Câu chuyện về nhà bác học Edison

Thomas Edison - những sự thật còn chưa biết

Chẳng cần phải đi đâu xa, quanh chỗ bạn đang ngồi chắc chắn có vài thứ do Thomas Alva Edison phát minh hoặc cải tiến. Trong 84 năm của cuộc đời mình, nhà phát minh vĩ đại này sở hữu tổng cộng 1.093 bằng sáng chế mang tên ông.

Phát minh của ông nổi tiếng nhất là bóng đèn điện. Ngoài ra còn có máy quay đĩa, nhiều hệ thống điện, máy chiếu phim, máy điện báo, máy ghi âm... 

Nhân kỷ niệm ngày sinh của Thomas Edison [11/2/1847], trang Neatorama đã tổng hợp10 sự thật thú vị về nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại này: 

Giáo viên nghĩ rằng Edison bị “loạn trí” 

Thuở thiều thời, Edison từng là một cậu nhóc hiếu kì, nhưng lại là một học sinh kém ở trường, vì đầu óc cậu lúc nào cũng lơ mơ, không tập trung. Cậu út của gia đình có 7 người con, thường được gọi bằng cái tên thân mật là Al, đã từng bị một giáo viên cho là “đầu óc có vấn đề”. 

Khi phát hiện ra điều đó, mẹ của Edison đã nổi giận và lập tức cho ông nghỉ học, chỉ sau 3 tháng chính thức nhập trường. Bà quyết định tự dạy học cho con trai tại nhà. Sau này, khi nhắc đến mẹ, ông nói: “Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà tuyệt đối tin tưởng, ủng hộ tôi. Và tôi cảm thấy mình phải sống có ý nghĩa vì bà và không được làm bà thất vọng.” 

Mở phòng thí nghiệm đầu tiên vào năm 10 tuổi 

Khi Edison bước sang tuổi thứ 9, mẹ đã đưa cho ông một cuốn sách khoa học cơ bản hướng dẫn cách thực hiện các thí nghiệm hoá học tại nhà. Cậu bé Edison lập tức như bị cuốn sách “bỏ bùa”. Ông thực hiện mọi cuộc thí nghiệm nêu trong sách và chẳng bao lâu sau đã tiêu toàn bộ số tiền tiết kiệm để mua các loại hoá chất.

Khi sang tuổi thứ 10, Edison đã lập phòng thí nghiệm khoa học đầu tiên của mình trong tầng hầm của gia đình, rồi ở lì trong đó cả ngày. Bố cậu đã phải “hối lộ” con trai một xu chỉ để Edison ra khỏi tầng hầm và đi đọc một cuốn sách. Cậu nhận tiền, gom lại để mua thêm các loại hoá chất phục vụ việc thí nghiệm. Và để chắc chắn là không có ai động vào mấy thứ chai lọ của mình trong tầng hầm, cậu dán nhãn ghi “Chất độc” vào tất cả các chai! 

Edison bị điếc và ông thích như vậy! 

Ở độ tuổi 12, Edison bắt đầu mất khả năng thính giác. Chuyện đồn rằng ông đã bị một nhân viên bán vé tàu bạt tai vì làm cháy một toa tàu trong khi thực hiện thí nghiệm. Trong khi đó, Edison nói rằng ông bị thương khi nhân viên nhà ga xách tai ông. Một số khác lại nói rằng ông bị điếc là do một trận sốt phát ban khi còn nhỏ. Tuy nhiên, giải thích hợp lý nhất có lẽ là do gen di truyền, vì cha và một trong các người anh của Edison cũng bị mất năng lực thính giác. 

Cho đến nay, tất cả nguyên nhân vẫn chỉ là giả thuyết, nhưng có một điều chắc chắn là Edison lại thực sự thích bị điếc [nói chính xác thì ông chỉ bị nghễnh ngãng nặng, không hẳn là điếc]. Ông nói rằng như vậy khiến ông dễ tập trung vào các thí nghiệm hơn. 

Thêm một thông tin nữa: Đúng là Edison đã có một phòng thí nghiệm nhỏ trong một toa xe cũ. Khi đó, cậu bé Edison 12 tuổi làm nghề bán báo và kẹo trên chuyến tàu hoả Grand Trunk Railroad chạy từ Port Huron đến Detroit ở Mỹ. Ông đã lập một phòng thí nghiệm hoá học và in báo trong một toa hàng, nơi ông xuất bản tờ Grand Trunk Herald - tờ tin tức đầu tiên xuất bản trên tàu hoả. 

Cứu sống một cậu bé 

Trong thời gian làm việc tại Grand Trunk Railroad, cậu thiếu niên Edison 14 tuổi đã cứu sống nhóc Jimmie MacKenzie 3 tuổi khỏi bị tàu hoả đâm. Cha của Jimmie, là một nhân viên của ga J.U. MacKenzie, rất cảm kích và dạy Edison cách sử dụng máy điện tín. 

Sau đó, Edison đã trở thành nhân viên đánh điện tín. Ông đã yêu cầu được làm ca đêm để có thêm thời gian cho các cuộc thí nghiệm. Một ngày, ông vô ý làm đổ bình axit sulphuric khi đang làm thí nghiệm về pin. Axit đã chảy lênh láng khắp sàn toa tàu và nhỏ cả xuống bàn của ông chủ ở bên dưới. Edison lập tức bị đuổi việc vào sáng hôm sau. 

Phát minh đầu tiên của Edison là một thất bại 

Năm 1869, khi mới 22 tuổi, Edison đã được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho chiếc máy đếm phiếu, phục vụ các cơ quan lập pháp. Mỗi nhân viên của cơ quan lập pháo chỉ việc sử dụng công tắc trên cái máy của Edison để ghi lại “lá phiếu” của mình đối với một dự luật nào đó. Như vậy quá trình bỏ phiếu trưng cầu sẽ nhanh hơn nhiều.   

Tuy nhiên, khi một đối tác thương mại đem phát minh này của Edison đến Washington D.C., đây là những gì Quốc hội nhận xét: “Nếu có phát minh nào trên trái đất mà chúng tôi không muốn thấy ở đây thì chính là nó [chiếc máy đếm phiếu].” Chính sự chậm trễ trong việc thu thập phiếu ủng hộ thông qua một dự luật nào đó tại Quốc hội và các cơ quan lập pháp khác đã tạo cơ hội cho các thành viên cản trở hoặc thuyết phục người khác thay đổi lá phiếu. Chính vì vậy mà chiếc máy đếm phiếu của Edison không bao giờ được sử dụng. 

Từ đó trở đi, Edison quyết định chỉ sáng chế những gì mà thị trường cần. 

Edison cầu hôn … bằng mã moóc!  

Vào Giáng sinh năm 1871, ở độ tuổi 24, Edison đã kết hôn với nữ nhân viên mới 16 tuổi của mình, cô Mary Stilwell, chỉ sau 2 tháng gặp mặt. Mary đã sinh cho ông ba người con, rồi qua đời không lâu sau đó. 

Hai năm sau khi Mary qua đời, Edison gặp và cưới cô Mina Miller, 20 tuổi. Câu chuyện về việc hai người gặp gỡ khá thú vị. 

Sau cái chết của Mary, Edison thường xuyên đến Boston và ở với gia đình bạn là ông bà Gilliard. Hai vợ chồng Gilliard đảm bảo rằng sẽ có một cô gái trẻ nào đó thích hợp đến với Edison. Một ngày, nhà Gilliard giới thiệu Edison với Mina Miller, và ông lập tức bị hút hồn. 

Edison như tìm thấy thiên đường khi ở bên Mina Miller, và ông quyết định phải làm 3 việc: xây một ngôi nhà mùa  đông ở tiểu bang Florida [Mỹ], cưới Mina, và đưa cô đến khu vườn địa đàng nhiệt đới của ông. 

Khi trở lại New York, Edison, vốn là một người “nghiện” công việc, đã không thể ngừng nghĩ về Mina - tình yêu mới của đời mình. Edison đã dạy Mina cách sử dụng mã moóc để họ có thể trao đổi một cách bí mật, bằng cách gõ nhịp vào tay nhau khi có người xung quanh. Một ngày, Edison đã cầu hôn Mina bằng nhịp gõ mã moóc, và Mina cũng trả lời theo cách này. Họ làm đám cưới năm 1886, khi Edison 39 tuổi.

Là nhà bác học nổi tiếng, một trong những thiên tài vĩ đại nhất lịch sử nhưng không phải ai cũng biết, Thomas Edison từng có một tuổi thơ cơ cực, bị chê là kém cỏi, ngu dốt, thậm chí bị đuổi học.

Thomas Alva Edison sinh ngày 11/2/1847, mất ngày 18/10/1931, sinh ra và lớn lên tại Mỹ, là một trong những nhà khoa học, nhà bác học lừng danh nhất lịch sử. Ông đã sáng chế ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống con người, nổi tiếng nhất là bóng đèn, máy hát, máy ghi âm... Trước khi qua đời, Edison đã nắm giữ tổng cộng hơn 1.500 bằng sáng chế trên thế giới. Thế nhưng ít ai biết rằng, ông đã từng bị đánh giá là đứa trẻ kém cỏi, thiểu năng. Chính lời nói dối của người mẹ đã giúp Edison có được thành công sau này và đó cũng là câu chuyện kinh điển khi nói về cách dạy dỗ con thành tài.

Tuổi thơ cơ cực, bị chê ngu dốt

Tuổi thơ của Edison không hề trôi qua suôn sẻ và bình thường như bao đứa trẻ khác. Cậu bé kháu khỉnh nhưng thường bị chê là ngu dốt, thậm chí là thiểu năng. Có một lần, thầy giáo của Edison phải than phiền: "Edison không chịu học hành hẳn hoi gì cả, chỉ toàn làm phiền người khác bằng những câu hỏi chẳng đâu vào đâu. Hôm qua cậu ta còn hỏi: Tại sao 2 cộng 2 lại bằng 4? 2 cộng 2 thì đương nhiên là bằng 4, lại còn hỏi vớ vẩn gì nữa. Cậu ta chỉ làm ảnh hưởng xấu đến các bạn khác mà thôi!".

Vào khoảng năm 1854-1855, khi ấy Edison chỉ khoảng 7 tuổi, cậu bé từ trường trở về và hào hứng đưa cho mẹ là bà Nancy Elliott một tờ giấy của giáo viên gửi về nhà. Edison nói với mẹ bằng giọng hồ hởi: "Mẹ ơi, thầy giáo bảo con đưa mẹ tờ giấy này". Bà Nancy nhanh chóng mở ra xem nhưng vừa đọc dứt, nước mắt bà giàn giụa, bật khóc nức nở.

Thuở nhỏ, Thomas Edison từng bị coi là đứa trẻ kém cỏi, đần độn.

Tò mò không biết bên trong lá thư viết gì, Edison đã gạn hỏi mẹ. Lúc này, bà Nancy mới lấy lại bình tĩnh, đọc cho con trai nghe: "Con trai của bà là một thiên tài. Ngôi trường này và giáo viên của chúng tôi không đủ khả năng để đào tạo cậu bé. Bà hãy tự dạy dỗ con trai mình".

Chính vì thế, Edison chỉ nhập học trường Port Huron, bang Michigan, Mỹ, được đúng 3 tháng thì được mẹ cho tự học ở nhà. Chính tay bà Nancy đã dạy dỗ con trai học hành, đồng thời dạy con rất nhiều bài học cuộc sống quý giá khác. 

Mọi chuyện cứ trôi qua như thế cho đến khi bà Nancy qua đời vào năm 1871, lúc này ông Edison cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Sự ra đi của người mẹ đã để lại nỗi mất mát lớn trong lòng ông nhưng điều đó vẫn chưa là gì so với việc ông Edison vô tình khám phá ra sự thật về lời nói dối của mẹ mình năm xưa.

Trong lúc dọn dẹp lại những tài liệu cũ của mẹ mình, ông Edison đã tìm thấy một mẩu giấy cũ, xếp gọn trong ngăn tủ. Tò mò mở ra xem, Edison vô cùng bất ngờ khi phát hiện đó là những dòng chữ của người thầy năm xưa ở trường tiểu học, trong đó có ghi: "Con trai ông bà là đứa trẻ đần độn. Chúng tôi không chấp nhận cho cậu bé đến trường nữa".

Bà Nancy, mẹ của ông Edison.

Lúc đó, Edison mới nhận ra những lời nói năm xưa của mẹ là nói dối. Bà Nancy đã cố tình làm vậy vì không muốn con trai tự ti, thất vọng và bỏ cuộc. Thực chất, Edison đã từng bị cho là có vấn đề về thần kinh và chậm phát triển, mãi 4 tuổi mới biết nói, tưởng sẽ không thể sống tới tuổi trưởng thành, sau này ông cũng hay bị đau ốm và bị khiếm thính một bên tai. Tuy nhiên, bà Nancy không bao giờ bỏ rơi con trai mình và luôn đặt niềm tin vào ông.

Khi Edison bị cả thế giới quay lưng, bà Nancy lại dùng tình yêu thương vĩ đại để động viên, nâng đỡ, đánh thức tiềm năng trong ông, gieo những hạt giống niềm tin để rồi chúng thật sự nảy nở, đơm hoa kết trái ngoài sức tưởng tượng. Nếu không có bà Nancy, không ai biết bao giờ thế giới mới phát minh ra bóng điện, máy hát... Sau này, ông Edison đã khóc rất nhiều khi nhớ vào câu chuyện trên và tự viết vào cuốn sổ của mình một cách trân trọng: "Thomas Alva Edison là đứa trẻ đần độn. Nhờ người mẹ anh hùng mà đã trở thành thiên tài của thế kỷ".

Nhờ tình yêu vĩ đại và sự dạy dỗ không mệt mỏi của mẹ, Edison đã trở thành nhà bác học thiên tài.

Thành công nhưng luôn nhớ về mẹ

Năm 1868, ông Edison lần đầu tiên nhận được bằng sáng chế máy kiểm phiếu tự động. Trước đó do đã từng làm trong ngành điện tín, ông đã tiếp tục công việc này tại Mỹ và Canada cho đến năm 1869. Sau đó, ông chuyển đến New York để bắt đầu sự nghiệp sáng chế của một nhà phát minh. Ông đã sáng chế được máy điện báo tỷ giá cổ phiếu.

Sự cách tân lớn nhất của Edison chính là phòng thí nghiệm ở Menlo Park, New Jersey. Đây là viện nghiên cứu đầu tiên được thành lập với mục đích chuyên biệt nhằm tạo ra các cải tiến và cách tân liên tục trong công nghệ. Chính tại đây, đa số các phát minh được đưa vào thực tiễn của ông đã ra đời. 

Năm 1879, Edison phát minh ra bóng đèn. Năm 1880, ông được chỉ định làm kỹ sư trưởng của Xưởng đèn Edison. Trong năm đầu tiên này, xưởng dưới sự quản lý của Francis Upton, đã sản xuất ra 50.000 bóng đèn. Edison được cả thế giới vinh danh là người đã tạo ra "mặt trời thứ hai" cho nhân loại.

Người phát minh ra bóng đèn cho nhân loại.

Năm 1882, Edison đã xây dựng nên trạm phát điện đầu tiên trên thế giới. Tới năm 1884, ông phát hiện ra hiệu ứng Edison, hay còn gọi là sự phát xạ electron nhiệt. Năm 1891, nhà bác học thiên tài đã thành lập công ty quặng thép, sau đó phát minh ra máy quay phim và máy chiếu phim. Năm 1915, ông trở thành cố vấn khoa học quân sự cho Hải quân Mỹ.

Trở thành một người đàn ông vĩ đại của nhân loại nhưng Edison chưa một lần quên công ơn to lớn của mẹ mình. Trong cuốn tiểu sử cuộc đời mình cũng như rất nhiều bài phỏng vấn khác nhau, Edison luôn nhắc về mẹ với tấm lòng thành kính. Đối với ông, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời, người đã khiến ông tự hứa với bản thân rằng cần phải làm điều gì đó để bà luôn tự hào về con trai mình. 

"Mẹ có sức ảnh hưởng sâu sắc trong suốt cuộc đời tôi. Tôi đã luôn là một đứa trẻ bất cẩn, và với một người mẹ có tính khí khác nhau thì đáng lẽ tôi đã trở nên hư hỏng. Nhưng chính sự kiên định, ngọt ngào và dịu dàng của mẹ đã tạo nên sức mạnh to lớn để giữ tôi bước đi trên con đường ngay chính. Chính mẹ đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn về tôi và tôi cảm thấy rằng tôi có điều gì đó để sống, một ai đó mà tôi không thể làm cho thất vọng", Edison nói.

Nhà bác học Edison đã qua đời ở tuổi 84.

Matthew Josephson, tác giả cuốn tiểu sử về Edison, đã viết về bà Nancy như sau: "Bà không ép buộc hay khuyên con trai học hành. Bà chỉ cố gắng kích thích sự hứng thú của con bằng cách đọc cho con nghe những tác phẩm văn học xuất sắc. Bà ấy là một người mẹ tuyệt vời".

Những năm tháng cuối đời, ông Edison cũng từng chia sẻ: "Mẹ tôi chính là người đã làm nên con người tôi. Mẹ luôn tin tưởng và biết tôi sẽ làm được. Chính điều đó đã giúp tôi có niềm tin vào cuộc sống và không bao giờ khiến tôi thất vọng".

Theo eva.vn

Video liên quan

Chủ Đề