Hướng nội hay hướng ngoại là gì

Bạn tự hỏi nhiều lần mình thuộc tuýp người Introvert [người hướng nội] hay Extrovert [người hướng ngoại]. Có những người phân định rất rõ bản thân mình thuộc phe nào, nhưng dường như với bạn lại là một câu hỏi rất khó, dù đã thực hiện nhiều loại trắc nghiệm tính cách để hiểu mình hơn, đến cả MBTI khi trắc nghiệm theo 2 cách khác nhau thì lại ra 2 đáp án khác nhau. Có ai từng thắc mắc như vậy chưa?

Sự khác biệt giữa người hướng ngoại và hướng nội nằm ở cách mà họ tái tạo/nạp năng lượng sau khi tiếp xúc xã hội:

Người hướng nội lấy năng lượng từ bên trong bản thân bằng cách dành thời gian một mình hoặc ở nơi yên tĩnh.

Người hướng ngoại nạp năng lượng thông qua việc giao tiếp mở rộng mối quan hệ xã hội. Và thường bị mất năng lượng khi ở một mình quá lâu.

Tuy nhiên, có một xu hướng tính cách ở giữa được gọi là “vừa hướng nội vừa hướng ngoại” [ambivert].

👉Hãy cùng KeySkills khám phá tính cách “lai” thú vị này nhé.

THẾ NÀO LÀ “VỪA HƯỚNG NỘI VỪA HƯỚNG NGOẠI”?

Đối với người vừa hướng nội vừa hướng ngoại, bên trong bạn tồn tại cả hai xu hướng tích cách và tùy thời điểm, bạn sẽ bộc lộ cá tính nào mạnh hơn hoặc cân bằng cả hai xu hướng.

Đôi lúc, bạn cực kì thích giao lưu cùng người khác và trở thành tâm điểm câu chuyện, nhưng sau đó bạn chỉ muốn dành khoảng lặng riêng cho mình và không muốn ai làm phiền. Nếu có đặc điểm này, có thể bạn là một ambivert đích thực rồi đấy.

Người hướng trung còn những cái tên khác như: Người hướng nội cởi mở, Người hướng ngoại khép kín hoặc là Người hướng nội dễ gần. Họ thường điều chỉnh tính cách và hành động của mình dựa theo hoàn cảnh xã hội, cảm xúc, và mục tiêu cá nhân.

 Những dấu hiệu bạn là Người hướng trung:

 Bạn có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và thấy ổn với cả hai

 Bạn cảm thấy thoải mái khi giao lưu xã hội, tuy nhiên ở cạnh quá nhiều người trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn cạn kiệt năng lượng.

 Bạn khá thích thú với việc được làm trung tâm của sự chú ý, nhưng không muốn điều đó diễn ra quá lâu.

 Một số người nghĩ bạn trầm tính, trong khi số khác lại nhận định bạn rất hoạt ngôn.

Việc di chuyển không quá cần thiết đối với bạn nhưng bạn cũng không thích phải ở một chỗ quá lâu.

Bạn đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân cũng như cách bạn chìm đắm vào cuộc trò chuyện.

Những câu chuyện tán gẫu xã giao không làm khó bạn, nhưng bạn cũng không phủ nhận việc đôi khi chúng cũng nhàm chán.

Bạn đa nghi nhưng cũng biết cách đặt niềm tin khi cần.

🌷  Tôi thích, nhưng…

 “Tôi thích chỗ đông đúc, những buổi sự kiện, một nơi toàn những người lạ nhưng tôi chưa bao giờ xem mục đích của mình là phải nói bao nhiêu chuyện, kết bao nhiêu bạn mới hay phải đi cùng với ai, làm sao cho nổi bật nhất đám đông. Tôi vẫn cảm thấy rất vui nếu mình giống như kẻ cô đơn lang thang ở một nơi nhộn nhịp.

Tôi hay lo lắng về việc sẽ được nhiều người chọn là người thuyết trình trước đám đông. Nhưng sự thật là tôi cảm thấy hạnh phúc, đầy hứng khởi khi mình được “tỏa sáng” trước hàng trăm người để trình bày một vấn đề mà mình và nhóm cùng ấp ủ.”

Mới câu chuyện đầu tiên thôi, đã cảm thấy nhập nhằng giữa hai tuýp người rồi. Thêm vài gạch đầu dòng nữa nhé.

Tôi thích ở một mình, nhưng đừng để tôi một mình trong thời gian dài. Tôi cũng thích đi ra ngoài thăm thú nhưng cũng đừng bắt tôi phải làm điều đó thường xuyên.

Dễ dàng mở lòng nhưng lại cảm thấy khó tin tưởng người khác

Tôi dễ dàng cảm động, suy nghĩ sâu xa nhưng tính cách khá là hài hước.

Tôi có nhiều bạn, tôi có thể bắt chuyện với bất kì ai. Nhưng tôi cũng thích quan sát.

Có những ngày tôi thích gặp nhiều người nghe nhiều câu chuyện, nhưng cũng có những ngày tôi lơ cả thế giới.

Tôi có thể hoàn thành dự án một mình hoặc với nhóm. Tôi không biết tôi thích việc nào hơn nữa.

Hàng tỉ điều nữa, khiến bạn cảm thấy mình thật vớ vẩn? Liệu có tên gọi nào cho loại tính cách này?

🌷  Không vớ vẩn đâu, bạn thuộc tuýp người Ambivert đấy!

Adam Grant là giáo sư trẻ nhất tại Wharton, đồng thời được công nhận là giáo sư có thành tích ấn tượng nhất tại ngôi trường nổi tiếng này. Năm 2013, ông đã nghiên cứu về hiện tượng này và phát hiện ra rằng 2/3 số người không xác định rõ mình là Introvert hay Extrovert. Số này tùy vào tình hình, sẽ quyết định nghiên về Introvert hay Extrovert. Đó chính là sự hòa lẫn của tuýp người Ambivert [người hướng trung: vừa hướng nội vừa hướng ngoại ].

Hầu hết, các nhà quản lý hoặc chuyên gia nhân sự đều nhận định rằng một người có tính cách Extrovert sẽ có năng suất bán hàng tốt hơn. Nhưng trong nghiên cứu, Rethinking the Extraverted Sales Ideal: The Ambivert Advantage của Grant, ông viết: “Những người thuộc tuýp người Ambivert có năng suất bán hàng cao hơn những người thuộc tuýp Introvert hay Extrovert”. Ông còn chỉ ra tuýp người Ambivert nhờ sự linh hoạt vừa dễ thích nghi với nhiều nhóm khách hàng vừa biết lắng nghe lợi ích của khách hàng nên dễ dàng thuyết phục hơn.

Đôi khi, có một người thuộc tuýp Ambivert trong nhóm cũng chính là chìa khóa để thúc đẩy doanh số cao hơn.

DẤU HIỆU CHỨNG TỎ BẠN CÓ THỂ LÀ MỘT AMBIVERT

Vì sở hữu cả 2 xu hướng tính cách nên đặc điểm của ambivert là sự cân bằng, hài hòa.

1BẠN LÀ NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE VÀ CÓ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TỐT

Điểm nổi bật của người hướng ngoại là thích giao tiếp. Điểm mạnh của người hướng nội là khả năng lắng nghe. Vì thế, khi bạn thuộc nhóm người cân bằng, bạn sẽ có khả năng lên tiếng khi cần và biết lúc nào nên dừng lại để lắng nghe.

Ambivert là người sở hữu phong thái tự nhiên và ẩn chứa lối suy nghĩ sâu sắc nên rất thu hút sự chú ý của mọi người.

2KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI TỐT

Đây là khả năng điều chỉnh cách hành xử sao cho phù hợp với từng tình huống và từng đối tượng giao tiếp. Nó có thể được thể hiện ở cách bạn dẫn dắt một tình huống khó xử thành một cuộc trò chuyện vui vẻ, chân thành và mang đến cảm giác tích cực cho người xung quanh. Trong một sự kiện, bạn không muốn mình là trung tâm của sự chú ý nhưng cũng không tạo khoảng cách với mọi người.

3BẠN THẤY THOẢI MÁI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ CŨNG RẤT DỄ CHỊU KHI Ở MỘT MÌNH

Trong thời gian diễn ra sự kiện, bạn thể hiện tính cách nổi bật của người hướng ngoại là hòa đồng và đầy năng lượng. Nhưng sau khi kết thúc sự kiện, bạn sẽ tìm khoảng lặng riêng để sống với tính cách của người hướng nội.

4CHẤP NHẬN NHỮNG ĐIỀU TỰ NHIÊN SẼ ĐẾN

Ambivert là kiểu người sống cởi mở và suy nghĩ thấu đáo trong từng sự việc. Khi ai đó gặp vấn đề, họ sẽ dành thời gian lắng nghe để hiểu vấn đề và sử dụng trực giác của mình để đưa ra lời khuyên phù hợp. Với sự linh động trong suy nghĩ và tính quyết đoán của mình, ambivert là người biết chấp nhận sự việc theo hướng tự nhiên và tích cực tìm giải pháp hơn là đẩy trách nhiệm cho những người xung quanh.

5BẠN TẠO RA SỰ CÂN BẰNG CHO MỌI NGƯỜI XUNG QUANH

Điểm mạnh của ambivert là sự cân bằng vì khi sở hữu hai xu hướng tính cách bên trong con người, bạn sẽ dễ dàng kết nối với nhiều nhóm người và mang đến sự tin tưởng, thoải mái cho các mối quan hệ.

LỢI THẾ CỦA VIỆC TRỞ THÀNH NGƯỜI VỪA HƯỚNG NỘI VỪA HƯỚNG NGOẠI

Ưu điểm của ambivert là biết lắng nghe để thấu hiểu và linh hoạt hành động trong từng tình huống.

Nhờ sự trộn lẫn đôi phần lộn xộn, tùy vào môi trường và tình huống bạn vẫn không dễ lộ yếu điểm của mình và vẫn sống sót tốt.

1.TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ

Kiểu người vừa hướng nội vừa hướng ngoại rất chủ động trong quan hệ cộng đồng. Ví dụ, họ có thể làm chủ bữa tiệc để kể những câu chuyện hài hước thu hút đám đông nhưng cũng có thể dành thời gian lắng nghe những người thích trò chuyện sâu sắc. Với đặc điểm hướng ngoại, họ tạo nên tương tác rất rộng trong khi sự hướng nội sẽ giúp họ duy trì mối quan hệ thân thiết.

2. TRONG PHONG CÁCH QUẢN LÝ

Theo nghiên cứu được công bố tại Harvard Business Review về chuỗi 55 cửa hàng pizza tại Hoa Kỳ để tìm sự khác biệt trong quản lý của người hướng nội và hướng ngoại, xem ai sẽ là người mang lại lợi nhuận cao hơn, kết quả nhận được là:

– Nhà lãnh đạo hướng ngoại sẽ thu được lợi nhuận cao khi điều hành nhóm nhân viên thích sự dẫn dắt và hướng dẫn tận tình.

– Nhóm nhân viên thích sự chủ động, muốn tự chịu trách nhiệm sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các nhà lãnh đạo hướng nội.

Vì vậy, người lãnh đạo vừa hướng nội vừa hướng ngoại sẽ có lợi thế khi quản lý đội nhóm hay dự án. Họ có đủ các phẩm chất của người hướng nội và hướng ngoại để tạo nên sự cân bằng trong phong cách quản lý, trở thành nhà lãnh đạo tốt để hiểu nhu cầu của nhân viên cũng như biết chọn cách hành xử phù hợp.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT AMBIVERT

Vậy còn nhược điểm thì sao? Đó chính là khâu ra quyết định, vì tính cách có phần muốn mọi thứ chậm lại, lại vừa nôn nóng, thêm phần thúc đẩy nên thường không thể ra quyết định nhanh chóng.

Vì tính cách phần khó đoán nên bạn dễ bị liệt kê vào thành phần “khó chịu” của công ty đấy. Số lượng người thích và ghét bạn có thể ngang ngửa nhau, nhưng bạn lại rất biết tận hưởng điểu đó.

Việc có khả năng di chuyển giữa 2 xu hướng tích cách đôi khi cũng gây khó khăn và căng thẳng nếu một người ambivert muốn giữ được trạng thái cân bằng trong nhiều tình huống.

🌻  NHỮNG NGHỀ NGHIỆP PHÙ HỢP VỚI TÍNH CÁCH AMBIVERT

1. BÁN HÀNG

Nhân viên bán hàng là người cần có sức thuyết phục và nhạy bén với nhu cầu của khách hàng. Vì thế, với tính cách của một ambivert, họ sẽ có khả năng tương tác rất tốt với khách hàng.

Theo nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Tâm Lý, người ambivert có khả năng bán hàng tốt hơn so với người hướng nội hoặc người hướng ngoại.

2. QUẢN LÝ DỰ ÁN

Với tính chất công việc cần sự kết nối giữa con người với con người, tính cách của một ambivert sẽ mang đến sự cân bằng trong việc quản lý. Khả năng lắng nghe và trình bày rõ ràng định hướng cũng sẽ giúp họ hoàn thành dự án thành công.

3. NHÀ SẢN XUẤT

Các nhà sản xuất làm việc ở sau hậu trường, đài phát thanh, truyền hình, phương tiện truyền thông trực tuyến để luôn đảm bảo kế hoạch tổ chức đi đúng hướng. Vì thế, họ tiếp xúc với rất nhiều người có tính cách đa dạng. Đối với một ambivert, đây được xem là thế mạnh nếu họ đảm nhận vai trò này.

 4. THIẾT KẾ NỘI THẤT

Các kỹ sư thiết kế nội thất cần phải đọc được mong muốn của khách hàng và đưa ra lời khuyên thích hợp dựa trên nguyên tắc thiết kế. Vì vậy, đòi hỏi ở công việc này là một người có khả năng lắng nghe, trình bày và kiểm soát tốt công việc.

 5. GIÁO VIÊN

Đây là công việc tiếp xúc với rất nhiều học sinh mang đặc điểm xu hướng tích cách khác nhau. Khi là một ambivert, bạn sẽ có khả năng tương thích với nhiều đối tượng và không bị mất nhiều năng lượng khi giao tiếp với số đông như học sinh, phụ huynh.

 

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC TẠI ĐÂY

1. 5 CÁCH ĐỂ THIẾT KẾ CUỘC SỐNG CỦA BẠN

2. 13 dấu hiệu nhận biết người hướng nội có thích bạn hay không?

........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.

Thế náo là người hướng nội hay hướng ngoại?

Người hướng nội là người có xu hướng tập trung nhiều hơn vào những suy nghĩ, cảm xúc tâm trạng bên trong hơn tìm kiếm sự kích thích bên ngoài. Người hướng ngoại là người có xu hướng tập trung vào những tương tác bên ngoài, các mối quan hệ xã hội.

Tại sao lại có người hướng nội và hướng ngoại?

sao vậy? Theo nhà tâm lý học Carl Jung, những khác nhau giữa các loại cá tính này cơ bản là do năng lượng. Người hướng ngoại thường nhận được năng lượng bằng các tương tác xã hội, trong khi người hướng nội cần thời gian một mình để nạp lại năng lượng.

Người sống hướng nội là người như thế náo?

Hướng nội là một thuật ngữ dùng để chỉ những người luôn thích môi trường dễ chịu và ít sức ép. Họ không thích thú tham gia các hoạt động đông vui náo nhiệt, bởi sau đó họ bị mất năng lượng và mệt mỏi. Người hướng nội chỉ được nạp lại năng lượng sau khi ở một mình, làm những việc chỉ có một mình.

Hướng ngoại có nghĩa là gì?

Hướng ngoại là "những hành động, trạng thái hay thói quen chủ yếu quan tâm tới việc làm vừa lòng những người khác. Họ có xu hướng thích thú khi tương tác, giao tiếp với con người và nói chung nói nhiều, nhiệt tình, thích giao lưu và quyết đoán.

Chủ Đề