Hướng dẫn bấm huyệt chữa bệnh tiểu đường năm 2024

Từ xưa đến nay day ấn huyệt đã là phương pháp ngoại trị đông y được nhiều người sử dụng để trị nhiều chứng bệnh, trong đó có căn bệnh đái tháo đường, nhiều kết quả cho thấy việc tác động vào một số huyệt vị có tác dụng cải thiện lượng đường huyết trong cơ thể.

Theo kiến thức y học cổ truyền, trong cơ thể người có 361 huyệt vị liên hệ với 14 đường kinh mạch trong cơ thể. Trong đó day ấn một số huyệt vị như: Huyệt tụy du, phế du, tỳ du, thận du... có tác dụng lớn cải thiện đường huyết, hỗ trợ điều trị căn bệnh đái tháo đường.

Trong đó có huyệt tụy du có tác dụng điều tiết công năng của tuyến tụy. Huyệt thận du, tỳ du, phế du chủ trị thanh tiết tà nhiệt ở tam tiêu. Huyệt túc tam lý, huyệt hợp của vị [dạ dày], huyệt thái khê, nguyên huyệt của thận có công dụng điều hòa khí ở 3 kinh phế, tỳ, thận. Huyệt tam âm giao nằm ở điểm giao thoa của 3 đường kinh can tỳ thận có tác dụng giải độc, hỗ trợ tăng cường chuyển hóa trao đổi chất, góp phần cải thiện đường huyết.

Day ấn huyệt tụy du

  • Vị trí huyệt: Nằm cách đốt sống lưng thứ 8 sang 2 bên 1,5 tấc.
  • Cách làm: Vòng tay ra sau lưng, dùng ngón giữa tay phải bấm vào huyệt tụy du bên trái 1 - 3 phút. Sau đó đổi tay, dùng ngón giữa tay trái bấm vào huyệt tụy du bên phải. Bấm cho huyệt nóng lên và hơi đau là đạt yêu cầu.

Day ấn huyệt thận du

  • Vị trí huyệt: Nằm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2 sang hai bên 1, 5 tấc.
  • Cách làm: Hai tay vòng ra sau lưng nắm lại thành quyền, dùng gồ xương hai ngón tay cái ấn vào huyệt thận du [phải, trái], day trong 1 - 3 phút cho đến khi huyệt nóng lên và hơi đau thì dừng lại.

Day ấn huyệt tỳ du

  • Vị trí huyệt: Nằm cách đốt xương sống thứ 11, sang hai bên 1,5 tấc.
  • Cách làm: Hai tay vòng ra sau lưng nắm thành quyền, hai ngón tay cái ấn vào huyệt tỳ du [phải, trái] day trong 1 - 3 phút cho đến khi huyệt nóng lên và hơi đau thì dừng lại.

\>>> TOP 5 THỰC PHẨM HÀNG ĐẦU NAM GIỚI NÊN DUY TRÌ ĂN MỖI NGÀY NẾU MUỐN CÓ MỘT CƠ THỂ KHỎE MẠNH

Day ấn huyệt quan nguyên - hay còn gọi là vùng đan điền

  • Vị trí huyệt: Nằm dưới rốn 3 tấc.
  • Cách làm: Dùng lòng bàn tay xoa vùng đan điền theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải khoảng 3 phút, sao cho tại chỗ nóng lên là được.

Day ấn huyệt tam âm giao

  • Vị trí huyệt: Từ mắt cá chân trong đo lên 3 tấc ngay bờ sau xương chày.
  • Cách làm: Dùng ngón tay cái day đồng thời 2 huyệt tam âm giao trong 1-2 phút.

Day ấn huyệt túc tam lý

  • Vị trí huyệt: Nằm ở mắt đầu gối 3 tấc và cách bờ xương ống chân về phía ngoài 1 tấc.
  • Cách làm: Dùng ngón tay cái day huyệt túc tam lý mỗi bên 1-3 phút cho đến khi huyệt nóng lên và hơi chướng đau thì dừng lại.

Day ấn huyệt thái khê

  • Vị trí huyệt: Điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau.
  • Cách làm: Dùng ngón tay cái day huyệt thái khê mỗi bên 1 - 3 phút phút cho đến khi huyệt nóng lên và đau thì dừng lại.

Lưu ý cần nhớ

  • Quy trình day ấn huyệt trên đây cần thực hiện đều đặn, kiên trì hàng ngày, kết hợp với chế độ ăn uống và dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Khi bệnh tiểu đường đã được cải thiện, ổn định, bệnh nhân vẫn cần duy trì xoa bóp, day ấn huyệt mỗi ngày; kết hợp với chế độ ăn uống dành cho người bệnh như một liệu pháp dài hạn điều trị kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường và điều chỉnh kịp thời các biến chứng của căn bệnh đái tháo đường nếu có.

Tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến và là “nỗi khổ” cho nhiều người bệnh. Bệnh nhân cần học cách chung sống với bệnh tiểu đường, vì thế hiện nay ngày càng có nhiều biện pháp chữa bệnh tiểu đường theo y học hiện đại và cả Đông y. Trong đó, phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường cũng được nhiều người quan tâm.

Bệnh tiểu đường theo quan niệm Y học cổ truyền

Trước khi tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường, hãy cùng điểm qua một số ý chính về bệnh tiểu đường theo quan niệm Y học cổ truyền nhé!

Theo dược lý hiện đại, bệnh đái tháo đường là một hội chứng rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường, nguyên nhân là do sự thiếu hụt insulin hoặc đề kháng insulin hoặc cả hai.

Trong khi đó, dựa trên 4 triệu chứng điển hình của tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều thì theo Y học cổ truyền bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Nguyên do là ăn uống thất thường, ăn đồ ăn quá ngọt, quá béo, tinh thần không ổn định, tính khí thất điều [suy nghĩ căng thẳng, thái quá] làm ảnh hưởng đến công năng của các tạng phủ. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi.

Tại sao bấm huyệt có thể chữa tiểu đường?

Dựa trên quan niệm về Y học cổ truyền, bấm huyệt chữa tiểu đường là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh dựa trên tác động tích cực đến các cơ quan bị suy yếu thông qua các vị trí huyệt đạo có liên quan.

Vì bạn cũng có thể tự bấm huyệt chữa tiểu đường cho bản thân bất kể khi nào hay ở bất kỳ đâu nên phương pháp này được nhiều bệnh nhân lựa chọn để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên lưu ý rằng về Đông y, bấm huyệt không phải là một phương pháp đơn trị, nó cũng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn chỉ nên xem đây là một trong những liệu pháp giúp hỗ trợ điều trị.

Liệu bấm huyệt chữa tiểu đường, có hiệu quả không?

Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở Iran đã được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của biện pháp tự bấm huyệt chữa tiểu đường trên đường huyết lúc đói và insulin. Nghiên cứu này thực hiện trên 60 bệnh nhân tiểu đường được chia thành 2 nhóm: 30 người tự bấm huyệt và 30 người còn lại thì không [nhóm chứng].

Với nhóm tự bấm huyệt, bệnh nhân được hướng dẫn để tự ấn huyệt ST-36 [huyệt túc tam lý], LIV 3 [huyệt thái xung], KD-3 [huyệt Thái Khê], SP-6 [huyệt Tam âm giao] hai bên trong 5 phút, mỗi huyệt là 10 giây ấn và 2 giây thư giãn.

Kết quả cho thấy nồng độ insulin tăng và đường huyết lúc đói giảm đáng kể ở nhóm can thiệp bấm huyệt khi so sánh với nhóm chứng.

Một nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện tại Indonesia nhằm khảo sát hiệu quả của phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường. 30 bệnh nhân đã được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm can thiệp bấm huyệt được bấm huyệt ST-36 [huyệt túc tam lý] trong 30 phút mỗi lần tái khám trong 11 tuần, nhóm chứng được điều trị như bình thường. Kết quả đã cho thấy nhóm can thiệp bấm huyệt có hiệu quả giảm lượng đường trong máu.

Qua những kết quả nghiên cứu lâm sàng này có thể thấy hiệu quả của bấm huyệt chữa tiểu đường là rất đáng để kỳ vọng. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để có thể kết luận chính xác tác động của bấm huyệt lên việc kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng của bệnh tiểu đường.

Cần lưu ý gì khi bấm huyệt chữa tiểu đường?

Mặc dù xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường theo Đông y mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng khi có ý định áp dụng biện pháp này, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn xác định vị trí của các huyệt đạo và cách tự bấm huyệt tại nhà đúng cách.

Kiểm soát bệnh tiểu đường là sự kết hợp của việc dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống tập luyện lành mạnh cùng với các phương pháp bổ trợ khác. Vì vậy, không tự ý ngưng thuốc và xem bấm huyệt như “thuốc” trị bệnh duy nhất.

Bạn có thể xem thêm: 5 loại lá cây chữa bệnh tiểu đường bạn cần biết

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đường và có thêm những kiến thức về bệnh theo góc nhìn y học cổ truyền nhé!

Chủ Đề