Quản trị tài chính lương bao nhiêu

Giám đốc tài chính [CFO] là người điều hành việc thiết lập, quản lý và xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Họ cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính để doanh nghiệp có phương án phân bổ nguồn tài chính hiệu quả. Đồng thời Giám đốc tài chính cũng đưa ra các dự báo liên quan đến rủi ro tài chính và đề xuất biện pháp phòng ngừa, khắc phục.

Có thể thấy rằng Giám đốc tài chính giữ vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Vậy mức lương CFO là bao nhiêu? để doanh nghiệp có được những nhân sự cấp cao này? Các bạn hãy theo dõi bài viết sau của HRchannels để cùng khám phá điều này nhé.

Vai trò của Giám đốc tài chính trong doanh nghiệp

Nhiều người cho rằng các doanh nghiệp đã có bộ phận kế toán riêng, có Kế toán trưởng, Kế toán viên thì sao phải cần đến một vị trí là Giám đốc tài chính. Trong thực tế Giám đốc tài chính có vai trò của riêng họ và vai trò này là một phạm trù riêng biệt so với kế toán.

Cụ thể vai trò của Giám đốc tài chính trong doanh nghiệp như sau:

1. Tư vấn những vấn đề có liên quan đến khía cạnh tài chính cho doanh nghiệp

Đầu tiên có thể thấy rằng Giám đốc tài chính là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Họ có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính tại một hoặc nhiều công ty. Do đó Giám đốc tài chính sẽ là một cố vấn tài chính tuyệt vời đối với những vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Trong vai trò của một nhà tư vấn, Giám đốc tài chính sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Giám đốc tài chính sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính của từng bộ phận trong doanh nghiệp, nhất là bộ phận kinh doanh. Kế tiếp Giám đốc tài chính sẽ tổng hợp kết quả nghiên cứu được và đưa ra kết luận cùng những đánh giá tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, Giám đốc tài chính sẽ tổng hợp và phân tích báo cáo tài chính. Từ đó họ có thể đưa ra các kế hoạch tài chính phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp đề phòng.

Thứ ba, Giám đốc tài chính sẽ thực hiện việc phân bổ nguồn tài chính sao cho hợp lý. Họ sẽ dựa trên các số liệu và kế hoạch tài chính đã lập để có thể đưa ra các quyết định chi tiêu tài chính cụ thể.


>>>> Xem thêm: CFO là gì? Vai trò, công việc của một CFO

2. Giữ vai trò của một nhà lãnh đạo

Giám đốc tài chính được biết đến là người đứng đầu doanh nghiệp về mảng tài chính. Do đó họ có toàn quyền lãnh đạo đối với những vấn đề thuộc phạm vi tài chính. Giám đốc tài chính sẽ giữ vai trò đưa ra các quyết định về tài chính, thu chi sao cho hiệu quả và hợp lý. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mà quyền lãnh đạo của Giám đốc tài chính cũng sẽ có những khác biệt nhất định.

3. Hợp tác với người đứng đầu các bộ phận khác trong công việc

Trong công việc Giám đốc tài chính sẽ cùng hợp tác với người đứng đầu các bộ phận khác, đặc biệt là các bộ phận CMO, CDO, CAO, CIO, CRO… Lúc này Giám đốc tài chính là một cộng sự của những trưởng bộ phận khác. Cùng nhau họ tạo nên một nhóm để đưa ra các kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư cho doanh nghiệp. Đồng thời hợp tác để ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.

Xem thêm: 5 công việc chính của giám đốc tài chính
Mức lương các doanh nghiệp phải trả cho Giám đốc tài chính là bao nhiêu?

Theo thống kê cho thấy, mức lương của Giám đốc tài chính hiện tại có thể trên 100 triệu/tháng. Mức lương bình quân là từ 40 – 50 triệu/tháng. Mức lương tại các công ty nhỏ ít nhất cũng là 15 triệu/ tháng. Với những Giám đốc tài chính có năng lực cao hơn có thể nhận mức lương lên đến vài trăm triệu mỗi tháng.

Đó là mức lương tại các doanh nghiệp trong nước. Nếu được làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia mức lương này còn cao hơn nhiều. Thông thường mức lương của Giám đốc tài chính tại các tập đoàn đa quốc gia sẽ cao hơn các doanh nghiệp trong nước ít nhất 40%. Thậm chí còn có thể cao hơn gấp 2 – 3 lần.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Bao nhiêu năm thì trở thành một Giám đốc tài chính [CFO]?

Ngoài lương, Giám đốc tài chính còn nhận được chế độ đãi ngộ và phúc lợi rất tốt. Điều này khiến cho thu nhập thực tế của họ còn cao hơn những con số trên rất nhiều.

Triển vọng nghề nghiệp

Trung bình mỗi ngày có hàng trăm doanh nghiệp được thành lập. Tuy nhiên nguồn nhân lực có thể đáp ứng được vị trí Giám đốc tài chính lại rất khan hiếm. Nguyên do là vì vị trí này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tế mới có thể đảm đương được những trách nhiệm khó nhằn mà doanh nghiệp yêu cầu.

Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia thì tìm được một người đáp ứng được những tiêu chí cần có của một Giám đốc tài chính lại càng khó hơn. Bởi vì số lượng nhân sự đạt yêu cầu thực sự chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một Giám đốc tài chính trong tương lai thì ngay lúc này hãy nỗ lực phấn đấu, rèn luyện kỹ năng, học hỏi thêm kiến thức mới. Đến khi bạn có đủ năng lực và kinh nghiệm thì vị trí Giám đốc tài chính sẽ trong tầm tay của bạn.

Hy vọng với những thông tin về mức lương của Giám đốc tài chính trong bài viết này của HRchannels, các bạn sẽ có thêm động lực và quyết tâm để chinh phục thành công vị trí Giám đốc tài chính.

>> Xem thêm: Mô tả công việc Giám đốc tài chính
>> Xem thêm: Tuyển dụng giám đốc tài chính tại HRchannels.com

HRchannels - Great Solution. Great People!

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: www.hrchannels.com

Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


Skip to content

Để tồn tại và phát triển, một doanh nghiệp sẽ phải chú ý đến rất nhiều yếu tố, không chỉ bao gồm thúc đẩy kinh doanh hay quản lý nhân sự. Xử lý nghiệp vụ kế toán, quản lý dòng tiền, ngân sách, tối ưu hóa các kế hoạch phân bổ nguồn lực, huy động vốn, kêu gọi đầu tư… Tất cả những nhiệm vụ đó đều đòi hỏi đội ngũ chuyên gia có nền tảng kiến thức tài chính doanh nghiệp. Mức lương của ngành tài chính doanh nghiệp thường được đánh giá là khá cao, chủ yếu là do những đóng góp quan trọng, không thể thay thế của những người học, làm công việc này.

MỤC LỤC: I. Tổng quan về ngành Tài chính doanh nghiệp II. Lương của ngành Tài chính doanh nghiệp cao hay thấp?​ III. Học ngành Tài chính doanh nghiệp ở trường nào tốt?

Thu nhập của ngành Tài chính doanh nghiệp cao không?

I. Tổng quan về ngành Tài chính doanh nghiệp

Ở nhiều trường, ngành tài chính doanh nghiệp có thể là một chuyên ngành thuộc khối ngành tài chính – ngân hàng. Ngành này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý kế toán, tài chính tiền tệ, thống kê, pháp luật tài chính doanh nghiệp, hải quan, định giá tài sản, kiểm toán, đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp… Tìm hiểu về các môn học cơ bản của ngành tài chính doanh nghiệp, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi “đao to búa lớn” vì tất cả đều có vẻ ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên, trong quá trình học bạn sẽ thấy rằng các kiến thức đều thực tế, cả ở mức độ cơ bản và chuyên sâu. Sau khi ra trường, bạn chưa thể làm ngay ở các vai trò có tính chất quyết định đối với tài chính doanh nghiệp. Thay vào đó, bạn sẽ từng bước tiếp cận và tích lũy kinh nghiệm, có cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn về cách thức vận hành, tác động và tối ưu hóa quản trị tài chính doanh nghiệp.

Đọc thêm: Top việc làm lương cao ngành tài chính

II. Lương của ngành Tài chính doanh nghiệp cao hay thấp?

Thực tế, không có một vị trí việc làm, chức danh nào là tài chính doanh nghiệp cả. Học ngành này, bạn sẽ có cơ hội việc làm ở nhiều vai trò khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao, từ nhân viên, chuyên viên thông thường tới quản lý, giảm sát. Do đó, khi nói đến lương của ngành tài chính, chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá theo từng vị trí.

  • Chuyên viên tài chính: Lương trung bình 15 triệu/tháng, thường dao động trong khoảng 12 – 18 triệu và cao nhất là khoảng 30 triệu/tháng.
  • Chuyên viên tư vấn tài chính: Một vị trí phổ biến khác cho các bạn có bằng tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp là trở thành chuyên viên tư vấn tài chính. Lương ngành tài chính doanh nghiệp trong vai trò này sẽ là 11 triệu/tháng [trung bình], dao động từ 8 – 15 triệu, cao nhất 25 triệu/tháng.
  • Chuyên viên phân tích tài chính: Vị trí này được trả lương trung bình là 16,5 triệu/tháng, dao động từ 13 – 20 triệu, cao nhất 35 triệu/tháng.
  • Kế toán: Lương trung bình 8,7 triệu/tháng, thường trong khoảng 7 – 10 triệu tùy kinh nghiệm và cao nhất 25 triệu/tháng.
  • Chuyên viên dự toán: Lương trung bình 14 triệu/tháng, phổ biến trong khoảng 10 – 17 triệu/tháng, cao nhất 45 triệu/tháng.
  • Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh: Bạn sẽ nhận trung bình 11 triệu/tháng, khởi điểm từ khoảng 6 – 8 triệu và cao nhất 45 triệu/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh dự án: Trung bình 10 triệu/tháng, cao nhất 35 triệu/tháng.
  • Quản lý dự án: Vai trò này được trả lương trung bình 22 triệu/tháng, phổ biến trong khoảng 16 – 28 triệu/tháng, cao nhất 60 triệu/tháng.
  • Giám đốc tài chính: Đây là vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, tập đoàn lớn, thường yêu cầu ít nhất 5 – 7 năm kinh nghiệm trở lên. Bạn sẽ nhận mức lương trung bình 38 triệu/tháng, cao nhất 112,5 triệu/tháng.

Cơ hội việc làm ngành Tài chính đa dạng

III. Học ngành Tài chính doanh nghiệp ở trường nào tốt?

Trên cả nước, chưa thực sự có nhiều trường mở chuyên ngành đào tạo ngành tài chính doanh nghiệp [thường là tài chính – kế toán – ngân hàng]. Điều này dẫn đến thực tế là chưa có nhiều lựa chọn cho các em học sinh dự thi nhưng đổi lại, sau khi tốt nghiệp thì áp lực cạnh tranh của bạn sẽ không lớn [vì chưa nhiều nhân lực đúng chuyên ngành]. Học ở các trường tốt, uy tín, bạn dễ xin việc làm hơn, đồng thời, lương của ngành tài chính doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.

1. Miền Bắc

  • Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Học viện Ngân hàng.
  • Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
  • Đại học Ngoại thương [khu vực phía Bắc].
  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

Đọc thêm: Ngành Tài chính học trường nào tốt? ra trường làm việc gì?

2. Miền Trung

  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế.
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.

3. Miền Nam

  • Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM.
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM.
  • Đại học Cần Thơ.

Những năm gần đây, tài chính liên tục là một trong những ngành mang đến mức thu nhập cao nhất, trong đó, lương của ngành tài chính doanh nghiệp cũng rất cạnh tranh. Từ những thông tin mà JobOKO chia sẻ, hy vọng bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn, chi tiết hơn để quyết định có nên theo học ngành này hay không.

Video liên quan

Chủ Đề