Các loại tình yêu trống tâm lý học

Nếu chưa đạt đến kiểu tình yêu thứ bảy, bạn và người ấy có thể cần thêm thời gian trước khi quyết định tiến tới hôn nhân.

Sự mê đắm

Đây là giai đoạn mà mọi người hầu như không biết nhau, chưa cảm thấy có sự hấp dẫn lẫn nhau. Trong một mối quan hệ như vậy, hai người thường không có ý tưởng mờ nhạt về việc liệu họ có điểm chung nào không, nhưng họ vẫn ở bên nhau.

Theo nhà tâm lý học, sự mê đắm này có thể biến đổi thành một cái gì đó hoàn chỉnh hơn theo thời gian, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Nhiều cặp vợ chồng không có loại tình yêu này.

7 kiểu tình yêu phổ biến mà các cặp đôi thường trải qua.

Thích

Trong những mối quan hệ như vậy, bạn luôn có thể là chính mình. Trong loại tình yêu này, mọi người thường được thống nhất bởi những sở thích chung, quan điểm về cuộc sống và cảm giác được hiểu.

Các nhà tâm lý tin rằng sự thân mật như vậy mà không có niềm đam mê và cam kết sẽ có nhiều khả năng dẫn đến tình bạn hơn là tình yêu chính thức.

Tình yêu trống rỗng

Các cặp vợ chồng trải qua loại tình yêu này chỉ có cam kết mà không có sự thân mật và đam mê. Đôi khi loại mối quan hệ này xuất hiện sau một tình yêu lớn, nhiệt tình, và đôi khi ngược lại: những người trải nghiệm tình yêu trống rỗng có thể thay đổi, điều đó làm tăng thêm niềm đam mê với cảm xúc của họ.

Yêu xa

Loại tình yêu này bao gồm cam kết và niềm đam mê và quen thuộc với nhiều cặp vợ chồng. Đây là loại tình yêu tồn tại khi 2 người thực sự thu hút lẫn nhau và sẵn sàng theo một số truyền thống như đám cưới xa hoa, trao đổi lời thề, và chia sẻ trách nhiệm gia đình, nhưng không có sự thân mật thực sự.

Các nhà tâm lý học nghĩ rằng các cặp vợ chồng như vậy có thể sống cùng nhau trong một thời gian dài, nhưng hạnh phúc của họ là tương đối. Trong thực tế, họ không cảm nhận được bạn đời của mình như một người bạn.

Tình yêu lãng mạn

Loại tình yêu này bao gồm niềm đam mê và sự thân mật. Những người trong các cặp vợ chồng như vậy được thu hút với nhau và cảm thấy thoải mái bên cạnh nhau, nhưng họ không sẵn sàng để thực hiện các cam kết quan trọng. Mối quan hệ của loại này thường không đạt đến mức sống chung hay hôn nhân.

Đồng hành

Tình yêu đồng hành bao gồm cam kết và thân mật. Các mối quan hệ như vậy mạnh hơn nhiều so với tình bạn bình thường và có một sự gắn kết thực sự giữa các đối tác. Tuy nhiên, đây là một thỏa thuận bởi vì loại tình yêu này thiếu niềm đam mê.

Tình yêu trọn vẹn

Tình yêu này bao gồm tất cả 3 thành phần: niềm đam mê, sự thân mật tình cảm và cam kết. Tất nhiên, mức độ của họ không phải lúc nào cũng bằng nhau.

Bạn hiếm khi có thể thấy loại mối quan hệ này, nhưng nếu mọi người quản lý để xây dựng chúng, họ thực sự yêu nhau. Các cặp vợ chồng như vậy sẽ rất có thể có thể sống một cuộc sống lâu dài với nhau và tận hưởng cuộc hôn nhân của họ.

Mục lục bài viết

  • 1. Yêu Nồng Nàn [Eros]
  • 2. Yêu Chơi Bời[Ludus]
  • 3. Yêu Trong Sáng[Storge]
  • 4. Yêu Cuồng Dại [Mania]
  • 5. Yêu Thực Dụng [Pragma]
  • 6.Yêu Vị Tha [Agape]

Trong lịch sử đã có nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định những kiểu tình yêu khác nhau. Nhà tâm lý học người Canada John Alan Lee đãmô tả6 phong cách yêu đương -6 kiểu tình yêu. Trong đó, 3 kiểu chính là Yêu Nồng Nàn [Eros], Yêu Bỡn Cợt [Ludus] và Yêu Trong Sáng[Storge], và 3 kiểu phụ là Yêu Cuồng Dại [Mania], Yêu Thực Dụng [Pragma] và Yêu Vị Tha [Agape].

6 kiểu tình yêu thường gặp - Ảnh minh họa

1. Yêu Nồng Nàn [Eros]

Đây là kiểu tình yêu lãng mạn và đầy đam mê, những người có Xì Tai Yêu Nồng Nàn thường yêu đắm đuối từ cái nhìn đầu tiên. Họ lý tưởng hoá người yêu, cho rằng tình yêu là quan tọng nhất và có xu hướng đặt người yêu lên hàng đầu. Họ quan trọng ngoại hình và chuyện chung đụng thể xác. Họ có thể tin tưởng và trở nên quấn quýt thân mật người yêu với tốc độ ánh sáng. Họ muốn biết tất cả về người yêu và không ngại ngần kể cho người yêu nghe những bí mật thầm kín nhất. Chính sựcháy bỏngtrong cảm xúc thường khiến họ hưng phấn hơn, mãnh liệt hơn khi âu yếm người yêu trên giường. Những mối quan hệ chỉ dựa trên cảm xúc sục sôi dễ đi đến kết hôn và ly hôn trong nháy mắt, vì ít ai có thể duy trì tình yêu như vậy mãi.

Eros là tình yêu đam mê, hay sự gắn bó có sức hấp dẫn về tình dục. Đây là loại tình yêu gần nghĩa nhất với quan niệm tình yêu lãng mạng thời hiện đại. Cái tên Eros bắt nguồn từ tên thần tình ái trong thần thoại Hy Lạp [tương tự như thần Cupid trong thần thoại La Mã]. Động cơ của Eros có sự tương đồng với quan điểm ý chí của nhà triết học Schopenhauer rằng: thế giới bắt nguồn từ bản năng vô thức nhằm tồn tại và duy trì nòi giống của con người.

Eros thường bị nhầm lẫn rằng bắt buộc phải có yếu tố tình dục. Tuy nhiên đó chỉ là một yếu tố vật lý gia tăng đam mê giữa hai bên và hoàn toàn không phải hấp dẫn về tình yêu lãng mạn.

2. Yêu Chơi Bời[Ludus]

Người yêu Chơi Bờixem tình yêu như một trò chơi và không có sựcam kết. Đơi với họ, chinh phục những người hấp dẫn là một thử thách thú vị. Người yêu không cần phải biết tất tần tật mọi thứ. Họ né tránh việcthảo luận chuyện lâu dài, sâu xa. Họ có thể bắt cá hai tay, chinh phục nhiều đối tượng. Thỉnh thoảng, họ rơi vào những tình huống éo le, buộc phải xoay sở để những người họ đang cặp kè không chạm trán nhau. Những lời càm ràm, phàn nàn, chỉ trích của người yêu tuyệt nhiên không khiến người yêu Bỡn Cợt phiền lòng, bận tâm. Chia tay, đối với những ai yêu Bỡn Cợt, ít khi thành vấn đề. Họ thản nhiên tìm kiếm kẻ thay thế.

>> Xem thêm: Tình yêu tuổi học trò, nên hay không ? Những điểm lợi và hại khi yêu sớm

Các mối quan hệ tình một đêm [one night stand], friends with benefit là ví dụ điển hình của tình yêu Ludus. Đây là loại tình cảm không có bất cứ ràng buộc gì và chỉ đơn thuần “vui là chính”, hoặc đôi khi để thỏa mãn bản năng chinh phục. Ngoài ra, các dạng nhẹ nhàng hơn của Ludus là khi bạn trêu đùa, nhảy múa cùng nhau. Trọng tâm của tình cảm này luôn là niềm vui.

Ludus là một tình cảm đơn giản, không đòi hỏi và chỉ là hấp dẫn tình ái đơn thuần. Kiểu tình yêu này sẽ diễn ra thuận lợi nhất khi đôi bên đều đã trưởng thành và tự chủ tốt cảm xúc của chính mình. Những vấn đề phát sinh xoay quanh Ludus thường là khi một bên muốn chuyển từ Ludus sang Eros [tình yêu có gắn bó], trong khi Ludus lại tương thích nhiều hơn với Philia [tình bạn].

3. Yêu Trong Sáng[Storge]

Đây là kiểu tình yêu dựa trên tình bạn. Nhữngngười Yêu Trong Sángđề cao sự quan tâm. Những người yêu theo dạng này thường thích tham gia các hoạt động, phong trào tập thể cùng nhau. Họ cho rằng người yêu, trước hết, là một người bạn để san sẻ cuộc sống, để cùng nấu cơm, cùng rửa chén, cùng đọc sách, cùng đi du lịch, v.v… Họ không nao núng trong việc tìm kiếm người yêu. Trước khi đưa ra quyết định sẽ sống với ai đó đến đầu bạc răng long, họ kiên nhẫn kết bạn, tìm hiểu, vun vén, và chờ đợi tình yêu nảy mầm. Ranh giới giữa tình yêu và tình bạn, vì thế, không rõ ràng. Chuyện chăn gối chỉ là thứ yếu. Chỉ cần nằm bên cạnh nhau, họ đã cảm thấy mãn nguyện. Đối diện với xung đột, họ điềm tĩnh trao đổi với người yêu để cùng tìm cách giải quyết mâu thuẫn phù hợp.

Tình yêu giữa những người thuộc kiểu này thường rất bền vững, chia tay thườngmang đến cảm giác trống trải, mất mát.

Storge là tình cảm gia đình [còn gọi là tình thân] — là một loại Philia nhưng trong các mối quan hệ gia đình [thường là cha mẹ, con cái, anh chị em, thú cưng]. Khác với Eros hay Philia, Storge không phụ thuộc quá nhiều vào phẩm chất cá nhân của mỗi người để bắt đầu hay duy trì.

Rộng hơn, tình yêu gia đình là tình cảm được xây dựng từ sự thân thuộc, che chở nhau của con người. Vì vậy mà tình yêu gia đình không nhất thiết phải giữa những người có huyết thống với nhau.

Đây cũng là một bước phát triển về tình yêu của các cặp đôi Eros. Khi sự bổ sung và vun đắp tình cảm giữa hai bên đến một mức độ trưởng thành; tình ái sẽ dần chuyển thành tình thân. Đó cũng chính là nền tảng của một mối quan hệ bền lâu.

>> Xem thêm: Tâm lý pháp luật là gì ? Cách hiểu khái niệm tâm lý pháp luật

4. Yêu Cuồng Dại [Mania]

Người Yêu Cuồng Dại nghiện yêu đương và mất đi lý trí khi yêu đương. Tình cảm làm chủ cuộc sống của họ. Họcó thể nhớ nhung da diết đến mất ăn, mất ngủ. Khi mọi chuyện không suôn sẻ, người Yêu Cuồng Dại có thể khó chịu như đứng đống lửa hoặc như ngồi đống than. Khi mối tình đổ vỡ, người Yêu Cuồng Dại có thể bị suy sụp và trầm cảm. Các cung bậc thăng trầm trong cảm xúc có thể cách nhau một trời một vực. Khác với người Yêu Nồng Nàn, người Yêu Cuồng Dại ích kỉ và kỳ vọng người yêu phải toàn tâm toàn ý cưng chiều mình. Họluôn muốn sở hữu người yêu đến mức ám ảnh,và một trong những nhu cầu của họ làđược biết người yêu đang làm gì, ở đâu, với ai. Họ dễ ghen tuông thái quá và không ngại lén lút kiểm tra tin nhắn, nghe lén các cuộc nói chuyện điện thoại, hoặc theo dõi Facebook của người yêu và bạn bè của người yêu.

Mania là kiểu tình yêu sở hữu đến mức ám ảnh, dẫn đến ghen tuông thái quá và vô cùng tiêu cực. Một người yêu theo cách này có thể làm những việc “đáng gờm”, đôi khi ngớ ngẩn hay thậm chí… khùng điên, mất kiểm soát. Biểu hiện của những người thuộc kiểu Mania là thường xuyên lên mạng theo dõi nhất cử nhất động của người tình, mò mẫm Facebook của các đối tượng “khả nghi”, luôn mang trong mình một nỗi ám ảnh không tên và khao khát chiếm hữu cao ngút ngàn. Có thể nói ngắn gọn Mania là kiểu yêu“Ngoài em ra, anh không được nói chuyện với con nào khác!”.

5. Yêu Thực Dụng [Pragma]

Đây là kiểu tình yêu mang tính thực tế cao, đôi khi dẫn đến thực dụng.

Trước khi bước chân vào một mối quan hệ nghiêm túc, người Yêu Thực Dụng thường cân nhắc các viễn cảnh trong tương lai. Chẳng hạn như, công việc của đối tượng tiềm năng rồi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phần đời còn lại của mình? Mình đã sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt trong tính cách, sở thích, thói quen sinh hoạt, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, hay quan điểm chính trị [nếu có] hay chưa? Liệu gia đình mình có tự hào về anh ta hoặc cô ta hay không? Con cái mình chắc chắn sẽ lành lặn, khoẻ mạnh, xinh đẹp, thông minh, và hạnh phúc nếu được sinh và nuôi bởi anh ta hoặc cô ta chứ? Trong Tình Yêu Thực Dụng, sự lãng mạn thường không có chỗ đứng. Người yêu như đối tác. Tình dục đối với họ chỉ được xem là hình thức để...duy trì nòi giống: sinh đẻ con cái.

Tình yêu kiểu Pragma mang tính thực tế cao, đôi khi dẫn đến thực dụng. Những người thuộc dạng này yêu nhau theo kiểu “có lợi cho đôi bên”, nghe có vẻ không lãng mạn lắm nhỉ? Các Pragma có xu hướng tìm kiếm người yêu ở nơi làm việc, hoặc tại chính những địa điểm họ dành thời gian nhiều nhất. Có thể tóm tắt như sau, Pragma là kiểu tình yêu “gần ai – hốt luôn người đó”, từa tựa như “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” chẳng hạn. Tình dục đối với họ chỉ được xem là một phương thức để… duy trì nòi giống, không hơn không kém.

6.Yêu Vị Tha [Agape]

Yêu Vị Tha là sự kết hợp giữa Yêu Nồng Nàn và Yêu Trong Sáng.Người Yêu Vị Thakiên nhẫn, chung thuỷ, đầyquan tâm vàsẵn sànghy sinh bản thân. Họ làm tất cả để người yêu hài lòng, bao gồm việc cố gắng thay đổi dựa trên phê phán hoặc góp ý của người yêu.Họ cao cả, cho đi không tính toán, bởi tất cả những gì họ quan tâm là sự hạnh phúc của người mà họ yêuthương. Họ quý mến gần như tất cả mọi người, cả người không phải máu mủ ruột thịt, cả người lạ mặt. Thật tiếc là những người này hơi hiếm.

Đây là kiểu tình yêu thường xuất hiện trong tiểu thuyết ngôn tình hoặc và tôn giáo [như tình yêu của Phật, Chúa, Đức Mẹ]. Một ví dụ tiêu biểu cho kiểu ban phát tình tình yêu hết mình này là Mẹ Theresa trong thiên chúa giáo và tấm lòng bao dung của mẹ đối với người nghèo khó.

>> Xem thêm: Tâm lý học tư pháp là gì? Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học tư pháp

Tha thứ cho bản thân mình; nghĩ đến những người liên quan khi hành động; cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng;… Tất cả đều là biểu hiện của Agape mà bạn có thể đã từng trải qua.

Agape là tình cảm cho vạn vật; cụ thể là những khái niệm vĩ mô hơn như tình yêu đồng bào, đất nước, thiên nhiên hay thần linh. Một cách gọi khác của Agape theo các nhà tư tưởng Cơ đốc là lòng bác ái, khi tình thương yêu chuyển thành lòng vị tha với vạn vật xung quanh. Không giống như Storge, Agape không dựa trên mối quan hệ huyết thống hay gia đình, dù hai loại tình yêu này có mặt tương đồng về biểu hiện.

Lòng vị tha là một loại tình yêu tối quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của chúng ta. Nó nuôi dưỡng tâm lý của cá nhân, xã hội và nhận thức về môi trường. Đặc biệt trong bối cảnh nhiễu động về nhận thức của xã hội như hiện nay; tất cả những gì chúng ta cần đôi khi chỉ là lòng vị tha cho nhau.

Trên đây là 6 kiểu tình yêu phổ biến, tuy nhiên cũng có thể bạn thấy mình không thuộc loại nào trong 6 kiểu trên hoặc là sự kết hợp của nhiều kiểu. Con người ta có thể thay đổi cách yêu mỗi khi bắt đầu một mối quan hệ mới, và mỗimối quan hệ có thể trải qua những kiểu yêu khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Nó thường bền vững hơn nếu cả hai người có cùng mong muốn, có cùng phong cách yêu.

Bộ phận tư vấn tâm lý - Công ty Luật Minh Khuê

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, phổ biến. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúpvề tâm lýquý kháchhãy gọi đếntổng đài tư vấn tâm lý:1900.6162chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

Video liên quan

Chủ Đề