Cấp số nhà cho nhà xây không phép

Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp nhà ở sẽ được Nhà nước chứng nhận quyền sở hữu nhà ở [cấp sổ cho nhà ở] nếu có một trong các loại giấy tờ sau:

[1] Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định.

Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

[2] Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05/7/1994.

[3] Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết.

[4] Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết 23/2003/QH11, Nghị quyết 755/2005/NQ-UBTVQH11.

[5] Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nếu nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01/7/2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở [nghĩa là phải có hợp đồng được công chứng, chứng thực hoặc được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận về thời điểm mua, tặng cho, thừa kế].

Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết.

[6] Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.

[7] Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại mục [1], [2], [3], [4], [5] và [6] mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01/7/2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;

Nếu nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01/7/2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó.

Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại mục [1], [2], [3], [4], [5] và [6] mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà xác nhận.

[8] Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại mục [1], [2], [3], [4], [5] và [6] thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01/7/2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01/7/2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01/7/2006;

Nếu nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép xây dựng mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.

Từ quy định trên, có thể thấy không có giấy phép xây dựng vẫn được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng cho nhà ở nếu có một trong những loại giấy tờ trên. Nghĩa là vẫn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và được ghi bổ sung vào Sổ đỏ đối với trường hợp đã được cấp sổ cho đất. 

Hồ sơ, thủ tục cấp Sổ đỏ cho nhà ở

* Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thành phần hồ sơ:

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:

+ Đơn đăng ký theo Mẫu số 04a/ĐK.

+ Một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở như trình bày tại mục trên.

+ Sơ đồ về nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp [áp dụng đối với trường hợp đất đã được cấp sổ trước đó].

+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất [nếu có].

* Trình tự, thủ tục đăng ký nhà ở vào Sổ đỏ, Sổ hồng đã cấp

Bước 1. Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở nếu có nhu cầu

Cách 2: Không nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở thì:

- Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện [huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương].

- Địa phương chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Bước 4. Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày là việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của chủ sở hữu nhà ở, thời gian nộp hồ sơ tại xã, phường, thị trấn.

Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Không có giấy phép xây dựng có được cấp Sổ đỏ cho nhà ở? Theo đó, chủ sở hữu nhà ở hợp pháp được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở [được cấp Sổ đỏ, Sổ hồng] nếu có một trong những loại giấy tờ như đã trình bày ở trên và không nhất thiết phải có giấy phép xây dựng vì có những giấy tờ khác thay thế tùy theo từng trường hợp.

Trường hợp có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Thủ tục làm Sổ đỏ, Sổ hồng lần đầu

Thủ tục xin cấp số nhà 2022 là một trong những bước quan trọng góp phần vào việc chỉnh trang diện mạo đô thị cũng như các điểm dân cư nông thôn. Ngoài ra, cấp số nhà còn giúp cho mỗi gia đình thuận lợi hơn trong việc giao tiếp, tiếp nhận thư tín,... Để tìm hiểu chi tiết về số nhà và các vấn đề liên quan, mời các bạn cùng trang tin bất động sản Homedy theo dõi những nội dung dưới đây.

Mục đích của việc đánh số, gắn số nhà

Đánh số nhà, gán số nhà là một việc làm cần thiết và được Bộ Xây dựng áp dụng quy chế đánh số nhà, gắn biển số nhà tại quyết định số 05/2006/QĐ-BXD. Theo đó, đánh số nhà nhằm mục đích phục vụ các công tác quản lý nhà đất, thông tin liên lạc, phòng cháy - chữa cháy, an ninh trật tự, hành chính và quản lý dân cư theo quy định của pháp luật.

Gắn số nhà giúp thuận tiện cho việc liên lạc, tìm kiếm

Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, các sàn thương mại điện tử hoạt động mạnh kéo theo nhu cầu mua sắm online của phần đông người dân thành thị, việc đánh số nhà giúp việc gửi - phát bưu phẩm, bưu kiện trở nên dễ dàng hơn.

Những thông tin về số nhà, thủ tục xin cấp số nhà mới nhất

1. Phạm vi điều chỉnh số nhà

Theo quy định của Bộ Xây dựng, số nhà được cấp hoặc điều chỉnh theo phạm vi:

  • Thứ nhất, khu dân cư vừa mới xây dựng chưa có số nhà;
  • Thứ hai, khu dân cư hiện hữu nhưng không theo trật tự, cần sắp xếp lại
  • Thứ ba, nhà trên các tuyến đường mới đổi tên, các tuyến đường mới tách ra
  • Thứ tư, nhà ở hoặc khu dân cư cần điều chỉnh số nhà theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

>>> Xem thêm: Số nhà đẹp và ý nghĩa các con số theo chuẩn phong thủy

2. Đối tượng được đánh số và gắn biển số nhà

Trước khi làm thủ tục xin cấp số nhà bạn cần xác định đối tượng được Bộ xây dựng cho phép đánh số, gắn biển số gồm: 

  • Nhà ở [nhà ở riêng lẻ, chung cư, cư xá: căn hộ, số tầng, cầu thang, lô chung cư, cư xá];
  • Công trình xây dựng khác.

3. Đối tượng không được đánh số và gắn biển số nhà

Theo quy định, những đối tượng sau không được đánh đánh số nhà và biển số nhà là nhà ở hoặc công trình mà xây dựng không phép, xây dựng trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 20 Quyết định số 22/2012/ QĐ-UBND, UBND TP. HCM có ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà, cấp chứng nhận số nhà như sau:

“UBND quận, huyện giải quyết đánh số và cấp Chứng nhận số nhà theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong các trường hợp sau:

  • Tổ chức, cá nhân có yêu cầu nộp Đơn đăng ký cấp số nhà [kèm các chứng từ có liên quan] gửi UBND quận hoặc UBND xã, thị trấn để được cấp số nhà mới.
  • Nhà ở, công trình xây dựng hoặc đất chưa xây dựng thuộc khu vực tuy đã thực hiện xong việc đánh số, nhưng chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc người sử dụng đất có yêu cầu được cấp số nhà do xây dựng mới; tách – nhập nhà hoặc xây thêm nhà trong cùng khuôn viên.
  • Nhà ở, công trình xây dựng đã có số nhà ổn định, nhưng chủ sở hữu [sử dụng] có yêu cầu được cấp Chứng nhận số nhà để thực hiện các giao dịch có liên quan về nhà ở, công trình xây dựng.

4. Thủ tục xin cấp số nhà mới nhất

Theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng cấp tháng 5/2006, quy định trách nhiệm ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà thuộc về từng địa phương. Trong bài viết này, Homedy xin được hướng dẫn thủ tục cấp số nhà trên địa bàn TP.HCM.

Căn cứ Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 của UBND TP.HCM về ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn, người đân để làm thủ tục xin cấp số nhà 2022 cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

Đơn xin cấp số nhà viết tay hoặc đánh máy đúng form mẫu: 03 bản; Sổ đỏ hoặc sổ hồng nhằm chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản: 01 bản [photo công chứng và cầm theo bản gốc để đối chiếu]. Bản vẽ phê duyệt đính kèm giấy phép xây dựng: 01 bản [photo công chứng và cầm theo bản gốc để đối chiếu]. Giấy phép xây dựng hoặc giấy phép điều chỉnh xây dựng [nếu có]: mỗi thứ 01 bản [photo công chứng].

CMND hoặc CCCD, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú: 01 bản mỗi loại [photo].

Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ về thủ tục xin cấp số nhà

Để thực hiện việc cấp số nhà, biển nhà thì chủ sở hữu cần tiến hành theo thủ tục xin cấp số nhà sau:

Thứ nhất, viết Đơn đề nghị cấp, đổi biển số nhà theo mẫu đơn hợp lệ và gửi kèm các giấy tờ liên quan đã nêu ở trên. Sau khi xác nhận thông tin, UBND huyện/quận nếu thấy đảm bảo các tiêu chí cấp số nhà, biển nhà thì sẽ cấp Giấy chứng nhận số nhà theo mẫu. Theo đó, tời hạn giải quyết hồ sơ là từ 10-15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Lưu ý rằng, Giấy chứng nhận số nhà mà UBND huyện/quận cấp chỉ được sử dụng khi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức làm thủ tục liên quan đến địa chỉ. Do đó, không có giá trị công nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.

5. Nơi tiếp nhận hồ sơ cấp số nhà, biển số nhà

UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị đăng ký cấp số nhà. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lý, UBND xã, phường, thị trấn sẽ trả hồ sơ đã xác nhận cho người dân. Để thực hiện tiếp các bước còn lại, người dân cần chuyển hồ sơ lên UBND cấp quận, huyện, thị trấn để xử lý và giải quyết.

6. Chi phí thực hiện cấp số nhà là bao nhiêu?

Lệ phí xin cấp số nhà 2022 được căn cứ theo thông tư 02/2014/TT –BTC. Theo đó mức thu lệ phí cấp biển số nhà thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Nếu cấp lại thì không quá 30.000 đồng/biển số nhà.
  • Nếu cấp mới thì không quá 45.000 đồng/biển số nhà.

Trên đây là những thông tin về thủ tục xin cấp số nhà từ nền tảng kết nối bất động sản Homedy.com. Đừng quên đón đọc thêm các bài viết khác về luật bất động sản, thông tin thị trường địa ốc cập nhật liên tục tại Homedy bạn nhé.

>>> XEM THÊM:

Cách xem số nhà để chọn nhà đúng phong thủy, hợp mệnh giúp đời "lên voi"

N.Phương [Tổng hợp]

Theo Homedy Blog Tư vấn

Video liên quan

Chủ Đề