Biểu mẫu đăng ký hình thức kế toán

Công văn đăng ký hình thức kế toán là văn bản thật sự cần thiết đối với mọi doanh nghiệp hoạt động, nhằm đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước về chế độ kế toán đối với các doanh nghiệp.

1. Vì sao doanh nghiệp phải sử dụng công văn đăng ký hình thức kế toán?

Biểu mẫu đăng ký hình thức kế toán

Vì sao doanh nghiệp phải sử dụng công văn đăng ký hình thức kế toán?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, công văn đăng ký hình thức kế toán là mẫu văn bản không thể không tiến hành với mọi doanh nghiệp khi đi vào vận hành. Theo đó, việc tiến hành đăng ký hình thức kế toán với chế độ kế toán phải phù hợp với loại hình và ngành nghề của doanh nghiệp. Chế độ kế toán ở đây được hiểu là những quy định, hướng dẫn về kế toán đối với một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể được ban hành bởi cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền. \>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn lập và nộp báo cáo thuế gtgt.

2. Quy định về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp

Biểu mẫu đăng ký hình thức kế toán

Quy định về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp.

Theo đúng như quy định pháp luật thì công văn đăng ký hình thức kế toán sẽ tùy vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề mà sẽ áp dụng các chế độ kế toán khác nhau. Cụ thể:

  • Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
  • Chế độ kế toán cho doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp sẽ áp dụng theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
  • Chế độ kế toán áp dụng đối với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam sẽ áp dụng theo Thông tư 177/2015/TT-BTC.

Chi tiết hơn, Thông tư 132/2018/TT-BTC là Thông tư được Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018, áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Thông tư 133/2016/TT-BTC là Thông tư được Bộ Tài chính ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016, áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã. Thông tư 200/2014/TT-BTC là Thông tư được Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, áp dụng với đối tượng là các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình. Thông tư 107/2017/TT-BTC là Thông tư do Bộ Tài chính ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2017, áp dụng với các đối tượng là cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư 177/2015/TT-BTC là Thông tư do Bộ Tài chính ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2015, áp dụng với các đối tượng là bảo hiểm tiền gửi (BHTG) tại Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính của BHTG Việt Nam và các đơn vị trực thuộc BHTG Việt Nam. \>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

3.Cập nhật mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất hiện nay

Nếu bạn đang phân vân không biết công văn đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn nào mới nhất và được áp dụng theo quy định hiện hành thì có thể tham khảo ngay mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán chúng tôi cập nhật dưới đây.

Doanh nghiệp cần xác định loại hình, quy mô hoạt động của mình để lựa chọn chế độ, hình thức kế toán phù hợp. Trong bài viết này, MIFI sẽ giúp quý doanh nghiệp cập nhật công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất.

Biểu mẫu đăng ký hình thức kế toán

Cần cập nhật công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất năm 2021.

1. Doanh nghiệp sử dụng mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán khi nào?

Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị công văn đăng ký hình thức, chế độ kế toán. Trước khi đi vào tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta cần phải nắm được khái niệm cơ bản về chế độ kế toán, hình thức kế toán.

Chế độ kế toán được hiểu là những hướng dẫn, quy định về công tác kế toán trong một số trường hợp cụ thể do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hình thức kế toán chính là quá trình ghi chép, hệ thống và lưu giữ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán theo đúng nội dung kinh tế cũng như trình tự thời gian.

Mỗi công ty phải xác định chế độ kế toán phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô của mình. Việc áp dụng chế độ kế toán thích hợp giúp cho công tác quản lý tài chính được diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời, việc này còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro tài chính.

Biểu mẫu đăng ký hình thức kế toán

Công văn đăng ký hình thức kế toán là văn bản bắt buộc trong bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

2. Cập nhật quy định về chế độ kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay

Các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành được áp dụng cho từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:

Chế độ kế toán theo Thông tư 132/2018/TT-BTC: Đối tượng áp dụng Thông tư 132/2018/TT-BTC là những doanh nghiệp siêu nhỏ, gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; phương pháp tính trên thu nhập tính thuế.

Chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế thực hiện chế độ kế toán được quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC theo đúng quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông tư này không áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có hơn 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước, các công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đã được quy định tại Luật Hợp tác xã.

Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC: Đây là chế độ kế toán được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực cũng như thành phần kinh tế. Nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được phép vận dụng các hướng dẫn, quy định của thông tư này để xây dựng hệ thống kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh thực tế và yêu cầu về quản lý.

Hiện nay, các thông tư đã hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về việc thực hiện chế độ kế toán. Do vậy, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và quy mô thực tế để đăng ký chế độ, hình thức kế toán phù hợp.

Việc lựa chọn sai chế độ kế toán sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc trong công tác quản lý. Đồng thời, quá trình phê duyệt đăng ký cũng trở nên phức tạp hơn. Điều này có thể khiến cho thời gian đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bị kéo dài.

Biểu mẫu đăng ký hình thức kế toán

Doanh nghiệp phải lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm của mình.

Mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất năm 2021 cần đảm bảo đầy đủ các thông tin dưới đây:

  • Thông tin cơ bản về công ty (Tên, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh, số điện thoại, Email, giấy phép kinh doanh).
  • Chế độ kế toán áp dụng.
  • Ngôn ngữ sử dụng.
  • Đơn vị tiền tệ.
  • Kỳ kế toán áp dụng.
  • Phương pháp khấu hao TSCĐ.
  • Phương pháp đánh giá hàng tồn kho.
  • Phương pháp kế toán hàng tồn kho.

Tải mẫu công văn đăng ký hình thức kế toán mới nhất (tại đây). https://docs.google.com/document/d/13SpzpULDLah5UXV7P-3qte3BvEwT-oDC/edit?rtpof=true

Biểu mẫu đăng ký hình thức kế toán

Mẫu công văn đăng ký thực hiện chế độ, hình thức kế toán doanh nghiệp.

Sau khi doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu thì gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tại đây, chi cục thuế sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá và phê duyệt chế độ, hình thức kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Như vậy, việc cập nhật công văn đăng ký thực hiện chế độ, hình thức kế toán là rất cần thiết trong quá trình đăng ký doanh nghiệp. Thông qua những chia sẻ ở trên, MIFI mong rằng quý doanh nghiệp đã có thể hiểu hơn về công văn đăng ký hình thức kế toán và lựa chọn đúng chế độ kế toán.