Bệnh viện ung bướu tp hcm ở đường nào năm 2024

Cũng trong sáng 2.2, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cũng đã đến thăm Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2.

Phòng mổ tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2

BÁC SĨ NGUYỄN VĂN TIẾN

2.315 bệnh nhân đến khám/ngày, 16 phòng mổ hiện đại

Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cơ sở 2 [đặt tại số 12, đường 400, KP3, P.Tân Phú, TP.Thủ Đức] được chính thức khởi công vào ngày 26.6.2016, quy mô 1.000 giường bệnh, vốn đầu tư 5.845 tỉ đồng. Tổng diện tích đất của bệnh viện là 55.594 m2, tổng diện tích sàn xây dựng 112.582 m2.

4 năm sau [12.10.2020], bệnh viện chính thức đưa khu Khám bệnh đi vào hoạt động nhằm giải áp tình trạng quá tải nặng nề tại cơ sở cũ của Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 [số 3 Nơ Trang Long. P.7, Q.Bình Thạnh].

Tháng 6.2021, khu hóa trị trong ngày tại cơ sở 2 tiếp tục đưa vào hoạt động.

Trong làn sóng dịch thứ 4, vào giữa tháng 7.2021, khu nội trú 1.000 giường tại cơ sở 2 này trở thành Trung tâm hồi sức Covid-19 lớn nhất nước, nhờ đó mà hàng nghìn người bệnh mắc Covid-19 nặng, nguy kịch trong tình trạng "thập tử nhất sinh" đã được cứu sống.

Ngày 27.1, toàn bộ cơ sở 2 Bệnh viện Ung bướu chính thức đi vào hoạt động với 16 phòng mổ hiện đại. Ngày 30.1 đã có 2.315 người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở 2.

Bệnh nhân đi khám bệnh tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2 sáng 2.2

D.T

"Với cơ sở 2, bên cạnh các tiện ích phục vụ người bệnh, chắc chắn rằng thời gian chờ mổ, chờ xạ trị… sẽ được rút ngắn dần so với trước đây. Tất cả sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn và chất lượng điều trị ngày càng hiệu quả hơn, hướng đến việc đóng góp xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực ASEAN", PGS-TS Tăng Chí Thượng tin tưởng.

Bệnh nhân, nhân viên y tế ở trung tâm đi xa

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế, Bệnh viện Ung bướu đã vượt qua rất nhiều khó khăn khi thay đổi nơi làm việc mới, nhất là nhân viên bệnh viện phải di chuyển một chặng đường khá xa để đến cơ sở mới làm việc mỗi ngày. Ngành y tế TP.HCM tin rằng khi TP đưa hệ thống metro đi vào hoạt động thì nhân viên y tế sẽ thuận hơn khi phải đi làm tại cơ sở mới. Nhưng do trạm dừng của tuyến metro còn cách Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, Sở Y tế cũng kiến nghị TP sớm mở tuyến xe buýt kết nối trạm dừng metro đến bệnh viện phục vụ nhân viên y tế của bệnh viện và cả người bệnh.

TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cũng cho biết, cơ sở 1 hiện xuống cấp và không thể có kinh phí để xây mới. Cơ sở 2 tuy bệnh nhân đi xa, nhưng rộng rãi và bệnh nhân rất thích. Với nhân viên y tế, tuy đường đến cơ sở 2 xa nhưng vì công việc, đồng thời nhận được sự quan tâm, động viên từ lãnh đạo bệnh viện, họ cũng đi, nhưng "có thể sẽ không còn sung sức như lúc trước".

Cơ sở 1 sẽ làm gì?

Cũng theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, theo kế hoạch của Sở Y tế, Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 [số 3 Nơ Trang Long] sẽ hình thành khu tầm soát, chẩn đoán sớm, trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực ASEAN. Còn khu kỹ thuật cao [47 Nguyễn Huy Lượng, Q.Bình Thạnh] dành cho những bệnh nhân khu vực trung tâm TP.HCM không thể đi xa, với 36 giường bệnh, xạ trị ban ngày, 4 phòng mổ, 2 phòng tiểu phẫu.

Ngoài ra, bên cạnh bố trí đất để xây dựng cơ sở mới của bệnh viện, TP còn quan tâm dành 2,7 ha đất ngay cạnh bệnh viện để xây dựng khu nhà nghỉ cho thân nhân người bệnh cũng như khu nhà nghỉ cho các chuyên gia, học viên đến nghiên cứu, học tập tại bệnh viện. Sở Y tế kiến nghị UBND TP sớm bố trí ngân sách để triển khai xây dựng ngay sau khi cơ sở mới của bệnh viện chính thức đi vào hoạt động.

Đến thời điểm này gần như tất cả khoa lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chức năng đã dời đến cơ sở mới. Do đó, toàn bộ hoạt động chuyên môn, hóa, xạ trị, điều trị nội trú đều thực hiện tại cơ sở 2.

Khu vực hóa trị cho người bệnh tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2. [Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN]

Bắt đầu từ tháng 2/2023, Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh chuyển toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh về cơ sở 2 tại địa chỉ đường 400, ấp Cây Dầu, phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức.

Điều này mở ra triển vọng cảnh quá tải, 3-4 bệnh nhân cùng nằm một giường bệnh tồn tại hàng chục năm nay tại bệnh viện ung bướu tuyến cuối của Thành phố Hồ Chí Minh chấm dứt.

Tiến sỹ, bác sỹ Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết sau Tết Nguyên đán, toàn thể nhân viên y tế của Bệnh viện đã được lệnh di dời đến nơi làm việc mới tại cơ sở 2.

[Hơn 130 nhân viên Bệnh viện Ung bướu TP.HCM nghỉ việc vì thu nhập thấp]

Đến thời điểm này gần như tất cả khoa lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chức năng đã dời đến cơ sở mới. Do đó, toàn bộ hoạt động chuyên môn, các kỹ thuật phẫu, hóa, xạ trị, điều trị nội trú đều thực hiện tại cơ sở 2.

Cơ sở 2 cũng đã đưa vào hoạt động 16 phòng mổ hiện đại, công suất hoạt động gần như đã đạt 100%.

Trong những ngày đầu tiên, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 2.000 lượt người khám, chữa bệnh.

Hiện cơ sở 1 [tại địa chỉ số 3 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh] chỉ còn một bộ phận khám, tầm soát phát hiện ung thư và xử trí cấp cứu về mặt ung bướu cho người bệnh khu vực nội thành.

Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2. [Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN]

Theo bác sỹ Đặng Huy Quốc Thịnh, việc chuyển toàn bộ hoạt động về cơ sở mới đã được Sở Y tế và lãnh đạo bệnh viện quán triệt từ nhiều tháng nay.

Mặc dù khi chuyển đến cơ sở 2 nhiều nhân viên y tế của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn do phải di chuyển quãng đường khá xa nhưng lãnh đạo Bệnh viện đã quyết định chi hỗ trợ chi phí đi lại cho mỗi nhân viên y tế 1 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian tới, Bệnh viện sẽ từng bước tổ chức các hoạt động để tăng thêm nguồn thu nhập của nhân viên y tế giúp họ yên tâm công tác, phát huy tinh thần chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2 được chính thức khởi công ngày 26/6/2016 với quy mô 1.000 giường bệnh và bắt đầu đưa vào hoạt động 1 phần vào ngày 12/10/2020.

Khu điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2. [Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN]

Thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu được chuyển đổi công năng thành Bệnh viện Hồi sức COVID-19, là nơi tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nặng của Thành phố.

Bắt đầu từ tháng 2/2023, Bệnh viện chính thức vận hành cơ sở 2 bên cạnh cơ sở 1 tại số 3 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh.

Với cơ sở mới, bên cạnh các trang thiết bị hiện đại thì thời gian chờ mổ, chờ xạ trị, hóa trị... cũng sẽ được rút ngắn dần so với trước đây; góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn, hướng đến đóng góp xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực ASEAN./.

Khám bướu cổ ở đâu tốt nhất TPHCM?

Top 5 địa chỉ khám và điều trị u tuyến giáp tốt tại TPHCM.

Phòng khám Đa khoa Thiên Phước..

Bệnh viện Ung bướu TPHCM..

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM..

Bệnh viện Nhân dân Gia Định..

Bệnh viện Quốc tế City..

Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn khám những gì?

4 khoa Nội:.

Nội 1: Chuyên về các bệnh ở phổi, buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày..

Nội 2: Chữa trị các bệnh về bạch cầu, ung thư hạch, ngoài hạch, lympho..

Nội 3: Chuyên điều trị ung thư cho trẻ em..

Nội 4: Điều trị bệnh ung thư vú, tiếp nhận các trường hợp trước khi mổ và sau khi mổ..

Bệnh viện Ung bướu mấy giờ làm việc?

Thời gian làm việc Bệnh viện Ung Bướu TPHCM Giờ lấy số thứ tự miễn phí bắt đầu: từ 4h30 sáng. Khám bệnh thông tầm: từ 6h00 – 7h30. Giờ khám bệnh hành chính buổi Sáng: từ 7h30 – 12h00. Giờ khám bệnh hành chính buổi Chiều: từ 13h00 – 16h30.

BV Ung bướu là gì?

Về phẫu thuật ung thư, BV Ung Bướu là đơn vị đi đầu trong phẫu thuật vú, trong đó, các kỹ thuật như phẫu thuật bảo tồn, phẫu thuật tái tạo ung thư vú, được thực hiện bởi đội ngũ phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm đã trở thành mô hình cho các đơn vị khác học tập.

Chủ Đề