Cảm giác và truc giác khác nhau như thế nào

khác nhau, bạn có thể ngay lập tức biết được rằng người đó liệu có phải là bạn

tốt hay không.

...Trực giác mách bảo tôi rằng chiếc ô tô điện sẽ không bán được chạy.

Linh cảm trực giác như vậy có thể được nêu ra dựa trên những kiến thức về thị

trường, kinh

nghiệm có được từ những sản phẩm cùng loại và sự hiểu biết về sức mua với

mức giá đề xuất của sản phẩm.

Và chính sự "phán đoán kỹ càng" này là cách hiểu của cụm từ "khả năng trực

giác" mà tôi muốn đem phân tích ở đây.

Khả năng trực giác, linh cảm, và xúc cảm không có ranh giới phân biệt rõ ràng.

Linh cảm chính là những giả thuyết nhờ vào khả năng trực giác. Xúc cảm có thể

được sắp xếp theo thứ tự từ những xúc cảm về mặt thẩm mỹ (được đưa ra dựa

trên sở thích) tới những phán đoán rõ ràng.

...Tôi có cảm giác rằng anh ta đang quay lại khi tôi nghe thấy tiếng lạo xạo trên

đường.

...Tôi có cảm giác mãnh liệt rằng chiếc vé xe buýt này và chiếc xe đạp kia chính là

những đầu mối quan trọng để chúng ta tìm ra kẻ giết người.

...Tôi có cảm giác rằng đây có lẽ không phải là một học thuyết đúng đắn. Nó quá

phức tạp và lộn xộn. Những nhà khoa học lỗi lạc, những doanh nhân thành danh

và tất cả thành công mà mọi người đạt được đều nhờ có được những "cảm giác

mách bảo" cho những sự việc mà họ phải đối mặt. Với một doanh nhân, chúng ta

có thể nói rằng anh ta, hoặc cô ta "ngửi tiền tốt". Điều đó có nghĩa là không phải

bất cứ ai cũng có khả năng nhạy bén để nhận ra những cơ hội kinh doanh mang

lại nhiều lợi nhuận, nhưng với một doanh nhân có một khả năng đặc biệt về "mùi

của đồng tiền" sẽ khám phá ra chúng.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ một cảm nhận trực giác nào cũng hoàn toàn chính

xác. Trong trò chơi cờ bạc thì khả năng trực giác lại thường xuyên đem đến

những thất bại. Nếu quân đỏ xuất hiện tám lần tại vị trí Rulet, thì khả năng trực

giác ngay lập tức sẽ chỉ ra rằng tiếp theo quân đen sẽ xuất hiện. Nhưng thật

không may là lần tiếp theo vẫn là quân đỏ. Chiếc bàn quay không hề có bộ nhớ.

VietHR

Page 48

Như vậy, chúng ta sẽ nhìn nhận khả năng trực giác và những xúc cảm có được

như thế nào?

Trước hết, chúng ta phải sử dụng chiếc mũ đỏ để đưa ra những xúc cảm chính

đáng. Chiếc mũ đỏ cho phép chúng ta yêu cầu người khác nêu lên xúc cảm của họ

và bộc lộ chúng như một bộ phận phù hợp của lối tư duy. Tất nhiên là chúng ta

nên sử dụng những chiếc mũ riêng biệt để thể hiện riêng xúc cảm và khả năng

trực giác, nhưng như vậy chỉ làm vấn đề thêm phức tạp. Tôi tin rằng chúng ta

hoàn toàn có thể xem xét chúng dưới cùng một chiếc mũ tư duy bằng ngôn ngữ

biểu đạt là cảm giác, mặc dầu chúng có bản chất khác nhau.

Chúng ta có thể cố gắng phân tích những lý do khởi nguồn của những phán đoán

trực giác, nhưng dường nhừ chúng ta không bao giờ làm được diều này. Nếu

chúng ta có thể nêu tên được những lý do, thì liệu chúng ta có tin vào những

phán đoán trực giác đó?

Nhưng cũng thật khó để tiến hành một vụ đầu tư lớn chỉ dựa vào những linh

cảm. Cách tốt nhất là chúng ta sử dựng khả năng trực giác như một phần của

chiếc bản đồ tư duy.

Khả năng trực giác nên được áp dụng giống như cách một người khi cần thiết thì

tìm đến một người cố vấn. Nếu vị cố vấn này đã từng đưa ra những chỉ dẫn chính

xác đối với những sự việc trước đây, thì chúng ta thường đặt nhiều tin tưởng vào

những lời khuyên vị này đưa ra. Nếu những mách bảo trực giác giúp chúng ta

hành động đúng trong nhiều việc, chúng ta sẽ có khuynh hướng lắng nghe và

hành động theo những mách bảo này.

...Tất cả những lý do đưa ra đều không tán thành với việc chúng ta sẽ hạ giá sản

phẩm. Tuy nhiên, trực giác của tôi mách bảo rằng đó là cách duy nhất để chúng ta

chiếm lĩnh lại thị trường.

Một người tích luỹ càng nhiều kinh nghiệm thì càng nắm bắt được cơ hội. Những

kinh nghiệm tích luỹ được khiến anh ta có một khả năng trực giác mách bảo anh

ta những vụ làm ăn nào mang lại thành công và những vụ làm ăn nào không nên

làm. Những khả năng trực giác như vậy trong lĩnh vực kinh doanh nhiều khi

đóng vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó được đúc kết dựa trên kinh nghiệm.

Nhưng nếu đem khả năng trực giác của một doanh nhân để yêu cầu anh ta dự

đoán kết quả bầu cử thì đó có lẽ không phải là một phương án khả thi.

VietHR

Page 49

Khả năng trực giác cũng đóng góp một phần quan trọng trong những sự việc

không có ranh giới rõ ràng. Trực giác không phải lúc nào cũng chính xác nhưng

thông thường tỷ lệ chính xác của nó cao hơn so với tỷ lệ thất bại, và xét tổng thể,

khả năng trực giác thường là đúng.

Tuy nhiên, thật là nguy hiểm nếu chúng ta xem khả năng trực giác như là những

lời tiên tri thần bí không bao giờ sai lầm. Khả năng trực giác là một bộ phận của

tư duy. Nó tồn tại và góp phần giúp cho chúng ta có một quyết định đúng đắn.

...Liệu anh có thể sử dụng chiếc mũ đỏ và nêu lên những cảm nhận trực giác của

anh về việc sáp nhập này?

...Chiếc mũ đỏ trực giác cửa tôi mách bảo rằng giá nhà cửa sẽ sớm tăng nhanh.

...Chiếc mũ đỏ trực giác của tôi mách bảo rằng lời đề nghị này sẽ không được

chấp nhận.

Khi nào thì trực giác và quan điểm đồng nhất với nhau?

Chúng ta đã biết rằng lối tư duy chiếc mũ trắng không cho phép chúng ta bộc lộ

quan điểm cá nhân (chúng ta chỉ có thể tường thuật lại những quan điểm của

người khác). Sỡ dĩ như vậy bởi quan điểm cá nhân được đưa ra thông qua sự

phán đoán, sự hiểu biết và cảm nhận trực giác. Đó có thể là những phán đoán

được đưa ra dựa trên những sự việc đã từng xảy ra hoặc những cảm giác dựa

trên những yếu tố chưa biết. Chúng ta có thể sử dụng chiếc mũ đỏ, đen và vàng

để biểu lộ quan điểm. Khi chúng ta sử dụng chiếc mũ đỏ, ý kiến chúng ta thể hiện

chính là những cảm xúc.

...Cảm nhận của tôi chỉ ra rằng sự buồn tẻ chính là nguyên nhân chính khiến cho

quá nhiều thanh thiếu niên có những hành động phạm pháp.

...Tôi có cảm nhận rằng rạp chiếu phim đó đang muốn thu hút sự chú ý của công

chúng.

TIẾN DẦN TỪNG BƯỚC

Phản bác và phản bác

Đó là tất cả những gì tôi cảm nhận về cuộc họp này.

Bày tỏ hay che dấu những xúc cảm.

VietHR

Page 50

Vào bất kỳ một thời điểm nào của một cuộc họp, hội nghị hoặc một buổi thảo

luận, chúng ta có thể nêu lên những cảm xúc chiếc mũ đỏ. Những cảm xúc này

không chỉ về vấn đề chúng ta đang bàn bạc, mà có thể đề cập tới cách mà chúng

ta đang tiến hành cuộc họp.

...Tôi sẽ sử dụng lối tư duy chiếc mũ đỏ và cảm xúc của tôi là tôi không thích cách

mà chúng ta đang tiến hành cuộc họp này.

...Tôi muốn nêu lên những cảm xúc mũ đỏ tư duy. Tôi có cảm giác rằng chúng ta

đang bị buộc đưa ra một thoả thuận mà chúng ta không muốn.

...Hooper này, quan điểm của tôi thông qua chiếc mũ đỏ chỉ ra rằng anh chẳng

bao giờ biết

lắng nghe người khác.

...Tôi đã sử dụng chiếc mũ đỏ tư duy để nói tất cả những gì tôi muốn nói..

Giờ chúng ta hãy làm một phép so sánh việc thông qua chiếc mũ đỏ tư duy để

biểu lộ cảm xúc với cách diễn đạt cảm xúc tự nhiên.

Nếu chúng ta có thể bộc lộ cảm xúc tự nhiên vào bất cứ lúc nào mà chúng ta

muốn khi đang tham gia một cuộc họp, thì liệu việc sử dụng chiếc mũ đỏ tư duy

có phải là một việc làm không cần thiết và mang tính nhân tạo. Liệu chúng ta có

thật sự cần thiết phải sử dụng chiếc mũ đỏ để biểu lộ cơn tức giận đang đè nén

ta? Liệu chúng ta có thể thể hiện sự tức giận đó tự nhiên thông qua cái nhìn và

giọng nói.

Tôi muốn khẳng định với các bạn một diều là giá trị của qui ước lối tư duy chiếc

mũ đỏ chính là tính nhân tạo của nó. Thông thường, chúng ta cần một khoảng

thòi gian để cảm nhận và biểu lộ cảm xúc, và để quên đi những cảm xúc đó,

chúng ta thậm chí còn cần một khoảng thời gian dài hơn. Do có thể là một sự oán

giận, hoặc một sự giận dỗi. Và tiếp đến là những biện minh nối tiếp với biện

minh.

Với chiếc mũ đỏ tư duy cho phép chúng ta biểu lộ ngay và cũng dừng ngay cảm

xúc cá nhân về sự việc đang xem xét. Chúng ta đội chiếc mũ đỏ lên, xong việc

chúng ta hạ mũ xuống. Những cảm xúc được thể hiện thông qua chiếc mũ đỏ

dường như mang ít tính cá nhân hơn cách bộc lộ cảm xúc tự nhiên, bởi vì mọi

người đã qui ước lắng nghe những cảm xúc như thế.

VietHR

Page 51