.
b, 11 + 13 + 15 +. .. + 147 + 150
c, 3 + 6 + 9 +. .. + 147 + 150.
Bài 2:Có bao nhiêu số:
a, Có 3 chữ số khi chia cho 5 dư 1? dư 2?
b, Có 4 chữ số chia hết cho 3?
c, Có 3 chữ số nhỏ hơn 500 mà chia hết cho 4?
Bài 3:Khi đánh số thứ tự các dãy nhà trên một đường phố, người ta dùng các số lẻ liên tiếp 1, 3, 5, 7,. .. để đánh số dãy thứ nhất và các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8,. .. để đánh số dãy thứ hai. Hỏi nhà cuối cùng trong dãy chẵn của đường phố đó là số mấy, nếu khi đánh số dãy này người ta đã dùng 769 chữ cả thảy?
Bài 4:Cho dãy các số chẵn liên tiếp 2, 4, 6, 8,. .. Hỏi số 1996 là số hạng thứ mấy của dãy này? Giải thích cách tìm.
Bài 5:Tìm tổng của:
a, Các số có hai chữ số chia hết cho 3;
b, Các số có hai chữ số chia cho 4 dư 1;
c, 100 số chẵn đầu tiên;
d, 10 số lẻ khác nhau lớn hơn 20 và nhỏ hơn 40.

Bài 6:Viết 25 số lẻ liên tiếp số cuối cùng là 2001. Hỏi số đầu tiên là số nào?
Bài 7:Cho dãy số gồm 25 số hạng:
.. . , 146, 150, 154.
Hỏi số đầu tiên là số nào?

Bài 8:Dãy số lẻ từ 9 đến 1999 có bao nhiêu chữ số
Bài 9:Viết các số chẵn liên tiếp bắt đầu từ 60. Hỏi nếu viết 2590 chữ số thì viết đến số nào?
Bài 10:
a, Có bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số?
b, Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ?
c, Có bao nhiêu số có 5 chữ số mà trong đó có ít nhất hai chữ số giống nhau?
Bài 11:Cho dãy số tự nhiên liên tiếp: 1, 2, 3, 4, 5,..., x.
Tìm x biết dãy số có 1989 chữ số
Bài 12:Cho dãy số 1,1; 2,2; 3,3;...; 108,9; 110,0
a, Dãy số này có bao nhiêu số hạng?
b, Số hạng thứ 50 của dãy là số hạng nào?

B - QUY LUẬT VIẾT DÃY SỐ:

1- Kiến thức cần lưu ý (cách giải):
Trước hết ta cần xác định quy luật của dãy số.
Những quy luật thường gặp là:
+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó cộng (hoặc trừ) với 1 số tự nhiên d;
+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng số hạng đứng trước nó nhân (hoặc chia) với 1 số tự nhiên q khác 0;
+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng hai số hạng đứng trước nó;
+ Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với số tự nhiên d cộng với số thứ tự của số hạng ấy;
+ Số hạng đứng sau bằng số hạng đứng trước nhân với số thứ tự;
v . . . v

Loại 1:Dãy số cách đều:

Bài 1:
Viết tiếp 3 số:
a, 5, 10, 15, ...
b, 3, 7, 11, ...

Giải:
a, Vì: 10 – 5 = 5
15 – 10 = 5
Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:
15 + 5 = 20
20 + 5 = 25
25 + 5 = 30
Dãy số mới là:
5, 10, 15, 20, 25, 30.
b, 7 – 3 = 4
11 – 7 = 4
Dãy số trên 2 số hạng liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị. Vậy 3 số tiếp theo là:
11 + 4 = 15
15 + 4 = 19
19 + 4 = 23
Dãy số mới là:
3, 7, 11, 15, 19, 23.
Dãy số cách đều thì hiệu của mỗi số hạng với số liền trước luôn bằng nhau

Loại 2:Dãy số khác:

Bài 1:
Viết tiếp 3 số hạng vào dãy số sau:
a, 1, 3, 4, 7, 11, 18, ...
b, 0, 2, 4, 6, 12, 22, ...
c, 0, 3, 7, 12, ...
d, 1, 2, 6, 24, ...

Giải:
a, Ta nhận xét: 4 = 1 + 3
7 = 3 + 4
11 = 4 + 7
18 = 7 + 11
...
Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (Kể từ số hạng thứ ba) bằng tổng của hai số hạng đứng trước nó. Viết tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau:
1, 3, 4, 7, 11, 18, 29, 47, 76,...
b, Tương tự bài a, ta tìm ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ tư) bằng tổng của 3 số hạng đứng trước nó.
Viét tiếp ba số hạng, ta được dãy số sau.
0, 2, 4, 6, 12, 22, 40, 74, 136, ...
c, ta nhận xét:
Số hạng thứ hai là:
3 = 0 + 1 + 2
Số hạng thứ ba là:
7 = 3 + 1 + 3
Số hạng thứ tư là:
12 = 7 + 1 + 4
. . .
Từ đó rút ra quy luật của dãy là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tổng của số hạng đứng trước nó cộng với 1 và cộng với số thứ tự của số hạng ấy.
Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau.
0, 3, 7, 12, 18, 25, 33, ...
d, Ta nhận xét:
Số hạng thứ hai là
2 = 1 x 2
Số hạng thứ ba là
6 = 2 x 3
số hạng thứ tư là
24 = 6 x 4
. . .
Từ đó rút ra quy luật của dãy số là: Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ hai) bằng tích của số hạng đứng liền trước nó nhân với số thứ tự của số hạng ấy.
Viết tiếp ba số hạng ta được dãy số sau:
1, 2, 6, 24, 120, 720, 5040, ...

Bài 2:
Tìm số hạng đầu tiên của các dãy số sau:
a, . . ., 17, 19, 21
b, . . . , 64, 81, 100
Biết rằng mỗi dãy có 10 số hạng.

Giải:
a, Ta nhận xét:
Số hạng thứ mười là
21 = 2 x 10 + 1
Số hạng thứ chín là:
19 = 2 x 9 + 1
Số hạng thứ tám là:
17 = 2 x 8 + 1
. . .
Từ đó suy ra quy luật của dãy số trên là:Mỗi số hạng của dãy bằng 2 x thứ tự của số hạng trong dãy rồi cộng với 1.
Vậy số hạng đầu tiên của dãy là
2 x 1 + 1 = 3
b, Tương tự như trên ta rút ra quy luật của dãy là:Mỗi số hạng bằng số thứ tự nhân số thứ tự của số hạng đó.
Vậy số hạng đầu tiên của dãy là:
1 x 1 = 1

Bài 3:Lúc 7 giờ sáng, Một người xuất phát từ A, đi xe đạp về B. Đến 11 giờ trưa người đó dừng lại nghỉ ăn trưa một tiếng, sau đó lại đi tiếp và 3 giờ chiều thì về đến B. Do ngược gió, cho nen tốc độ của người đó sau mỗi giờ lại giảm đi 2 km. Tìm tốc độ của người đó khi xuất phát, biết rằng tốc đọ đi trong tiếng cuối quãng đường là 10 km/ giờ ?

Giải:
Thời gian người đó đi trên đường là:
(11 – 7) + (15 – 12) = 7 (giờ)
Ta nhận xét:
Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 7 là:
10 (km/giờ) = 10 + 2 x 0
Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 6 là:
12 (km/giờ) = 10 + 2 x 1
Tốc độ người đó đi trong tiếng thứ 5 là:
14 (km/giờ) = 10 + 2 x 2
. . .
Từ đó rút ra tốc độ người đó lúc xuất phát (trong tiếng thứ nhất) là:
10 + 2 x 6 = 22 (km/giờ)

Loại 3: Xác định số a có thuộc dãy đã cho hay không:
Cách giải:
- Xác định quy luật của dãy.
- Kiểm tra số a có thoả mãn quy luật đó hay không.

Bài tập:
Em hãy cho biết:
a, Các số 50 và 133 có thuộc dãy 90, 95, 100,. .. hay không?
b, Số 1996 thuộc dãy 3, 6, 8, 11,. .. hay không?
c, Số nào trong các số 666, 1000, 9999 thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. ..?
Giải thích tại sao?

Giải:
a, Cả 2 số 50 và 133 đều không thuộc dãy đã cho vì
- Các số hạng của dãy đã cho đều lớn hơn 50;
- Các số hạng của dãy đã cho đều chia hết cho 5 mà 133 không chia hết cho 5.
b, Số 1996 không thuộc dãy đã cho, Vì mọi số hạng của dãy khi chia cho đều dư 2 mà 1996: 3 thì dư 1.
c, Cả 3 số 666, 1000, 9999 đều không thuộc dãy 3, 6, 12, 24,. .., vì
- Mỗi số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng liền trước nhân với 2. Cho nên các số hạng (kể từ số hạng thứ 3) có số hạng đứng liền trước là số chẵn mà 666: 2 = 333 là số lẻ.
- Các số hạng của dãy đều chia hết cho 3 mà 1000 không chia hết cho 3
- Các số hạng của dãy (kể từ số hạng thứ hai) đều chẵn mà 9999 là số lẻ.

-----------------------

* BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Bài 1:Viết tiếp hai số hạng của dãy số sau:
a, 100; 93; 85; 76;...
b, 10; 13; 18; 26;...
c, 0; 1; 2; 4; 7; 12;...
d, 0; 1; 4; 9; 18;...
e, 5; 6; 8; 10;...
f, 1; 6; 54; 648;...
g, 1; 3; 3; 9; 27;...
h, 1; 1; 3; 5; 17;...
Bài 2:Điền thêm 7 số hạng vào tổng sau sao cho mỗi số hạng trong tổng đều lớn hơn số hạng đứng trước nó:
49 +. .. . .. = 420.
Giải thích cách tìm.
Bài 3:Tìm hai số hạng đầu của các dãy sau:
a,. . . , 39, 42, 45;
b,. . . , 4, 2, 0;
c,. . . , 23, 25, 27, 29;
Biết rằng mỗi dãy có 15 số hạng.

------HẾT------

Trong quá trình làm tài liệu có sưu tầm trên internet.

Hệ thống giáo dục vinastudy.vn Chúc con học tốt !