Cách hiểu Dũng nhất về câu thơ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,…Sông Mã gầm lên khúc độc hành” gồm các dạng văn mẫu được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng bài thơ "Tiến sĩ giấy" của Nguyễn Khuyến

Bình giảng bài thơ "Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương

Giáo án Tây Tiến

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,…Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Tây Tiến là bài thơ hay nhất của đời thơ Quang Dũng và cũng là thành tựu xuất sắc của nền văn học kháng chiến. Có thể nói, nếu chọn năm tác giả tiêu biểu của giai đoạn văn học này, có thể không có Quang Dũng nhưng nếu chọn năm bài thơ tiêu biểu, nhất định Tây Tiến phải được nhắc tên, đứng ở hàng danh dự. Đọc Tây Tiến, chúng ta sống lại một thời lửa cháy cùng đoàn quân lừng tiếng đã đi vào lịch sử, và chúng ta có thể quên một số câu thơ trong bài, nhưng không thể quên được hình ảnh đoàn quân ấy:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành!

Nếu như ở những đoạn thơ đầu, hình ảnh đoàn quân mới hiện lên qua nét vẽ gián tiếp - nói đến gian khổ, hi sinh và địa bàn hoạt động - thì ở đây, đoàn quân ấy đã hiện lên với những nét vẽ cụ thể, gân guốc, rạch ròi. Đã thành khuôn sáo khi đề cập đến sự can trường của các chiến binh. Ở đây, ta tưởng như gặp một mô tip như thế:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Nhưng, trước hết, đây là những câu thơ tả thực - thực một cách trần trụi: chiến sĩ Tây Tiến hồi ấy hoạt động ở những vùng núi rừng hiểm trở, ma thiêng nước độc, chết trận thì ít mà chết vì bệnh tật thì nhiều, có những con suối rửa chân rụng lông, gội đầu rụng tóc. "Quân xanh" ở đây có thể hiểu là xanh màu áo, xanh lá ngụy trang và xanh làn da vì thiếu máu. Những hình ảnh rất thực đó, vào bài thơ, với giọng điệu và cách diễn tả lãng mạn của Quang Dũng đã như mang nghĩa tượng trưng, rất có khí phách. Mười bốn chữ thơ mà chạm khắc vào lịch sử hình ảnh một đoàn quân phi thường, độc đáo, có một không hai trong cuộc đời cũng như trong thơ ca. Đoàn quân của một thuở "xếp bút nghiên lên đường chinh chiến" của các chàng trai Hà Nội kiêu hùng hào hoa.

Vì vậy, khó khăn, gian khổ là thế, nhưng các chiến binh Tây Tiến vẫn không nguôi, vơi đi những tình cảm lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

"Mộng" và "mơ" của người lính được gửi về hai phương trời: biên cương, nơi còn đầy bóng giặc - mộng giết giặc lập công, và Hà Nội, quê hương yêu dấu - mơ những bóng dáng thân yêu. "Dáng kiều thơm", ấy là vầng sáng lung linh trong kí ức, "tố cáo" nét đa tình của người lính. Nhưng với các chiến sĩ Tây Tiến, nỗi nhớ ấy là sự cân bằng, thư thái trong tâm hồn sau mỗi chặng hành binh vất vả, chứ không phải để thối chí nản lòng. Vậy mà một thời, câu thơ "đẹp một cách lãng mạn" này đã khiến cho tác giả của nó và chính bài thơ phải "trải bao gió dập, sóng dồi".

Cổ lai chính chiến kỉ nhân hồi - xưa nay đi chiến trận, mấy ai trở về, các chiến sĩ Tây Tiến cũng không khỏi tránh phải những mất mát, hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Sau những câu thơ rắn rỏi, đẹp đẽ, đến đây, âm điệu câu thơ chợt trầm và trùng xuống để độc giả thấy rõ hơn bản chất của sự việc. Dường như đây là một cảnh phim được cố ý quay chậm. Còn gì thiêng liêng và cao cả hơn sự hi sinh, chấp nhận gian khổ của người lính. Trên đường hành quân người chiến sĩ Tây Tiến gặp biết bao ngôi mồ viễn xứ của những kẻ chết xa quê. Nhưng các chiến sĩ ta nhìn thấy với đôi mắt bình thản, bởi họ đã chấp nhận điều đó. Một trong những động cơ thôi thúc họ lên đường là hình ảnh người anh hùng da ngựa bọc thây mà họ tiếp nhận được trong văn chương sách vở. Một niềm đam mê trong sáng pha chút lãng mạn.

Hai câu thơ cuối tiếp tục âm hưởng bi tráng, tô đậm thêm sự mất mát hi sinh nhưng đó lại là một cái chết cao đẹp - cái chết bất tử của người lính Tây Tiến:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Hai câu mới đọc qua tưởng như chỉ làm nhiệm vụ miêu tả, thông báo bình thường nhưng sức gợi thật lớn. Đâu đây vẫn như còn thấy những giọt nước mắt đọng sau hàng chữ. Hai câu thơ rắn rỏi mà cảm khái, thương cảm thật sâu xa. Làm sao có thể dửng dưng trước cảnh "anh về đất"? "Anh về đất" là hóa thân cho dáng hình xứ sở, thực hiện xong nghĩa vụ quang vinh của mình. Tiếng gầm của sông Mã về xuôi như loạt đại bác rền vang, vĩnh biệt những người con yêu của giống nòi.

Trước đây, khi nhắc đến những dòng thơ này, người ta chỉ thấy những biểu hiện nào là "mộng rớt", "buồn rơi"... nhưng thời gian đã khiến chúng ta nhìn đúng hơn vào bản chất, có thời đại ấy mới có văn chương ấy.

Tây Tiến là bài thơ, là tấc lòng của những người chiến binh Tây Tiến. Bài thơ có nhạc, họa; bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh mất mát, đau thương là anh hùng. Nửa thế kỉ đã qua, bài thơ ngày một thêm sáng giá và đoạn thơ khắc họa đoàn quân Tây Tiến đã trở thành một hoài niệm khó quên của một thời kì lịch sử hào hùng trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,…Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Các bài liên quan tác phẩm:

  • Soạn văn bài: Tây Tiến
  • Soạn bài lớp 12: Tây Tiến
  • Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bài tiếp theo: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: “Ta về mình có nhớ ta...Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

I. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành” khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến với chất liệu ngôn từ nghệ thuật đậm chất hào hoa, bi tráng.

II. Thân bài

  1. Luận điểm 1: Đôi nét về bút pháp xây dựng hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng

Hình tượng người lính là hình tượng nổi bật của thơ ca kháng chiến chống Pháp, được các nhà thơ khắc hoạ với vẻ đẹp của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm. Qua mỗi tác phẩm nghệ thuật với những cảm nhận khác nhau của các nhà thơ, chân dung người lính thời chống pháp lại hiện lên với những vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng.

Chân dung người lính Tây Tiến thực ra ẩn hiện trong suốt bài thơ. Người lính Tây Tiến phần đông là trí thức Hà Thành nên mãng sẵn trong mình nét hào hoa, lãng mạn. Họ có nhiệm vụ với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp. Địa bàn hoạt động của những người lính Tây Tiến được trải rộng từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về phía tây Thanh Hoá. Trong tám câu thơ, Quang Dung đã miêu tả trực diện người lính của đoàn binh Tây Tiến từ diện diện mạo đến tâm hồn và khí phách, thái độ trước sự sống và cái chết. Dù ở thái cực nào thì chân dung người lính vẫn toát lên vẻ đẹp hào hoa bi tráng.

Nhà thơ Quang Dũng đa tinh lọc những nét tiêu biểu nhất của người lính Tây Tiến để tạo nên bức tượng đài tập thể, khái quát gương mặt chung của cả đoàn quân. Cái Bi và cái Hùng là hai chất liệu chủ yếu tạo nên vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài.

2. Luận điểm 2: Chân dung của người lính Tây Tiến trong cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Chiến sĩ Tây Tiến hiện lên với diện mạo khác thường: Không mọc tóc, xanh màu lá. Hình ảnh không mọc tóc khắc hoạ nét dị thường của người lính. Các anh phải cạo trọc đầu để đánh giáp lá cà với giặc nhưng phần lớn là do căn bệnh sốt rét. Căn bệnh hiểm nghèo đã làm rụng tóc và cướp đi cả bao tính mạng. Sốt rét, thiếu ăn, hoàn cảnh sinh hoạt kham khổ nên những người lính da xanh vì ốm, vì thiếu máu. Đó là hiện thực nghiệt ngã và khốc liệt ở chiến trường nhưng dưới cái nhìn của người lính Tây Tiến, những khó khăn ấy được cảm nhận dưới con mắt đầy thi vị và lãng mạn. Dù không mọc tóc, dù quân xanh màu lá nhưng ở họ vẫn toát lên thần thái, khí phách: dữ oai hùm.

Ẩn sau cái vẻ ngoài mạnh mẽ, đầy khí phách là vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà Thành:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

+ Ánh mắt trừng là cái nhìn thẳng, mạnh mẽ bộc lộ khát vọng chiến thắng. Trong ánh mắt có nét kiêu dũng, có sự oai phong lẫm liệt của người anh hùng thời loạn.

+ Ý chí mạnh mẽ nhưng tâm hồn lại mộng mơ, mơ về Hà Nội dáng kiều thơm. Hình ảnh thơ gợi lên liên tưởng thi vị, dáng kiều thơm vừa là cách nói ngợi ca vẻ đẹp thanh lịch, duyên dáng của Hà Nội cũng vừa là hình ảnh gợi nên cả vóc dáng, sắc hương của những thiếu nữ Hà Nội trong nỗi nhớ nhung của người lính xa nhà. [Câu thơ của Quang Dũng gợi nhớ tới những câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:

Tôi là người lăn lóc giữa đường trần,

Không phân biêt lúc mài gươm múa bút.

Đời chiến sĩ máu hòa lệ, mực

Còn yêu thương là chiến đấu không thôi

Suốt một đời gươm chẳng ráo mồ hôi

Thì không lẽ bút phải chờ kiếp khác.

Trên lưng ngựa múa gươm và ca hát,

Lòng ta say chiến trận đến thành thơ.

Hai câu thơ đủ để tác giả khắc hoạ hai thế giới khác nhau: một thế giới của chí lớn, của mộng chiến trường nung nấu trong lòng người con trai thời loạn với một thế giới mộng mơ, lãng mạn và đa tình của những chàng trai trẻ hào hoa, thanh lịch. Sự song hành giữa ý chí và tâm hồn đã tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ, nâng đỡ và giúp họ vượt qua khó khăn, gian khổ của chiến tranh. Quang Dũng đã diến tả rất tinh tế, biện chứng tâm hồn người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói riêng và người lính trong các cuộc chiến tranh li tán nói chung. Bởi trong các anh, ai ũng có một trái tim biết yêu tha thiết đất nước, quê hương, một trái tim biết căm thù quân xâm lược. thật đẹp, thật hào hùng và lãng mạn.

Luận điểm 3: Vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến trong chiến đấu và hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Trong bài thơ, hơn một lần Quang Dũng nói về cái chết, sự hi sinh của  người linh nhưng mỗi khi cảm hứng ấy xuất hiện thì ngay lập tức được nâng đỡ bằng đôi cánh lí tưởng đầy chất bay bổng. Người lính Tây Tiến ra đi vì nghĩa lớn, mộng chiến trường là khát vọng và lí tưởng bởi thế mà họ sẵn sàng dâng hiến phần đời xanh – quãng đời đẹp nhất của mình – cho đất nước. Hình ảnh những nấm mồ rải rác nơi biên cương xa xôi, lạnh lẽo, cô quạnh gợi cho người lính nỗi bi thương và xót xa. Cái chết của người lính trong thực tế ở chiến trường gian khổ được miêu tả ở nấm mồ đắp vội, thậm chí không có cả manh chiếu gói thân nhưng qua cái nhìn lãng mạn của nhà thơ, sự hi sinh của người lính giống như một hành trình trở về với đất mẹ và mãi bất tử trong lòng đất mẹ.

Hình tượng sông Mã trở lại đoạn này thật bi tráng: Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Dòng sông được diễn tả ở thể động, nó gầm lên giống như một con chiến mã trung thành, đau thương khi chứng kiến cái chết của người lính. Dòng sông như một khúc tráng ca đưa người lính về với đất, với cõi vĩnh hằng. Trong âm hưởng dữ dội, hào hùng của thiên nhiên ấy, cái chết của người lính không bi luỵ mà thấm đẫm chất anh hùng của thời đại. Những từ Hán Việt: biên cương, viễn xứ, độc hành… mang sắc thái cổ kính, trang trọng như xoa dịu đi nỗi đau mất mát và nỗi bi thương để tạo nên không khí bi tráng cho cả khổ thơ.

Kết bài

Đoạn thơ là bức tượng đài thi ca về người lính bất tử. Hình ảnh người lính trong cõi sống và cả cõi chết đều bi tráng, lãng mạn, hào hùng. Giọng điệu đoạn thơ trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội. Bài thơ được xem như một kiệt tác, nó ra đời và lưu truyền rộng rãi trong quân đội và những người yêu thơ suốt hơn nửa thế kỉ quá, ghi lại chăng đường anh hùng của một đơn vị anh hùng và cũng là tinh thần chung của quân và dân ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề