Cầu móng quận 1 ở đâu

Cầu Mống nổi tiếng cổ xưa bậc nhất Sài Gòn cũng là điểm check-in cực hot dành cho giới trẻ. Cây cầu với nét quyến rũ rất riêng làm nên điểm hẹn không thể bỏ qua đối với du khách. 

Địa chỉ Cầu Mống ở đâu? 

Cầu Mống với hơn 120 năm lịch sử, trở thành điểm lý tưởng để vừa dạo mát, chụp ảnh, quay phim. Cầu bắc qua rạch Bến Nghé, nối liền Quận 1 và Quận 4, TP HCM. Bạn có thể tới đây bằng nhiều cách khác nhau như taxi, xe máy. Tại Quận 1, Cầu Mống nằm gần khu Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có thể gửi xe trên vỉa hè trước Đại học Ngân Hàng hoặc vỉa hè trước chung cư Tôn Thất Đạm. Giá vé gửi xe từ 5.000 – 10.000 đồng. Tới đây, bạn không mất phí chụp hình.

Cầu Mống là địa điểm được nhiều người trẻ yêu thích

Lịch sử và kiến trúc cầu Mống Sài Gòn?

Cầu được Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes [Pháp] xây dựng vào năm 1894. Cầu được xây bằng thép kiên cố, dài 128m, rộng 5,2m, lề bộ hành rộng 0,5 m. Cầu có thiết kế kiểu vòng ở móng rất duyên dáng với màu xanh ngọc bích bắt mắt. Ban đầu, cầu được dùng cho cả xe cơ giới nhưng đến nay chỉ còn dành cho người đi bộ. Cây cầu từng được tháo dỡ hoàn toàn để phục vụ cho thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn. Sau đó, cây cầu được lắp ghép lại như nguyên bản và gia cố trụ móng kèm, trang bị chiếu sáng mỹ thuật. Ngoài ra, đường dẫn lên cầu được phá bỏ và thay bằng bậc tam cấp dành cho người đi bộ.

Cầu Mống Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn?

Chụp hình miễn phí góc cảnh đẹp như ý

Xưa nay các cây cầu vẫn luôn nổi tiếng đem lại những bức hình đẹp. Cầu Mống cũng không ngoại lệ bởi bất kỳ thời điểm nào, đều có thể tìm được khung hình lý tưởng. Sáng sớm nắng mới lên hay chiều tà, hoàng hôn là lúc tận dụng được ánh mặt trời đẹp nhất. Mặt nước dưới chân cầu cũng trở nên lấp lánh hơn.

Buổi đêm, dưới ánh đèn, cây cầu càng trở nên lung linh hơn. Trên cầu còn có những cột đèn đem lại không ít vẻ cổ điển và lãng mạn để bấm máy. Phóng tầm mắt xa là các tòa nhà cao lớn, đặc biệt là toà nhà Bitexco. Đứng chụp hình từ trên cầu, giữa cầu hay từng đầu cầu đều có vẻ đẹp riêng. Đáng nói, rất nhiều cặp uyên ương cũng tới đây chụp hình cưới.

Chụp ảnh cưới ở trên cầu

Dạo bộ và rong chơi thỏa thích

Đến tham quan Cầu Mống Sài Gòn, ngoài chụp ảnh, bạn còn thỏa sức dạo chơi. Hóng gió, cảm nhận bầu không khí thoáng đãng khi đi trên cầu hay thong dong hai bên bờ kênh. Vào buổi tối, bạn có thể thưởng thức các món ăn vặt từ những quán hàng rong bên cầu. Cùng người yêu ngắm cảnh, cảm nhận cuộc sống sôi động của thành phố rực rỡ ánh đèn. Hay đơn giản là thả hồn vào trời mây, gió nước. Chắc chắn Cầu Mống cũng sẽ đem đến cho bạn những giây phút thư giãn thú vị.

Quanh cảnh xung quanh cầu

Không hoành tráng và hiện đại như những cây cầu mới nhưng Cầu Mống Sài Gòn lại có sức hấp riêng rất đặc biệt. Đối với người dân nơi đây, cây cầu trở nên thân quen và rất đỗi yêu thương. Và tất nhiên đối với du khách mê chụp hình, nhất định đừng quên tới chiêm ngưỡng và check-in tại cây cầu cổ xưa nổi tiếng này. 

Đọc tiếp: Hồ Đá Sài Gòn điểm chụp hình cực thơ mộng

Tags: Cầu Mống quận 1 địa chỉCầu Mống tphcmđịa chỉ Cầu Mống

Cầu Mống là một cây cầu bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại thành phố này.

Bản đồ

Cầu do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894, dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, xây bằng thép kiên cố. Cầu làm theo kiểu vòng mống cho nên dân gian gọi là cầu Mống[1].

Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông - Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu Mống được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì cầu Mống đã được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật[2].

  • Cầu Mống nhìn từ hướng quận 4, Tp Hồ Chí Minh, ảnh chụp 19 tháng 11 năm 2015

  • Gầm cầu Mống trong đêm [ảnh chụp ngày 14 tháng 8 năm 2013]

  1. ^ “Cầu Mống”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ Tháo dỡ cầu Mống và làm lại nguyên trạng khi hầm Thủ Thiêm hoàn thành

  Bài viết về một cây cầu cụ thể hoặc một nhóm các cây cầu này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cầu_Mống&oldid=68414320”

Nằm ở trung tâm Sài Gòn với khung cảnh rất lãng mạn, từ thời Pháp thuộc cầu Mống đã trở thành nơi hẹn hò tình tự nổi tiếng của các cặp trai gái.

Bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4, cầu Mống ở Sài Gòn là một cây cầu cổ của Sài Gòn từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay.

 Cầu này do Công ty vận chuyển Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret [tức Eiffel cũ] xây cất vào năm 1893 – 1894.

Cầu dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, được xây bằng thép kiên cố, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19.

 Người Pháp cũng gọi cây cầu này là cầu “Công ty Messageries maritimes”, trong khi người Việt gọi là cầu Mống.

 Xung quanh tên gọi cầu Mống có nhiều cách lý giải khác nhau.

 Đây có thể là tên gọi chệch từ cầu Móng, vì đây là một trong những chiếc cầu đầu tiên có trụ móng được xây ở Sài Gòn.

 Cũng có thể vì hình dáng của chiếc cầu giống như vòng mống nên dân Sài Gòn xưa gọi là cầu Mống.

 Theo thiết kế ban đầu, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và phương tiện cơ giới. Đầu cầu phía Quận 1 có hai đường dẫn, một để đi lên cầu sang Vĩnh Hội [quận 4] và một để từ phía Vĩnh Hội đi qua để xuống bến Chương Dương. Sau này, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.

 Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn vào những năm 2000, cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn.

Sau khi các công trình này hoàn tất thì cầu Mống đã được lắp ghép lại theo nguyên bản, riêng các đường dẫn được phá bỏ và thay thế bằng bậc cấp cho người đi bộ.

 Nằm ở trung tâm Sài Gòn với khung cảnh rất lãng mạn, từ thời Pháp thuộc cầu Mống đã trở thành nơi hẹn hò tình tự của các cặp trai gái.

Ngày nay, cây cầu lịch sử này vẫn là điểm đến nổi tiếng của giới trẻ thành phố cũng như du khách xa gần mỗi khi ghé thăm Sài Gòn.

Theo KIẾN THỨC

Tags: Sài Gòn, Di tích lịch sử, Địa điểm du lịch, TP HCM, Kiến trúc thuộc địa, Cầu

Video liên quan

Chủ Đề