Cách hấp lại bánh dày giò

Cách làm bánh giầy giò dưới đây lại đơn giản đến không ngờ. Vị dẻo dẻo của gạo nếp cùng vị thơm ngon của giò lụa khiến ai cũng nức nở khen ngon đấy. CùngTaky Foodvào bếp đi thôi các chị em nhỉ?

Bánh giầy giò là gì?

Bánh giầy[hay còn gọi là bánh dầy,bánh dày, bánh giày] là một loạibánhtruyền thống củangười Việt Nam, có ý nghĩathể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằnggạo nếpgiã thật mịn, có thể có nhânđậu xanhvà sợidừavới vị ngọt, hoặc mặn, hoặc chay. Bánh thường được làm vào dịpTết Nguyên Đáncổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3âm lịch[ngày Giổ tổHùng Vương].

Cùng vớibánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Nó có màutrắng trong,hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trongtín ngưỡngcủa người Việt. Ở Nhật Bảncũng có một loại bánh tương tự được làm từ gạo nếp, gọi là Mochi.

Cách làm bánh giầy giò:

A. Cách làm giò lụa

1. Nguyên liệu:

Thịt lợn vai: 0,5 kg

Nước mắm: 2.5 thìa cf

Đường: 1 thìa cf

Dầu ăn: 2 thìa cf

Hạt tiêu: 2 thìa cf

Bột nở [baking powder]: 1/2 thìa cf

Bột quế: 1/2 thìa cf

Nước lạnh: 8 thìa cf

Bột gạo Tài Ký: 1 1,5 thìa cf

2. Cách làm:

Bước 1:Bạn nên chọn chỗ phần thịt hơi nhiều mỡ chút sẽ làm giò lụa thơm ngậy và không bị khô, đem thái hoặc băm nhỏ, xay nhỏ nhé.

Bước 2:Lần lượt ướp đều thịt với các gia vị trên cho thịt ngấm và dẻo, cho vào túi nilong và dàn mỏng thịt, cho vào ngăn đá khoảng 2 2,5 tiếng thì lấy ra xay nhuyễn và quết thành giò sống.

Bước 3:Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.

Bước 4:Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại [Giống như gói bánh tét].Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc.

Bước 5:Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.

Bước 6:Cho giò vào hấp 30 45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn và để ráo nước. Cắt giò thành những miếng vừa ăn với bánh giầy chay nhé!

B. Cách làm bánh giầy

1. Nguyên liệu:

Bột nếp Tài Ký: 300g

Nước đun sôi: 300ml

Muối: 1/3 thìa cf

Giò lụa: 300g

Lá chuối

Dầu ăn: 2 muỗng canh

2. Cách làm:

Bước 1:Cho hết bột nếp vào một cái âu, thêm muối và đảo đều. Đun nước sôi rồi rót từ từ vào âu bột. Lấy 1 chiếc thìa khuấy cho bột hoà với nước [tuỳ vào bột mới hoặc bột cũ mà lượng nước có thể thay đổi]. Khi hết nước và đã dùng thìa trộn sơ xong, lúc này bột vẫn còn nóng.

Bước 2:Dùng dầu ăn xoa vào tay rồi nhồi bột từ từ, nếu dính tay thì lại cho thêm chút dầu vào tay rồi nhồi tới khi bột thành một khối dẻo mịn không dính tay là đạt. Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín, ủ bột khoảng 20 phút.

Bước 3:Trong lúc đợi bột, mang lá chuối ra rửa sạch, lau khô, cắt thành các miếng tròn nhỏ, thoa dầu ăn đều 1 mặt để sau viên bánh giầy đặt vào bánh không bị dính chặt vào lá.

Bước 4:Đủ thời gian của bột thì đun nồi nước hấp bánh, lấy bột ra chia thành các miếng bằng nhau 60g vê tròn, ấn dẹt và đặt vào các miếng lá chuối đã chuẩn bị sẵn.

Bước 5:Nước sôi, lần lượt xếp bánh đủ một lớp vào nồi hoặc xửng hấp [không để bánh chồng vào nhau], đậy vung và vặn lửa nhỏ bớt đi thì bánh chín sẽ dẻo đẹp, không bị phồng hay mất nét. Hấp khoảng 10 phút là bánh chín trong, nếu hấp lâu quá bánh cũng mất nét .

Bánh chín lấy ra khỏi nồi, để nguội bớt rồi cắt các miếng giò lụa kẹp vào giữa 2 chiếc bánh làm nhân và thưởng thức ngay thôi nào!

Bánh dẻo dẻo, nhai kỹ thấy vị ngọt hậu, ăn cùng giò lụa mằn mặn trong mùa này thì tuyệt quá rồi. Chúc các chị em thành công vớicách làm bánh giầy giònày nhé!

[Tác giả: Thanh Mong Nguyen]

Video liên quan

Chủ Đề