Cách chào của người Tây Tạng

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ngoài kiểu chào phổ biến như bắt tay, ôm hôn trên thế giới còn tồn tại khá nhiều cách hỏi thăm thú vị và đầy ý nghĩa.

New Zealand - chào theo cách của vị thần

Thổ dân Maori thường rất thích cách chào truyền thống gọi là Hongi. Mọi người khi chào hỏi sẽ cọ xát hay chạm mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở của người đối diện. Hành động này được đặt tên là "ha" hay "hơi thở cuộc sống" - hơi thở do chúa trời ban tặng.

Công nương Catherine xứ Cambridge đón nhận "hongi" từ ông Lewis Moera, lãnh đạo thổ dân Maori.

Tây Tạng - lè lưỡi khi gặp mặt

Truyền thống kỳ lạ này xuất hiện từ thế kỷ thứ 9 - thời kỳ trị vì của Lang Darma - một vị vua Tây Tạng sở hữu chiếc lưỡi màu đen. Người dân sợ rằng khi chết đi, ông sẽ đầu thai thành người khác, do đó mọi người bắt đầu lè lưỡi của mình ra khi gặp bất kỳ ai nhằm chứng minh mình không phải là quỷ dữ. Lời chào này sẽ đi kèm với hành động khoanh tay để trước ngực.

Người dân Tây Tạng thường có thói quen lè lưỡi nhằm chứng minh mình không phải là hóa thân của Lang Darma.

Tuvalu - hít hà khi chào nhau

Người dân ở quốc đảo Tuvalu - nằm ở biển Thái Bình Dương - thường chạm mũi mình vào má người đối diện và sau đó hít sâu cho những lần gặp mặt.

Kiểu chào hỏi mang phong cách hít hà của người Tuvalu.

Mông Cổ - chào nhau qua khăn lụa

Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn thường sử dụng một hada [tấm vải bằng lụa hoặc coton] cho những lần gặp mặt người quen hay khách lạ đến nhà. Khi đó, bạn phải nhẹ nhàng cầm dải lụa bẳng cả hai tay và từ từ cúi thấp người xuống. Đây là một kiểu chào hỏi đậm chất truyền thống và rất quan trọng đối với người bản địa, thể hiện sự tôn trọng văn hóa Mông Cổ.

Sử dụng hada để chào hỏi là một nghi thức quan trọng của người Mông Cổ.

Philippines - cúi người tôn kính

Tại đảo quốc này, một người trẻ khi gặp người già thường cầm tay phải của họ rồi cúi đầu và để lên trán mình rồi nói "Mano Po" thể hiện sự kính trọng đến tột cùng.

Cúi đầu và để tay của người già lên trán là một hành động chào hỏi thể hiện sự tôn kính của người dân Philippines.

Anh Minh [theo Chillingspace]

Cúi gập người ở Nhật Bản, chắp tay trước ngực ở Thái Lan hay hôn má ở nhiều quốc gia Châu Âu... là những cách chào hỏi đã tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa và truyền thống của riêng họ. Tuy nhiên, nếu có dịp ghé thăm đến Tây Tạng, du khách có lẽ sẽ "choáng" vì cách chào cực đặc biệt có phần hơi mất vệ sinh nơi đây, đó là thè lưỡi chào nhau.

Những người Tây Tạng gặp nhau sẽ lè lưỡi để chào nhau. Hành động này được xem là sự chào đón và tôn trọng đối phương. Do đó, nếu người Tây Tạng gặp bất cứ ai, họ cũng thực hiện động tác trên.

Thực tế, tập tục lè lưỡi để chào nhau của người Tây Tạng đã có ở nhiều thế kỷ trước. Tập tục này được duy trì cho đến ngày nay. Theo những người Tây Tạng cho biết, vào thế kỷ thứ IX, ở vùng đất này có một vị vua vô cùng độc ác tên là Lang Darma. Đây là vị vua có điểm khác biệt là chiếc lưỡi có màu đen. Khi vua mất, người dân đã tin rằng vua sẽ được chuyển kiếp. Để chứng minh bản thân không phải là người đầu thai của vị vua độc ác kia, những người dân Tây Tạng gặp nhau sẽ lè lưỡi ra. Nếu người nào có chiếc lưỡi màu đen sẽ được cho là hiện thân của vị vua tàn bạo.

Bên cạnh đó cũng có một truyền thuyết khác cho rằng, người dân lè lưỡi để đối phương có thể biết rằng họ không hề đọc thần chú hay làm bất cứ ma thuật hắc ám nào làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Cũng kể từ đó, tục lè lưỡi chào nhau đã trở thành thói quen của những người dân địa phương. Tục lệ này trở nên khá phổ biến giống như người phương Tây gặp nhau là bắt tay.

Ngày nay, tục lè lưỡi chào nhau ở vùng Tây Tạng cũng giảm dần. Khi ngành du lịch nơi đây ngày càng phát triển, rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến vùng đất này đã khiến cho người dân Tây Tạng cũng ý thức hơn về việc làm của mình. Một số người cho rằng, hành động lè lưỡi rất bất lịch sự, mất vệ sinh, giống như đang đe dọa người khác. Tuy nhiên, khi đến nơi này trong hành trình du lịch Trung Quốc, thỉnh thoảng, du khách vẫn gặp trường hợp người dân lè lưỡi với mình. Lúc này, du khách chỉ cần mỉm cười thật tươi là đủ.

Nếu ở Việt Nam chào nhau bằng lời nói hoặc giơ tay hay gật đầu cùng với việc mỉm cười thân thiện hoặc xã giao thì ở một số nước khác trên thế giới, họ lại chào nhau theo nhiều kiểu khác nhau. Một số nước chào nhau theo phong tục rất kỳ lạ.

1. Tây Tạng: Thè lưỡi

Nhiều du khách khi đến đây cảm thấy ngạc nhiên vì họ chào nhau rất buồn cười. Hai người dân gặp nhau có thể mỉm cười rồi thè lưỡi. Đó không phải là họ đang trêu nhau mà là đang chào nhau một cách nghiêm túc. Phong tục này xuất phát từ một truyền thuyết về vị vua Tây Tạng sống trong thế kỷ thứ 9 là Lang Darma. Vị vua này nổi tiếng với sự tàn ác và có một cái lưỡi màu đen. Người dân Tây Tạng tin vào kiếp luân hồi và sợ rằng vị vua này sẽ tái sinh.

Vì vậy suốt nhiều năm qua, người Tây Tạng mỗi khi gặp nhau đều chào hỏi bằng cách thè lưỡi ra ngoài cốt để chứng minh rằng lưỡi của họ không đen. Và như vậy họ là người tốt, không phải hóa thân của vị vua độc ác. Ngày nay, không nhiều người Tây Tạng sử dụng cách chào này, nhưng du khách vẫn có thể bắt gặp ở những miền xa xôi, giữa những người địa phương với nhau.

2. New Zealand: Cọ mũi và trán vào nhau

Nghi thức chào hỏi truyền thống của người Maori ở New Zealand được gọi là Hongi. Người ta thực hiện Hongi bằng cách cọ vào mũi và trán của nhau, sau đó hít vào một hơi nhẹ.

Hình thức chào hỏi này được sử dụng trong các cuộc gặp mặt lớn và quan trọng, tương tự như một cái bắt tay chính thức.

Và đó như là một cách để chủ và khách hoặc hai người bạn trao đổi "hơi thở của cuộc sống". Sau nghi thức đó họ không coi nhau là người xa lạ nữa.

3. Kiểu cúi đầu chào của người Nhật

Người Nhật rất khuôn phép và khi đã gặp nhau là phải chào hỏi đàng hoàng. Cách thức của họ là cúi đầu chào nhau. Đây là kiểu chào phổ biến và mang tính chất truyền thông, hơi gập người về phía người đối diện.

Trong mỗi trường hợp lại có một quy định rõ ràng về "chuẩn" độ gập người khi cúi chào. Tùy từng mối quan hệ, nghi thức này được thực hiện đồng thời với cái bắt tay kiểu phương tây.

Video liên quan

Chủ Đề