Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ biện pháp từ từ

Đề bài: Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ


I. Dàn ý Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ"

2. Thân bài

- Giải thích:+ "Ráng" được dùng để chỉ màu sắc ở phía cuối chân trời, ráng được tạo thành do ánh sáng mặt trời chiếu vào những đám mây mà tạo thành.+ "Ráng mỡ gà" là khi bầu trời có màu vàng óng tựa như màu mỡ gà, đó là dấu hiệu thời tiết chuẩn bị có mưa to.+ "Có nhà mà giữ": Cần gia cố, sửa sang lại nhà cửa để tránh thiệt hại do mưa to, bão lớn.

→ "Ráng mỡ gà có nhà mà giữ" là câu tục ngữ dự báo về hiện tượng thời tiết bất thường, có thể gây ảnh hưởng đến con người và tài sản.

- Ý nghĩa:+ Dự báo thời tiết+ Giúp con người chủ động trong sản xuất và phòng tránh, hạn chế những tác động của thiên tai.

→ "Ráng mỡ gà, có nhà mà giữ" là một trong những kinh nghiệm quý giá của dân gian trong dự báo thời tiết.

3. Kết bài

Rút ra kết luận chung


II. Bài văn mẫu Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ


1. Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ, mẫu 1 [Chuẩn]

Trong xã hội xưa, khi chưa có sự phát triển của máy móc, công nghệ cũng như những thiết bị có khả năng dự báo thời tiết, ông cha ta thường dựa vào những dấu hiệu của tự nhiên và những kinh nghiệm trong quá trình sinh sống và sản xuất. Để dễ ghi nhớ, ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý giá ấy trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong những câu tục ngữ quen thuộc mà chúng ta thường nghe, đó là "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ". "Ráng mỡ gà có nhà mà giữ" là câu tục ngữ dự báo về hiện tượng thời tiết bất thường, có thể gây ảnh hưởng đến con người và tài sản. "Ráng" được dùng để chỉ màu sắc ở phía cuối chân trời, ráng được tạo thành do ánh sáng mặt trời chiếu vào những đám mây mà tạo thành. "Ráng mỡ gà" là khi bầu trời có màu vàng óng tựa như màu mỡ gà, đó là dấu hiệu thời tiết chuẩn bị có mưa to. Bởi vậy mọi người cần gia cố lại cho ngôi nhà thêm chắc chắn, nhất là những ngôi nhà tranh "Có nhà mà giữ" để tránh bị thiệt hại trong mưa bão. Câu tục ngữ không chỉ mang ý nghĩa dự báo mà còn là lời nhắc nhở con người cần đề phòng trước sự biến đổi bất thường của thời tiết. Câu nói "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ" giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm để dự đoán trước được mưa to, bão lũ, từ đó có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn để bảo vệ tính mạng và nhà cửa, tài sản.


2. Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ, mẫu 2 [Chuẩn]

Trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất, dựa trên những hiện tượng của tự nhiên và những thay đổi của mây, trăng, sao,...ông cha ta đã đúc kết ra những kinh nghiệm dự báo thời tiết vô cùng quý báu. "Ráng mỡ gà, có nhà mà giữ" là một trong những kinh nghiệm quý giá đó. "Ráng mỡ gà" là những đám mây có màu vàng óng như mỡ gà, nó được tạo thành do ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm hay chiều tà chiếu vào. Hiện tượng ráng mỡ gà không thường xuyên xảy ra, bởi vậy mỗi khi xuất hiện màu sắc này trên bầu trời, ông cha ta sẽ nhận biết được một cơn mưa lớn sẽ diễn ra. Mưa lớn thường kéo theo gió lớn, lốc xoáy, vì vậy có thể làm thiệt hại nhà cửa, ruộng vườn và tài sản. Nếu câu nói "Ráng mỡ gà" là lời dự đoán về thời tiết bất thường thì "có nhà mà giữ" lại là lời nhắc nhở, khuyên nhủ mọi người hãy sửa sang lại nhà cửa cho chắc chắn, nhất là những ngôi nhà tranh và gianh vách đất để tránh bão. Bên cạnh "Ráng mỡ gà, có nhà mà giữ", dân gian còn lưu truyền nhiều câu tục ngữ khác dựa trên màu sắc của ráng trời như "Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa" hay "Ráng vàng thì gió, ráng mỡ chó thì mưa". Dựa vào những kinh nghiệm dân gian, ông cha ta đã chủ động trong phòng chống thiên tai, nhờ vậy mà giảm thiểu được thiệt hại không mong muốn.


3. Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ, mẫu 3 [Chuẩn]

Ca dao tục ngữ là nơi ông cha ta gửi gắm những bài học, kinh nghiệm được đúc kết từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Đó không chỉ là những bài học quý giá về hoạt động sản xuất mà còn là những kinh nghiệm dự báo thời tiết vô cùng đáng quý. Khi khoa học công nghệ chưa phát triển, ông cha ta thường dự đoán trước diễn biến thời tiết dựa trên những dấu hiệu của tự nhiên. Một trong những câu tục ngữ nổi tiếng nhất về thời tiết được lưu truyền đến ngày nay, đó là "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ". "Ráng" là màu sắc của bầu trời khi có ánh mặt trời chiếu vào, "ráng mỡ gà" là màu ráng vàng tươi óng ánh. Khi xuất hiện ráng mỡ gà trên bầu trời, nhân dân ta biết trước thời tiết sẽ chuyển biến xấu, trời sẽ nổi gió to, bão lớn. Bởi vậy, để tránh bão, mọi người cần phải sửa sang lại nhà cửa cho vững chãi, che đậy những chỗ hỏng hóc, hư hại để tránh bão làm sập nhà. Nhờ có những kinh nghiệm dự báo thời tiết mà ông cha ta luôn chủ động trong mọi hoàn cảnh, sống hài hòa và gắn bó với tự nhiên.

-----------------HẾT-----------------

Để khám phá thêm ý nghĩa những câu ca dao, tục ngữ hay, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác tại Thuthuat.Taimienphi.vn như: Giải thích câu tục ngữ: Vụng chèo khéo chống, Giải thích câu Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại, Giải thích câu Cây ngay không sợ chết đứng, Giải thích về câu tục ngữ Giận cá chém thớt.

Tham khảo bài Phân tích câu tục ngữ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của câu nói "Ráng mỡ gàn có nhà thì giữ", qua đó thấy được sự sâu sắc, tinh tường của ông cha ta trong việc nhìn những đặc điểm của tự nhiên để dự báo thời tiết.

Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 BDSwiss là gì? Có lừa đảo không? Phân tích những câu Tục ngữ về con người và xã hội Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Có chí thì nên Nghị luận xã hội về câu tục ngữ có chí thì nên đạt điểm cao Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên

Phương thức biểu đạt miêu tả. Thể loại: tục ngữ dân gian.

Khái niệm tục ngữ: là những kinh nghiệm về mọi mặt cuộc sống được người xưa đúc rút ngắn gọn truyền lại cho những thế hệ sau. Tục ngữ thường ngắn gọn, cô đọng, súc tích và có tính truyền miệng cao. Tục ngữ thường mộc mạc, được hiểu theo nghĩa gốc mà ít tính hoa mỹ cầu kỳ.

2,

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ: phép gieo vần "a" và kết cấu hai vế sánh đôi ngắn gọn dễ nhớ,

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa: phép gieo vần "ăng" và hai vế sánh đôi ngắn gọn dễ nhớ

- Tháng 2 trồng cà, tháng 3 trồng đỗ: phép gieo vần "a" và kết cấu hai vế sánh đôi ngắn gọn dễ nhớ.

3,

Cả 3 đều là câu rút gọn thành phần chủ ngữ.

Rút gọn để truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và có tính khuyên răn toàn thể chứ ko riêng bất cứ đối tượng nào.

4,

Khi trời có những vệt màu vàng như màu mỡ gà thì là trời sắp có bão. Nhân dân cần chủ động chuẩn bị tôn tạo, bảo vệ tính mạng và tài sản trước khi bão về

5, 

Tháng 7 kiến bò, chỉ lo lại lụt.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

hãy nêu nghệ thuật câu tục ngữ ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

Các câu hỏi tương tự

ĐỀ 1

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

- Tấc đất tấc vàng.

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

                                                                            [Ngữ văn 7- tập 1, trang 3]

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

Câu 2: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu.

Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn và rút gọn thành phần nào? 

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em

Phần II: Tập làm văn 

Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn.

                                                   ĐỀ 2:

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

- Chết trong còn hơn sống đục 

- Đói cho sạch, rách cho thơm 

- Thương người như thể thương thân. 

- Học ăn, học nói, học gói, học mở. 

                                                                [Ngữ  văn 7- tập 1, trang 12 - 14]

 Câu 1: Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của những ngữ liệu trên là gì?

Câu 3: Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên.

Câu 4. Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu 5. Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

Phần II: Tập làm văn

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày thành một đoạn văn. 

Mọi người giúp mình gấp với ạ 

Video liên quan

Chủ Đề