Chí quân trạch dân là gì

Ông Giang Trạch Dân qua đời lúc 12h13 phút [11h13 phút giờ Hà Nội] tại thành phố Thượng Hải, nơi ông gắn bó gần như cả cuộc đời. Theo Xinhua, ông Giang Trạch Dân bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng, dù được tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi.

Xinhua ca ngợi ông Giang Trạch Dân là "lãnh đạo nổi bật của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" và là người sáng lập chính của học thuyết "Ba đại diện". "Sự ra đi của đồng chí Giang Trạch Dân là tổn thất lớn với đảng, quân đội và nhân dân", thông cáo có đoạn.

Ông Giang Trạch Dân vẫy tay trong cuộc diễu hành Ngày Quốc khánh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 1/10/1999. Ảnh: AFP.

Theo đài truyền hình CCTV, quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh và các tòa nhà chính phủ đã treo cờ rủ. Trụ sở các cơ quan đại diện của Trung Quốc ở nước ngoài cũng sẽ treo cờ rủ trong thời gian để tang.

Ban tổ chức lễ tang ông Giang Trạch Dân, do Chủ tịch Tập Cận Bình làm trưởng ban, hiện chưa công bố thời gian tang lễ.

Giao diện của Xinhua đã được chuyển sang màu đen trắng. Các hãng truyền thông Trung Quốc đều đăng bức ảnh hoa cúc màu đen trắng trên tài khoản Weibo.

Ông Giang Trạch Dân là lãnh đạo nòng cốt trong thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Trung Quốc, kéo dài từ năm 1992 đến 2003, được coi là giai đoạn bùng nổ của kinh tế Trung Quốc với học thuyết "Ba đại diện".

Theo học thuyết này, đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất xã hội tiên tiến, đại diện cho phương hướng phát triển của nền văn hóa tiên tiến, đại diện cho lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân.

Khi ông Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo năm 1989, Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa kinh tế. Vào thời điểm ông nghỉ hưu năm 2003, Trung Quốc đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], giành quyền đăng cai Thế vận hội 2008 và đang trên đường trở thành siêu cường.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã trải qua thời kỳ phát triển bền vững với một loạt cải cách, thu hồi Hong Kong từ Anh và Macau từ Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, song song với các thành tựu, một số vấn đề trong nền kinh tế Trung Quốc cũng xuất hiện như ô nhiễm môi trường và khoảng cách giàu nghèo gia tăng.

Tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 hồi tháng 10, ông Giang Trạch Dân được bầu vào ban thường vụ đoàn chủ tịch, cơ quan giám sát đại hội gồm 46 thành viên. Tuy nhiên, ông đã không tham dự đại hội, dường như vì lý do sức khỏe.

Lần gần đây nhất ông Giang Trạch Dân xuất hiện trước công chúng là vào tháng 10/2019, khi ông cùng các cựu lãnh đạo khác chứng kiến lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn, kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình [trái] và ông Giang Trạch Dân tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Trung Quốc tại quảng trường Thiên An Môn hồi năm 2019. Ảnh: AFP.

TTO - Trong cuộc gặp với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith tại Bắc Kinh hôm 30-11, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có những chia sẻ về cố lãnh đạo Giang Trạch Dân.

  • Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân qua đời
  • Ông Giang Trạch Dân ngó đồng hồ 10 lần lúc ông Tập phát biểu
  • Trung Quốc "bất mãn sâu sắc" lệnh bắt ông Giang Trạch Dân

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình [trái] và cựu Tổng bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10-2017 - Ảnh: AP

Tại cuộc gặp với ông Thongloun Sisoulith, ông Tập mô tả ông Giang Trạch Dân là "người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại", "chiến binh xã hội chủ nghĩa" và "nhà lãnh đạo kiệt xuất", Tân Hoa xã đưa tin ngày 1-12.

"Chúng tôi vô cùng thương tiếc đồng chí Giang và sẽ biến đau buồn thành sức mạnh để cùng nỗ lực xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt và thúc đẩy đại phục hưng dân tộc Trung Hoa một cách toàn diện, phù hợp với kế hoạch của Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc" - ông Tập nói với nhà lãnh đạo Lào.

Ông Giang Trạch Dân qua đời lúc 12h13 [11h13 giờ Hà Nội] ngày 30-11 tại thành phố Thượng Hải. Ông bị bệnh bạch cầu và suy đa tạng, dù được cứu chữa nhưng không qua khỏi. Ông thọ 96 tuổi.

Hãng tin Tân Hoa xã cũng đăng thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc [Quốc hội], Quốc vụ viện [Chính phủ], Chính hiệp toàn quốc và Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Lá thư cho biết ông Giang Trạch Dân là nhà lãnh đạo kiệt xuất và có uy tín cao trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân; người theo chủ nghĩa Mác vĩ đại, nhà cách mạng vô sản, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao vĩ đại, chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo kiệt xuất của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc.

Ông Giang Trạch Dân là hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ ba của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và là người đưa ra thuyết "Ba đại diện". 

Ông giữ chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 13 năm [1989-2002] và chức chủ tịch Trung Quốc trong 10 năm [1993-2003]. Từ năm 1989-2004, ông giữ chức chủ tịch Quân ủy Trung ương. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc bắt đầu trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Hoạt động tưởng nhớ ông Giang Trạch Dân ở Trung Quốc

Các tờ báo Trung Quốc đồng loạt in đen số ngày 1-12, đưa tin về việc cựu chủ tịch Giang Trạch Dân qua đời - Ảnh: UDN

Theo Hãng tin Reuters, sự ra đi của ông Giang Trạch Dân đã khơi dậy làn sóng hoài niệm về thời kỳ mà ông đã lãnh đạo ở Trung Quốc.

Một ngày sau khi ông qua đời, Nhân Dân Nhật báo - tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã dành toàn bộ trang nhất cho ông Giang Trạch Dân và đăng một bức ảnh chân dung lớn của ông. "Đồng chí Giang Trạch Dân kính yêu sẽ không bao giờ bị lãng quên" - Nhân Dân Nhật báo viết.

Các tòa nhà chính phủ quan trọng, các đại sứ quán Trung Quốc ở nước ngoài treo cờ rủ, trong khi trang chủ của các nền tảng thương mại điện tử Taobao, JD.com cũng chuyển sang màu đen và trắng.

Một số người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh và video ông Giang Trạch Dân đang nói hoặc cười cùng các bài báo về bài phát biểu bằng tiếng Anh của ông tại Đại học Harvard [Mỹ] vào năm 1997.

Nhiều người đã tìm đến nhà ông Giang Trạch Dân để bày tỏ sự tôn kính. Một bó hoa đặt trước nhà ông đề dòng chữ: "Ông Giang thân mến, xin hãy yên nghỉ".

Vĩnh biệt ông Giang Trạch Dân: Người vun đắp quan hệ Việt - Trung

TTO - Cựu Tổng bí thư, cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân, người mở đường cho sự phát triển của Trung Quốc thành một cường quốc toàn cầu và thúc đẩy kinh tế tư nhân của nước này, vừa qua đời ở tuổi thượng thọ 96.

Chủ Đề