Bệnh qyai bị theo dõi trong bao lâu

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra vào mùa xuân nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên do vi rút quai bị gây nên. Phòng bệnh hiệu quả nhất là bằng vắc-xin.

Biểu hiện phổi biến nhất của bệnh là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.Các tuyến nước bọt khác, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở lứa tuổi học đường

Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm vắc-xin ngừa bệnh trước đó. Trẻ dưới 2 tuổi và người cao tuổi rất hiếm bị bệnh.

Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh bị văng ra khi người bệnh ho hoặc chảy mũi. Người mắc quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh quai bị gồm nhiều thể thường được phân loại theo vị trí tổn thương, gồm các thể sau:

- Viêm tuyến nước bọt mang tai: là thể điển hình hay gặp nhất, chiếm 70% các thể có khu trú rõ. Khởi phát bệnh người bệnh sẽ bị sốt 38-39 độ C, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Giai đoạn toàn phát: sau sốt 24- 48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia [thường sưng cả 2 bên, ít gặp sưng chỉ 1 bên]. 2 bên sưng thường không đối xứng [bên sưng to, bên sưng nhỏ]. Da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, đau, nước bọt ít, quánh. Giai đoạn lui bệnh: Người bệnh thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày. Đa số bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày [nếu không có biến chứng].

- Viêm tinh hoàn: là thể thường gặp thứ 2 sau viêm tuyến nước bọt mang tai. Hay gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành [khoảng 10-30% trường hợp mắc bệnh quai bị]. Viêm tinh hoàn thường bị 1 bên, ít gặp cả 2 bên, thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. Thường vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên. Có thể buồn nôn, nôn. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn.

Ngoài 2 thể trên, bệnh quai bị có thể gặp các thể bệnh ít gặp như: viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim.

Phòng ngừa có hiệu quả là tiêm vắc-xin phòng bệnh

Biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời. Trường hợp những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý cần tiêm vắc- xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Để chủ động phòng bệnh quai bị, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp. Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà [khoảng 10 ngày] để tránh lây lan cho người khác. Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời, đặc biệt là với những trường hợp bị khó nuốt, khó thở, viêm tinh hoàn.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM

Page 2

  • 24/11/2021 10:21

    Vệ sinh đường hô hấp trên như xịt mũi, súc họng đúng cách và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp hạn chế tối đa vi-rút SARS-Cov-2 từ mũi, họng xuống phổi, giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh.

  • 22/11/2021 11:02

    Hưởng ứng tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc do Tổ chức Y tế Thế giới phát động từ ngày 18/11/2021 đến ngày 24/11/2021 với chủ đề của năm 2021 là: “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” nhằm ngăn chặn mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe và sự phát triển của toàn thế giới.

  • 18/11/2021 22:43

    BS.CK2 Huỳnh Thị Chiêu Oanh, trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân 115 đưa ra hướng dẫn nhận biết dấu hiệu viêm đường hô hấp và trong đại dịch COVID-19 chúng ta cần làm gì khi có những triệu chứng này.

  • 17/11/2021 09:18

    Mặc dù số ca nhiễm Covid - 19 trên toàn thế giới tính đến tháng 11 năm 2021 đã trên 250 triệu người với hơn 5 triệu người chết, nhưng những hiểu biết của chúng ta về dịch bệnh phức tạp này vẫn còn quá ít ỏi.

  • 17/11/2021 00:25

    Khi có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp, ở thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, mọi người nên làm gì? Có phải trường hợp nào cũng cần test COVID không? Câu trả lời được BS.CKII Huỳnh Thị Chiêu Oanh - Trưởng khoa Hồi sức COVID 2, BV Nhân dân 115 giải đáp ngay sau đây!

  • 21/10/2021 14:47

    Sau khi hướng dẫn hệ miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh, các thành phần của vaccine sẽ bị đào thải khỏi cơ thể trong thời gian ngắn, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại.

  • 18/10/2021 10:27

    Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C, ngủ sớm nghỉ ngơi trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.

  • 04/10/2021 09:45

    Cụ thể, 7 triệu chứng gồm: Mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác; sốt; ho dai dẳng; ớn lạnh; chán ăn; đau cơ.

  • 25/08/2021 08:16

    Mới đây, Hiệp hội béo phì Hoa Kỳ kêu gọi tất cả những người béo phì nên đi tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt.

  • 12/07/2021 13:26

    Tất cả các thành phần trong vắc xin phòng COVID19 đều an toàn. Hãy tiêm phòng khi đến lượt - Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh.

  • 08/07/2021 08:26

    Theo các báo cáo mới đây Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, những thay đổi này không mang lại những điều tốt đẹp hơn.

  • 30/06/2021 07:32

    Các chuyên gia y tế khẳng định rằng, việc hiến máu sau chủng ngừa COVID-19 là an toàn. Trên thực tế, hiến máu được khuyến khích mạnh mẽ, đặc biệt trong những tháng hè lượng máu hiến có xu hướng giảm.

  • 22/06/2021 13:24

    Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Nếu không có các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.

  • 22/06/2021 09:16

    Ðể bảo đảm an toàn tiêm vắc-xin phòng COVID-19, người tham gia tiêm chủng cần lưu ý một số điều trước khi tiêm và sau khi tiêm chủng.

  • 09/06/2021 07:16

    Thiếu hụt citrin là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu hụt citrin và căn bệnh này gây ra hậu quả gì cho người bệnh? Những thắc mắc đó sẽ được TS. BS. Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân 115 giải đáp qua chương trình tư vấn sau đây.

Tin mới nhất

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Video liên quan

Chủ Đề