Cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn hiệu quả

  • Từ thực tế dùng với việc tìm hiểu thông tin qua sách báo và internet, em hãy cho biết cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn, hiệu quả.
  • Em hãy tìm hiểu và cho biết cách sử dụng đó vật bằng cao su an toàn, hiệu quả.
  • Những biện pháp nào được sử dụng để hạn chế sự hoen gỉ của kìm loại?
  • Hãy kể tên một số vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng đảm bảo phát triển bền vững
  • Hãy cho biết ưu điểm của một số vật liệu mới so với vật liệu truyền thống trong xây dựng
  • Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường: pin, máy tính, túi ni lông, ống hút làm từ bột gạo

Trả lời:

  • Hạn chế sử dụng đổ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm, thức ăn, nên thay bằng đồ thuỷ tỉnh.

Không sử dụng hộp nhựa để đựng thực phẩm ở nhiệt độ cao [nước sôi, thức ăn nóng] hay sử dụng trong lò vi sóng nhằm tránh các hoá chất độc hại lây nhiễm vào thức ăn, nước uống.

Hạn chế cho trẻ em chơi đồ chơi nhựa vì chúng thường được chế tạo từ nhựa tái chế chứa nhiều hoá chất độc hại và các bột kim loại pha sơn tạo màu bắt mắt cho đồ chơi.

  • Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao [cao su sẽ bị chảy] hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp [cao su sẽ bị giòn, cứng….]. Không để các hoá chất dính vào cao su. Không tẩy giặt bằng xà phòng hay xăng dầu làm biến chất, lão hoá cao su.
  • Khi sử đụng các vật liệu bằng kim loại, để tránh hoen gỉ, nên ngăn cách các vật liệu này với môi trường bằng một số biện pháp như sơn phủ bể mặt vật liệu, bôi dầu mỡ, …
  • Một số vật liệu mới cho xây dựng bền vững như: gạch không nung, tấm panen đúc sẵn, cửa nhôm, cửa trượt tự động, vách nhôm kính tiết kiệm năng lượng, vách kính chống cháy, mái che kính, cửa gỗ chống cháy, hệ thống rèm ngăn lửa, năng khói,…
  • Ưu điểm: an toàn, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe con người, tiết kiệm năng lượng, giá thành sản phẩm tiết kiệm kinh tế, thân thiện với môi trường
  • Vật liệu thân thiện với môi trường đó là: ống hút làm từ bột gạo

Tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập sách Chân trời sáng tạo 6 KHTN; Em hãy tìm hiểu và cho biết cách sử dụng đồ vật bằng cao su an toàn, hiệu quả

Các bài viết khác:

Giải bài 12 Nhiên liệu và an ninh năng lượng -CTST

Giải bài 13 Một số nguyên liệu – CTST

Giải sách giáo khoa KHTN 6 Kết nối tri thức

Giáo Án PPT KHTN lớp 6 Sách Kết Nối Tri Thức

              Fanpage:  PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Giải sách giáo khoa KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập KHTN 6 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập sách Chân trời sáng tạo 6 KHTN; Em hãy tìm hiểu và cho biết cách sử dụng đồ vật bằng cao su an toàn, hiệu quả

Ngày nay, đồ nhựa đã trở nên vô cùng phổ biến và trong hầu hết các sản phẩm nhựa đều có mặt. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng đồ nhựa bạn chớ bỏ qua những lưu ý dưới đây.

Khi lựa chọn đồ nhựa gia dụng, vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, chúng ta nên chọn các sản phẩm có ký hiệu nhựa số 2, 4 và 5. Loại nhựa số 1 chỉ được xem là an toàn nếu sử dụng một lần.

Các loại nhựa số 3, 6, 7 có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất là rất lớn nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý và hạn chế sử dụng các loại này.

Bên cạnh đó, không sử dụng hộp nhựa để chứa thực phẩm nóng, ngay cả những loại chịu được nhiệt độ cao vì chúng vẫn có khả năng thôi nhiễm chất độc hại vào thực phẩm. Nên để nguội thực phẩm trước khi cho vào hộp nhựa bảo quản, và sử dụng các loại chén, dĩa, tô bằng sứ hoặc thuỷ tinh để bảo đảm sức khoẻ cho cả gia đình bạn. Hiện nay, một số bệnh viện đã khuyến cáo người nhà bệnh nhân không dùng bọc ni-lông để đi nhận canh nóng của các hội từ thiện.

Đừng chủ quan vào những dòng chữ “Microwave safe” hay “Microwavable” mà cho cả hộp nhựa vào lò vi sóng để hâm nóng thức ăn và rã đông thực phẩm. Tuy nó không bị nóng chảy khi quay trong lò vi sóng, nhưng không đồng nghĩa nó đảm bảo an toàn cho thực phẩm trong quá trình xử lý nhiệt. Thay vào đó, khi sử dụng lò vi sóng, bạn nên sử dụng các vật chứa đựng bằng sành, sứ hoặc thuỷ tinh.

Nên thay các chai, hũ nhựa bằng chai, lọ thuỷ tinh để chứa nước mắm, tương chao, dầu ăn và các loại gia vị.

Vệ sinh đúng cách: Không tẩy trùng hộp nhựa bằng cách trụng nước sôi hoặc dùng các chất tẩy rửa mạnh vì các chất độc có thể thôi nhiễm ra bên ngoài. Không nên chà rửa mạnh tay vì sẽ tạo ra các vết trầy làm nơi ẩn náu cho vi khuẩn và các chất bẩn. Cách tốt nhất là chúng ta nên sử dụng khăn giấy để lau sạch vết dơ và dầu mỡ bám, sau đó rửa lại bằng nước rửa chén và tráng qua nước sạch.

Các chất độc có trong nhựa nguy hại như thế nào?

Để đúc khuôn các loại đồ nhựa, người ta thường phải thêm chất hoá dẻo Phthalat – loại hoá chất tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm và dược phẩm. Vì thế, đồ chứa đựng thực phẩm tuyệt đối không được tiếp xúc với nhiệt độ cao, Phthalat sẽ bị thôi nhiễm vào thực phẩm gây hại cho sức khoẻ con người. Tác hại lớn nhất của Phthalat là làm xáo trộn hoặc phá vỡ nội tiết, khiến trẻ dậy thì trước tuổi và sản phụ bị sẩy thai.

Trong PVC còn chứa DEHA [Diethylhydroxylamine] có thể gây ung thư và các chứng bệnh liên quan đến xương, gan khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Nhựa PC thường chứa Bisphenol-A [BPA], được dùng như một chất bảo quản, chống thấm và chống ăn mòn. Chất này có thể thôi nhiễm khi có tác động nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với thực phẩm có tính acid và được làm sạch bằng chất tẩy rửa mạnh. Các tác hại của nó rất nguy hiểm, cụ thể:

BPA làm thay đổi chức năng hệ miễn dịch, đồng thời là tác nhân gây tổn thương trong não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ. Từ đó gây nên tình trạng rối loạn hành vi và hạn chế khả năng nhận thức của trẻ.

Những người nhiễm BPA cao có khả năng mắc chứng rối loạn tim mạch cao gấp hai lần so với những người nhiễm BPA thấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và hậu quả trực tiếp giữa BPA và bệnh tim.

BPA còn gây ra các vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản con người như: vô sinh, suy giảm ham muốn tình dục, liệt dương và phá hỏng ADN của tinh trùng.

VNCPC [Tổng hợp]

Không sợ vỡ, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí… là những ưu điểm tiện dụng của đồ nhựa. Nhưng ẩn sau đó lại là nhiều bất lợi cho người sử dụng.

Gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Y Cao Hùng [Đài Loan] cho thấy, sử dụng đồ nhựa [bát, đĩa nhựa] có chứa melamine để đựng thực phẩm có thể gây hại cho cơ thể.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện trên 12 tình nguyện viên, 6 người ăn thức ăn nóng đựng trong các tô bằng nhựa melamine, 6 người khác ăn trong tô sứ. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích nước tiểu của các tình nguyên viên cho thấy: những người dùng tô nhựa có mức melamine là 8,35 microgram/tô thức ăn, dùng tô sứ là 1,31 microgram/tô.

Theo nhóm nghiên cứu thì kết quả trên chưa đủ chứng minh rằng lượng melamine như vậy là có hại nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài và tích tụ đủ số lượng thì melamine có thể gây ra sỏi thận và những bệnh lý về thận khác. Thông tin này được các phương tiện truyền thông đăng tải đã khiến không ít người sợ hãi.

Đồ nhựa độc hại là do cách dùng

Trao đổi với PV, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, ĐH. Bách Khoa, Hà Nội cho biết: Melamine là chất được dùng cho ngành sản xuất nhựa, làm chất keo trong gia công gỗ, dẫn xuất của thuốc trừ sâu… Trên thị trường, thực chất sản phẩm nhựa từ melamine đang được đánh giá là hàng tốt nhất, vì melamine có ngưỡng chịu nhiệt cao hơn nhiều nguyên liệu sản xuất đồ nhựa khác.

Melamine trong nhựa không độc hại nếu được dùng đúng cách, ví dụ như các loại xô chậu đựng nước, các vật dụng bằng nhựa không liên quan đến thực phẩm. Nhưng nếu dùng loại nhựa có melamine để đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm nóng, nhiều mỡ, acid thì sẽ gây độc hại. Không chỉ melamine mà trong đồ nhựa còn có nhiều phụ gia khác [chất tạo màu, chất giúp làm dẻo…], nếu dùng đựng đồ nóng hay cho quay trong lò vi sóng có thể khiến các phụ gia này nhiễm vào thực phẩm, gây nhiễm độc mạn tính cho người dùng.

Về nguyên tắc, có những loại đồ nhựa có thể được dùng cho thực phẩm và có những loại không được dùng, điều này đã có trong quy định của Bộ Y tế. Nhà sản xuất sẽ dựa vào những quy định này mà sản xuất ra những đồ dùng bằng nhựa theo đúng chức năng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người dân còn suy nghĩ rằng, bất cứ đồ nhựa nào cũng có thể đem đựng thực phẩm.

Bởi vậy, họ không quan tâm tới hướng dẫn của nhà sản xuất mà dùng theo cảm tính. Ví như nhiều nhà hàng quán ăn, đựng thức ăn nấu chín trong các thùng nhựa, vốn chỉ được dùng cho đựng nước, đựng đồ khô. Nhiều gia đình cũng tận dụng các thùng nhựa này để muối dưa, cà… Hay các túi đựng làm bằng nhựa tái chế, vốn chỉ để đựng rác thì nhiều người cũng mang ra đựng thức ăn. Nhiệt độ và tính acid của thức ăn khiến đồ nhựa dễ thôi nhiễm ra các chất độc hại.

Giải pháp an toàn khi dùng đồ nhựa

Theo Tiến sĩ Duy Thịnh, để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng cần chú ý lựa chọn sản phẩm nhựa của những nhà sản xuất uy tín, có thông số hướng dẫn đầy đủ để tránh dùng phải sản phẩm không đúng chất lượng.

Muốn phân biệt nhựa tốt xấu, hãy quan sát bằng mắt thường: Loại nhựa tốt thường có độ trong, những góc cạnh và bề mặt của sản phẩm nhẵn nhụi, dễ nổi trên nước. Loại nhựa chất lượng kém thường đục, giòn, sắc cạnh, gồ ghề, sờ vào có cảm giác gợn li ti, nhanh chìm khi thả vào nước. Các loại sản phẩm túi nhựa tốt có độ trong và không có mùi, còn túi nhựa tái chế thường có mùi rất nặng, độ trong không đều và đôi khi có bụi phấn.

Không tái sử dụng chai nhựa đựng nước: Rất nhiều người tưởng rằng chai đựng nước tinh khiết thì sẽ sạch nên dùng lại. Nhưng thực chất chúng thường được làm từ nhựa PET, chỉ đảm bảo cho dùng một lần.

Hạn chế dùng đồ nhựa để quay trong lò vi sóng: Mặc dù nhiều sản phẩm được ghi ngoài nhãn là “microwave-safe" hoặc "microwavable", tức là dùng được trong lò vi sóng, nhưng chúng chỉ đảm bảo rằng sẽ không bị nứt vỡ chứ không đảm bảo sẽ không thôi nhiễm các phụ gia.

Tránh rửa đồ nhựa bằng chất tẩy rửa mạnh hoặc bằng vật dụng có thể gây xước: Vì khi đồ nhựa bị mài mòn, xây xước sẽ khiến các phụ gia thôi nhiễm ra thức ăn hoặc thành chỗ chứa vi khuẩn.

Nên dùng sản phẩm nhựa trắng vì nó sẽ an toàn hơn nhựa màu. Khi chọn nhựa màu, nên soi chúng dưới nắng mặt trời, sản phẩm nào không cho nhìn thấy mặt trời thì thích hợp cho đựng thực phẩm hơn.

Khi chọn đồ nhựa nên nhìn các con số được đặt trong biểu tượng hình tam giác ở đáy hộp. Các loại có đánh số 2 hoặc 4 hoặc 5 là thích hợp cho đựng thực phẩm, chúng ít nguy cơ thôi nhiễm chất độc vào thức ăn.

Video liên quan

Chủ Đề