Bao lâu thay má phanh xe đạp là vừa

Thắng trên xe đạp là một bộ phận rất quan trọng, trong bài viết này, mình nói đến thắng đĩa, các lưu ý khi sử dụng để đảm bảo thắng trên xe các bạn hoạt động ở tình trạng tốt nhất.

Bed in thắng đĩa 

Đây là thuật ngữ chỉ sự rô-đai  thắng mới - mục đích là để bề mặt bố với đĩa thắng có độ mài mòn nhất định. Thường Bed in khi bạn mới có xe mới, hoặc khi thay bố mới. 

Cách Bed in thắng đĩa: 

  1. Chạy nhanh rồi bóp thắng thật mạnh cho xe dừng đột ngột, làm nhiều lần - mà mình thì không thích cách này, vì chỗ đâu mà làm.
  2. Cách mình làm: vừa đạp vừa rà thắng, leo cầu nào cao cao rồi thả dốc rà thắng

Sau giai đoạn Bed in thì bạn sẽ thấy thắng có lực hơn lúc đầu rõ rệt.

Các loại vật liệu làm bố thắng, má phanh đĩa xe đạp 

Có 2 loại vật liệu phổ biến mà các hãng dùng làm bố thắng đó là Resin [còn gọi là Organic]  và Metal [còn gọi là Metallic hay Sintered], ngoài ra có hãng còn làm hỗn hơp - mix 2 loại vật liệu này với nhau, được gọi là Semi-Metallic.

  • Resin: bố resin cho lực thắng đầm, êm, hạn chế tiếng ồn, ít làm mòn đĩa thắng, giảm lực thắng khi gặp sình đất dính vào.
  • Metal: bố metal cho lực thắng mạnh, hỗn, sẽ ồn hơn resin khi vô nước, làm mòn đĩa thắng nhanh hơn resin, nhưng thắng sẽ ăn hơn trong điều kiện sình đất. 
  • Semi-Metallic: kết hợp cả 2 tính chất của 2 loại vật liệu trên.

Hãng Shimano hiện chỉ thấy làm 2 loại là Resin và Metal.

Vậy loại vật liệu nào là phù hợp với bạn? Tuỳ vào nhu cầu, nếu xe bạn không tải nặng nhiều, ít đi đèo dốc, hoặc đi ở nơi điều kiện sình lầy ẩm ướt thì cứ resin hoặc semi-metal, còn ngược lại thì cứ metal mà chơi. 

Bố thắng đĩa Metal có thành phần kim loại nhiều hơn, ở đây là đồng. 

Bố thắng đĩa Resin  

Tham khảo sản phẩm bố thắng Shimano tại 26 CYCLES:

Bố thắng đĩa xe đạp tản nhiệt Shimano J02A resin

Bố thắng đĩa xe đạp tản nhiệt Shimano J04C metal
 

Thắng đĩa rất nhạy cảm với dầu nhớt

Đây là điều mà ít người để ý khi mới sử dụng xe đạp được trang bị thắng đĩa, viêc chúng ta vô tình làm thắng dính dầu thường xảy ra trong các trường hợp sau :

  • Hay đụng tay vào đĩa thắng: việc đụng tay vào đĩa thắng nếu tay không sạch vô tình làm bẩn đĩa
  • Xịt các dung dịch như RP7, WD40 vào thắng đĩa: cái này là sai lắm luôn, tuyệt đối không được xịt các dung dịch đó vào thắng đĩa nhé
  • Không được rửa xe bằng dầu DO hay dầu hoả, trong quá trình thao tác vô tình làm văng vào thắng.
  • Sử dụng các chổi, cọ đã dính dầu khi rửa xe: cũng vô tình làm bẩn như đụng tay vào thắng
  • Xịt các chất làm bóng sườn, vỏ xe, vô tình dính vào đĩa thắng.

Tất cả các điều trên sẽ làm thắng bị nhiễm dầu, dẫn đến mất lực thắng và thắng sẽ phát ra tiếng kêu két két khi bóp.

Xử lý: vệ sinh bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng ngay lập tức, tuỳ mức độ dính bẩn mà có thể xử lý được hay không, trong trường hợp bố dính dầu nặng thì thay bố thắng, và vệ sinh đĩa thắng. Còn nhiều cách nữa như lấy giấy nhám chà nhẹ lại mặt bố hoặc dùng lửa hơ bố thắng, nhưng mình chỉ làm vệ sinh rồi chà nhám, hơ lửa thì chưa làm bao giờ.

Cách vệ sinh thắng đĩa

Sử dụng các chất tẩy rửa chuyên tẩy dầu mỡ , hoặc chuyên dụng cho thắng. Các sản phẩm tẩy dầu mỡ ở 26 CYCLES hiện có:

Zefal Bio Degreser: dung dịch là xà phòng chuyên dụng tẩy dầu mỡ, sử dụng rất hiệu quả cho thắng và bộ truyền động.

Chai này nó là xà phòng, xịt trực tiếp vào dĩa thắng, heo dầu. Lấy bàn chải sạch chà vào dĩa thắng, tháo bố thắng ra vệ sinh luôn nếu bố bị dính dầu. Sau đó rửa lại bằng nước thường, lấy giấy nhám chà nhẹ lại bề mặt bố thắng.  

Zefal Disc Brake Cleaner: chai tẩy chuyên dụng cho thắng đĩa, không cần phải rửa nước lại sau khi sử dụng.

Xịt trực tiếp vào heo dầu và dĩa thắng, sau đó lấy khăn sạch lau lại dĩa thắng

Nhận xét cá nhân : Zefal Bio Degreaser tẩy tốt hơn và tiết kiệm hơn, Zefal Disc Brake Cleaner dùng để vệ sinh nhẹ thôi.

Không bóp thắng khi tháo bánh xe ra khỏi xe

Khi tháo bánh xe ra khỏi xe để vá, thay ruột vv thì các bạn lưu ý không bóp thắng

Lí do: Vì piston ở heo dầu sẽ ép vào nhau, gây vướng dĩa thắng -> không nhét bánh vào dc

Xử lý: Lấy vít dẹt, đẩy cẩn thận 2 đầu piston ra 2 bên. Với thắng Shimano Deore XT trở lên piston được làm bằng gốm, thao tác cẩn thận, mạnh tay có thể làm nứt piston. 

Trường hợp xấu hơn nếu bố thắng mòn nhiều, piston bị trồi ra nhiều quá có thể bị chảy dầu thắng

Thắng dĩa cơ thì không cần lo vụ này.

  • Xe máy hiện nay sử dụng phanh dĩa nhiều.
  • Một số anh em vẫn không chú tâm tới việc thay má phanh [bố thắng] dẫn đến vấn đề hết má.
  • Không thay má phanh có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân.
  • Tiền thay bố thắng rẻ hơn thay cả dĩa và bố nếu sử dụng hết má phanh.
  • Xe sử dụng phanh dĩa trước sau thì có thể má phanh trước sẽ mòn nhanh hơn do sử dụng nhiều hơn.

Một số loại xe Phân Khối Lớn sử dụng phanh dĩa kép ở bánh trước​

Anh em nên chú ý tới vấn đề phanh của xe mình nha. Nếu như đi có một số dấu hiệu này thì anh em có thể ra hãng hoặc những nơi sửa chữa để kiểm tra và thay thế bố thắng: mỗi lần bóp phanh nghe tiếng lạ hoặc tiếng két két [2 miếng kim loại cạ vào nhau], phanh không còn ăn nữa.


Má còn khoảng 20%, chạy được thêm ít thời gian nữa​

Anh em cũng có thể kiểm tra má phanh của mình bằng mắt thường, cúi xuống nhìn vào má phanh xem nó còn nhiều không. Nếu còn thì ok đi tiếp, nếu còn ít hoặc hết thì mình nghĩ nên đi thay má phanh mới. Trường hợp anh em không quan tâm tới việc hết má phanh, bóp nghe két két vui tai làm hư hại luôn phần dĩa thì thay thế khá là tốn kém đó. Anh em thấy còn trường hợp nào để thấy tới lúc thay má phanh không?


Một cái còn bố, một cái mòn vào tới lá sắt​


Má phanh mòn do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mình không thể nói chính xác là bao nhiêu km nên thay má phanh một lần. Với lại anh em nên sử dụng má mới dĩa cũ chứ đừng có chơi dĩa mới má cũ nha. Với lại khi anh em đi đâu về có rửa xe thì cũng nên vệ sinh dĩa luôn, cho mấy cái cát này nọ nó trôi đi tránh làm xước dĩa với kêu khó chịu.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Phanh đĩa là thế hệ phanh đã sử dụng từ lâu trên các dòng xe đạp cao cấp thay vì những hệ thống phanh cơ hoặc phanh ngoàm má thường thấy ở những xe đạp giá rẻ, phanh đĩa hoạt động tốt hơn nhiều các hệ thống phanh trước đây trên xe đạp với sự an toàn vượt trội, ngay cả khi đi ở tốc độ cao hoặc trên các con đường đầy bùn

Tuy nhiên, những sai lầm thường thấy ở những người sử dụng xe đạp có phanh đĩa khiến hệ thống phanh đĩa nhanh chóng bị hỏng hoặc gây tổn thương cho những người đi xe đạp.

Dưới đây là 5 sai lầm thường thấy khi sử dụng hệ thống phanh đĩa trên xe đạp

Sờ vào bề mặt roto của phanh đĩa

Sẽ có 2 vấn đề xảy ra khi bạn tiếp xúc vào bề mặt của roto phanh đĩa:

– Thứ nhất, khi vừa mới phanh, roto thường rất nóng, chính vì thế khi bạn chạm vào vị trí này sẽ gây bỏng cho vị trí cơ thể tiếp xúc với bề mặt roto

– Thứ hai cũng rất quan trọng, đó là lượng dầu nhỏ nhoi ở tay bạn tiết ra lại góp phần làm cho roto có vấn đề, mất lực phanh và khiến cho phanh đĩa gây ồn trong quá trình sử dụng nữa

Do đó, nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng phanh đĩa xe đạp là tránh sờ vào roto của xe

Vấy dầu mỡ lên roto hoặc má phanh

Thậm chí điều này còn nguy hiểm hơn việc bạn chạm tay vào roto rất nhiều. Việc không may bạn khiến dầu hoặc mỡ tra xích xe bị vấy lên roto khiến cho roto mất lực, và do đó, bạn cần ngay lập tức tháo bánh xe ra khỏi, và dùng cồn hoặc nước chuyên dụng lau sạch phần dầu mỡ bám lên này.

Thậm chí, sự việc sẽ nguy hại hơn nếu bạn vấy dầu mỡ lên má phanh, tốt nhất bạn nên thay cho hệ thống phanh đĩa một bộ má phanh mới. Với những má phanh bằng kim loại hoặc hợp kim thì bạn cũng có thể dùng giấy nhám để làm sạch bề mặt bị dầu mỡ bám vào, tuy nhiên, điều này sẽ khiến hệ thống phanh bị mất tác dụng

Bóp phanh chặt khi không có bánh xe

Rất đơn giản, khi bạn sửa xe và tháo bánh xe khỏi trục, và không may bạn dùng tay bóp phanh đĩa, và khi đó, 2 má phanh sẽ tiếp xúc với nhau và bạn không thể tách chúng khỏi nhau, roto cũng không thể quay lại vị trí cũ

Tuy nhiên, cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần tháo ốc ở 2 má phanh, sau đó tách rời chúng khỏi nhau, đồng thời một cách nhẹ nhàng đẩy roto lại trạng thái bình thường. Sau đó, lắp bánh xe và các bộ phận của phanh đĩa trở lại bình thường, và khi đó, bạn có thể sử dụng hệ thống phanh đĩa một cách bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.

Hãy nhớ: Không bóp phanh đĩa khi không có bánh xe ở đó

Quên kiểm tra độ dày của má phanh

Mặc dù hệ thống phanh đĩa ít bị hỏng, và bạn ít cần bảo dưỡng, nhưng riêng với những chiếc má phanh trong hệ thống phanh đĩa thì câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Mỗi má phanh có chiều dày tiêu chuẩn là 2,5mm, hoặc dao động xung quanh 2mm. Quá trình phanh với áp lực lớn, ngay cả những má phanh bằng kim loại cũng có thể nhanh chóng bị mòn, và khiến việc phanh xe không có tác dụng.

Kiểm tra và thay má phanh nếu má phanh bị mòn và có độ dày xuống dưới 1,5mm

Sử dụng dụng cụ không thích hợp hoặc sử dụng dầu mỡ bôi trơn để sửa phanh đĩa

Một nguyên tắc khi sử dụng hệ thống phanh đĩa là tuyệt đối không sử dụng dầu mỡ bôi trơn, điều này sẽ khiến làm hỏng các bộ phận trên phanh đĩa, cụ thể là má phanh và roto bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Ngoài ra, quá trình sửa chữa mà không sử dụng các công cụ phù hợp về kích thước cũng như cấu tạo cũng góp phần khiến hệ thống phanh đĩa trên xe đạp nhanh chóng bị hỏng

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Video liên quan

Chủ Đề