Nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng năm 2024

Vậy thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, đã sử dụng như thế nào ? Cụ thể ra sao ? Hãy cùng DHS Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !

Điều kiện để nhập khẩu máy móc cũ, đã sử dụng

Khác với những loại máy móc, thiết bị mới, những máy móc, thiết bị cũ đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau :

- Tuổi đời thiết bị không được vượt quá 10 năm. Tuổi của các thiết bị cũ nhập khẩu đã được quy định rõ tại Phụ lục I của Quyết định 18/2018/QĐ-TTg. Theo đó : Tuổi thiết bị = Năm nhập khẩu - Năm sản xuất.

- Trong trường hợp tuổi của máy móc đã vượt quá số năm trong quy định nhưng hiệu suất làm viêc vẫn đạt ít nhất là 85% so với hiệu suất ban đầu và doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất trong nước thì vẫn được nhập khẩu.

- Các loại máy móc được sản xuất theo quy chuẩn sau :

  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và mức tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường.
  • Nếu như không có tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến máy móc, thiết bị bắt buộc phải được sản xuất theo chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia hoặc đáp ứng tiêu chuẩn của các nước là thành viên của khối G7.

Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, đã sử dụng

Nhập khẩu máy móc cũ cần giấy tờ gì? Nhập khẩu máy móc cũ cần thủ tục gì ?

a] Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy móc

Hồ sơ hải quan nhập khẩu thông thường bao gồm :

  • Commercial Invoice [Hóa đơn thương mại]
  • Packing List [Phiếu đóng gói hàng hóa]
  • Bill of lading [Vận đơn]
  • Certificate of origin C/O [Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt]
  • Các chứng từ khác [nếu có]

Ngoài ra, do phải làm giám định máy móc cũ nên khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc cũ, ngoài các thủ tục và giấy tờ xuất trình hải quan như với hàng hóa thông thường, người nhập khẩu cần:

  • Đơn đăng ký giám định với tổ chức giám định được Bộ KHCN chỉ định
  • Chứng thư giám định của lô hàng

b] Chính sách thuế khi nhập khẩu máy móc cũ

- Khi nhập khẩu máy móc cũ về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng [VAT].

- Thuế VAT của máy móc cũ là 10%.

- Thuế nhập khẩu ưu đãi của máy móc cũ hiện hành là….%. Tùy theo mã HS cụ thể

Trong trường hợp máy móc cũ được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

c] Mã HS Code máy móc đã qua sử dụng

Việc xác định mã HS code đôi với mặt hàng nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy định và chính sách áp dụng, đồng thời hiểu được nghĩa vụ đóng thuế đối với mặt hàng đó.

Cụ thể, với máy móc, thiết bị cũ, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS thuộc chương 84 và 85.

  • Chương 84: Mã HS code của mặt hàng nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí.
  • Chương 85: Mã HS code của máy điện, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo âm thanh và hình ảnh, truyền hình.

.jpg]

DHS Logistics - Nhập khẩu máy móc, thiết bị từ A-Z cho Quý khách

Báo giá dịch vụ nhập khẩu máy móc cũ đã sử dụng.

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn nhập khẩu máy móc thiết bị cũ nhưng chưa nắm rõ về thủ tục hải quan xuất khẩu, các chính sách để xuất khẩu thì hãy liên hệ ngay với DHS Logistics nhé ! Với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, DHS tự hào là một trong những công ty hàng đầu cung cấp dịch vụ hải quan xuất nhập khẩu, vận chuyển quốc tế, hỗ trợ tối đa nhu cầu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước.

DHS Logistics tự hào là đối tác của nhiều doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu. Đặc biệt, đối với mặt hàng là trang thiết bị, máy móc cũ, đã qua sử dụng, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm xử lý các vấn đề về thủ tục hải quan, quy định quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.

Việt Nam có quy định danh mục hàng hóa đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu. Vậy đối với xe đào đã qua sử dụng [hay máy móc đã qua sử dụng] có được nhập khẩu về Việt Nam không?

Không những thế, thủ tục nhập khẩu đối với hàng máy móc, thiết bị đã có một số phức tạp nhất định thì thủ tục nhập khẩu hàng máy móc, thiết bị đã qua sử dụng còn phức tạp hơn rất nhiều, gây thách thức lớn đối với nhân viên khai báo hải quan.

Vậy ONEX có giải pháp nào tối ưu hơn không? Không chỉ riêng thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, ONEX luôn nghiên cứu sâu mọi khía cạnh liên quan đến hàng hoá mà khách yêu cầu như: quy định pháp luật về Hải quan, văn bản quy phạm về quản lý chuyên ngành thay đổi gần đây, những đặc tính riêng của hàng hóa như thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động, mục đích sử dụng,… để đảm bảo cung cấp dịch vụ đúng như cam kết, mang lại sự hài lòng của khách hàng và trong khuôn khổ pháp luật quy định.

1. Phân loại hàng hóa Trước hết, công tác phân loại mã số hàng hóa [HS] luôn là bước đầu tiên [không thể thiếu] và được đánh giá là nội dung rất khó. Khi xác định được mã số, thì mới có thể xác định thuế suất, và chính sách mặt hàng,… 1.1. Xác định hàng hoá có nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Nghị định 69/2018/NĐ-CP không: Kiểm tra phụ lục II Nghị định 69/2018/NĐ-CP xác định hàng hóa [xe, máy đào] không thuộc hàng cấm nhập khẩu. 1.2. Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật xác định thuộc tính cơ bản. Xác định thuộc tính: xe, máy chuyên dụng. Công dụng: để đào đất. 1.3. Căn cứ vào quy tắc phân loại được quy định ở thông tư 31/2022/TT-BTC. Căn cứ vào chú giải pháp lý và 6 quy tắc, hàng hóa được phân loại vào nhóm: 8429 – Máy xúc, máy đào đất và máy chuyển đất bằng gàu tự xúc.

2. Xác định thuế nhập khẩu Sau khi phân loại được mã số HS, tiến hành tra cứu, đối chiếu biểu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam [Thông tư 31/2022/TT-BTC]. 2.1. Thuế NK. • Thuế NK ưu đãi đặc biệt: 0% [xác định nước xuất khẩu và tra cứu các FTA]. • Thuế NK ưu đãi: 0%. • Thuế NK thông thường: 5% [Quyết định 15/2023/QĐ-TTg]. 2.2. Thuế NK bổ sung [Thuế PVTM]: kiểm tra từ Cục Phòng vệ thương mại không có. 2.2. Thuế TTĐB: không có. 2.3. Thuế BVMT: không có. 2.4. Thuế GTGT [VAT]: 8% [Nghị định 44/2023/NĐ-CP].

3. Chính sách mặt hàng Sau khi phân loại được hàng hóa và xác định được công dụng. Xác định hàng hoá thuộc quản lý của Bộ, ngành nào. Dựa trên cơ sở mã số HS tìm kiếm văn bản quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành từ Bộ quản lý, sau đó tiến hành tra cứu chính sách. Đối với thiết bị đã qua sử dụng tra cứu điều 6, điều 9 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. 3.1. Quản lý chuyên ngành. Căn cứ thông tư 12/2022/TT-BGTVT Phụ lục II: DANH MỤC HÀNG HÓA PHẢI CHỨNG NHẬN HOẶC CÔNG BỐ HỢP QUY thì HS 8429 thuộc hàng hóa phải chứng nhận hoặc công bố hợp quy. 3.2. Kiểm tra chuyên ngành. Thực hiện đăng ký đăng kiểm theo quy định tại Thông tư 89/2015/TT-BGTVT, khi có kết quả đăng kiểm tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

4. Hồ sơ nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng 4.1. Hồ sơ đăng ký kiểm định [Điều 4 – Thông tư 89/2015/TT-BGTVT]. – Bản đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: 1 bản chính. – Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp [do người bán cung cấp]. – Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu: 1 bản chính [theo mẫu]. – Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất [C/Q]. – Tài liệu mô tả các thông số kỹ thuật liên quan đến máy. – Giấy giới thiệu công ty. 4.2. Hồ sơ làm thủ tục hải quan. – Bản đăng ký kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này: 1 bản chính. – Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp [do người bán cung cấp]. – Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu: 1 bản chính [theo mẫu]. – Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất [C/Q]. – Tài liệu mô tả các thông số kỹ thuật liên quan đến máy. – Giấy giới thiệu công ty.

ONEX Logistics rất hân hạnh được đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục, chính sách, rủi ro, giải pháp,… tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành với thời gian tối ưu nhất, tạo ra lợi ích hài hòa cùng nhau phát triển bền vững trong mối quan hệ hợp tác.

Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Việt Nam được quy định ở đâu?

Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hiện nay được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau: Xem toàn bộ Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: Tại đây.

Nhập khẩu máy móc cần những giấy tờ gì?

Tờ khai hải quan;.

Hợp đồng thương mại [Sale contract];.

Hóa đơn thương mại [Commercial invoice];.

Danh sách đóng gói [Packing list];.

Vận đơn [Bill of lading];.

Chứng nhận xuất xứ [nếu có];.

Catalog [nếu có], và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu..

Hạnh nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.

Nhập khẩu hàng hóa là gì?

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề