Bàn luận mở rộng là gì

Bài luận mở rộng là gì?

Bài luận mở rộng là một cấu phần bắt buộc của Chương trình Tú tài Quốc tế IB DP.

Đây là một phần nghiên cứu độc lập, kết thúc bằng một bài luận dài 4.000 từ.

Ý nghĩa của Bài luận mở rộng?

Bài luận mở rộng giúp:

  • trang bị thực tiễn cho nghiên cứu đại học
  • tạo cơ hội để học sinh điều tra một chủ đề học sinh quan tâm, liên quan đến 01 trong 06 môn học IB của mình, hoặc thực hiện cách tiếp cận liên ngành trong một bài luận mở rộng về Nghiên cứu Thế giới [World Studies].

Thông qua quá trình nghiên cứu bài luận mở rộng, học sinh phát triển các kỹ năng:

  • xây dựng một câu hỏi nghiên cứu thích hợp
  • tham gia khám phá chủ đề cá nhân
  • truyền đạt ý tưởng
  • phát triển một lập luận.

Việc tham gia vào quá trình này giúp phát triển năng lực phân tích, tổng hợp và đánh giá kiến thức.

Một bài luận mở rộng cũng có thể thực hiện với các chủ đề về nghiên cứu thế giới [world studies], học sinh thực hiện nghiên cứu liên ngành chuyên sâu về một vấn đề có ý nghĩa toàn cầu đương đại trên hai môn học thuộc chương trình IB.

Bài luận mở rộng được tổ chức học như thế nào?

Học sinh được hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu và viết bài luận mở rộng dưới sự tư vấn và hướng dẫn của người hướng dẫn, thường là giáo viên trong trường.

Học sinh được yêu cầu có ba buổi trao đổi bắt buộc với người hướng dẫn của mình. Trong buổi cuối cùng, có một cuộc phỏng vấn kết thúc, được gọi là viva voce.

Bài luận mở rộng và các buổi trao đổi có thể là một nhân tố kích thích có giá trị đối với việc thảo luận ở các quốc gia yêu cầu phỏng vấn trước khi được nhận vào làm việc hoặc nhận vào học tại trường đại học.

Bài luận mở rộng được đánh giá như thế nào?

Tất cả các bài luận mở rộng đều được đánh giá bên ngoài bởi các giám khảo do IB chỉ định. Các bài luận được chấm điểm trên thang điểm từ 0 đến 34.

Điểm số học sinh nhận được sẽ quy sang thang điểm như sau:

A – bài luận đạt loại xuất sắc.

B – bài luận đại loại tốt.

C –bài luận đạt yêu cầu.

D – bài luận trung bình.

E – bài luận ở mức sơ đẳng

Tìm hiểu chi tiết điểm bài luận mở rộng đóng góp như thế nào vào tổng điểm chung của học sinh.

Thời hạn nộp bài

Tổ chức IB ấn định ngày nộp bài luận mở rộng, thời hạn này sẽ được thông báo đến các trường.

Mỗi trường có trách nhiệm đảm bảo IB tiếp nhận tất cả bài làm của thí sinh với các thủ tục giấy tờ bắt buộc nhận được trước thời hạn nộp bài.

Các trường nên tự ấn định thời hạn nội bộ của trường mình

Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị các trường tự ấn định thời hạn nội bộ cho các giai đoạn khác nhau khi tiến hành làm một bài luận mở rộng, thời hạn này phù hợp với thời hạn nộp của IB.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về thời hạn nộp của một trường cụ thể, vui lòng liên hệ trực tiếp với trường học đó.

Bài luận mẫu

Trung tâm tài nguyên chương trình Tú tài Quốc tế IB là một nguồn tài nguyên quan trọng cho những nhà giáo dục tại các Trường IB toàn cầu, bao gồm một số ví dụ về chủ đề bài luận mở rộng.

Những chủ đề bài luận này làm nổi bật nhiều chủ đề đa dạng được học sinh Chương trình Tú tài Quốc tế IB đề cập trong các bài luận mở rộng của mình.

Một số ví dụ như sau:

  • “Phân tích trang phục để hiểu đời sống nội tâm của nhân vật”
  • “Nghiên cứu về trẻ em suy dinh dưỡng ở Indonesia và mức độ phục hồi của chúng sau một thời gian được giám sát về chế độ dinh dưỡng cải tiến”
  • “Làm để sống và sống để làm: ngôn ngữ và thực tế trong trường phái triết học Ấn Độ Mimamsa.”
  • “Ảnh hưởng của kẹo cao su không đường đến độ pH của nước bọt trong miệng sau bữa ăn.”
  • “Việc giảm tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ đã ảnh hưởng đến ngành du lịch ở Carmel, California ở mức độ nào?”
  • “Tai người có thể chấp nhận mức nén dữ liệu nào trong các tệp nhạc?”

Đồng thời, trung tâm tài nguyên cũng cung cấp Quy trình Đánh giá Chương trình Tú tài hướng dẫn chọn chủ đề cho bài luận mở rộng.

I. Mở bài: Dẫn dắt Giới thiệu hiện tượng cần bàn I Thân bài:

6. Bình luận, mở rộng vấn đề:

- Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi truớc chính kiến của những người trẻ tuổi hơn

- Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo...-> dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình.

- Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người khác với thái độ chống đối, tiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ.

III. Kết bài:

- Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng.

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Lưu ý: Có những đề nhìn bề ngoài thì là một phát biểu, một ý kiến, nhận định [có

thể ở dạng danh ngôn, châm ngôn…] nhưng bản chất lại bàn về một hiện tượng đời sống [VD: "Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động

của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt"]. Khi đó, cần nhận diện đúng đề, sau đó đưa về cấu trúc dạng Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Dạng 3 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM HOẶC CÂU CHUYỆN

Đây là dạng đề tổng hợp thường dành cho học sinh giỏi, dạng đề này đòi hỏi người viết phải có kiến thức cả về văn học và đời sống xã hội cũng như kĩ năng phân tích tác phẩm văn học và kĩ năng phân tích, bình luận các vấn đề xã hội. Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội có ý nghĩa trong một tác phẩm văn học hoặc câu chuyện, yêu cầu học sinh bàn bạc,mở rộng vấn đề, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của bản thân. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra từ một tác phẩm văn học trong chương trình, cũng có thể người viết phải tự rút ra từ câu chuyện.

VD1: Từ nghịch cảnh của nhân vật Trương Ba trong trích đoạn “Hồn Trương Ba,

da hàng thịt” [Lưu Quang Vũ], hãy bàn về nỗi khổ của những con người không

được sống đúng là mình. VD2:

Thượng đế lấy đất sét nắn ra con người. Khi Ngài nắn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất:

– Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người? – Ngài hỏi.

Con người suy nghĩ một lúc thấy mình đã đầy đủ tay, chân, đầu, rồi nói: – Xin Ngài nắn cho con hạnh phúc.

Thượng đế đủ biết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

– Này, tự đi và nắn lấy cho mình hạnh phúc.”

Suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện trên.

Để làm được kiểu dạng này, chúng ta cần tiến hành theo hai bước sau:

- Trước hết, cần phân tích tác phẩm để làm rõ vấn đề xã hội cần bàn luận cùng với các khía cạnh, các phương diện biểu hiện của nó.

- Sau đó, đi sâu bàn về vấn đề xã hội đã rút ra trong tác phẩm.

Cần lưu ý, dạng bài này rất dễ lẫn với dạng bài nghị luận văn học vì buộc phải có khâu phân tích tác phẩm để xác định vấn đề cần nghị luận. Để tránh nhầm lẫn, cần xác định và phân biệt rõ sự khác biệt về mục đích và cách thức tiến hành. Mục đích của nghị luận văn học là bàn bạc, phân tích, để đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, còn mục đích của nghị luận xã hội là phân tích, đánh giá để đưa ra ý kiến, quan điểm về vấn đề xã hội được đặt ra ở văn bản tác phẩm đó. Vì thế, khi làm bài nghị luận văn học, cần cắt nghĩa, bình giá cái hay, vẻ đẹp của các yếu tố của văn bản như ngôn ngữ, hình tượng về hai phương diện nội dung và nghệ thuật, còn khi làm bài nghị luận xã hội lại chỉ cần chú ý tới mặt

nội dung. Hơn nữa, với nghị luận văn học, việc phân tích tác phẩm văn học là mục đích, còn trong nghị luận xã hội nó chỉ là phương tiện, là thao tác đầu tiên khởi đầu cho cả một quá trình sau đó.

1. Dàn ý gợi ý:

a. Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài – Nêu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

* Bước 1: Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề – Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.

– Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận

* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận [tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể].

– Giải thích vấn đề [nếu cần thiết] – Phân tích – chứng minh:

+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống…; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?….

+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó….

– Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay + Đánh giá:

Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người? [tư tưởng, đạo lí]

Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người ?

[Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận]

+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau [phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận…]

* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân

– Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?

– Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.

c. Kết bài:

2. Đề:

“Những giọt sương lặn vào lá cỏ

Qua nắng gắt, qua bão tố

Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương…”

[Thanh Thảo, Sự bùng nổ của mùa xuân]

Hãy phát biểu những suy nghĩ của anh/chị được gợi ra từ hiện tượng trên.

Gợi ý giải đề:

Đây là kiểu đề mở, từ một hiện tượng thiên nhiên, thí sinh cần mở rộng liên tưởng đến những vấn đề về cuộc sống, con người… Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:

- Cảm nhận về hiện tượng thiên nhiên được gợi mở từ đoạn thơ: Giọt sương nhỏ bé, rất đỗi mỏng manh, khiêm nhường nhưng lại tiềm ẩn sức sống bền bỉ, kiên cường, mãnh liệt.

- Những gợi mở,liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên: Giữa cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, con người vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, vẫn tha thiết yêu đời, vẫn cháy bỏng niềm tin yêu và hy vọng. Giữa vô vàn khó khăn, khốc liệt của cuộc sống, của hoàn cảnh, cái đẹp vẫn đơm hoa, sự sống vẫn nảy mầm.

- Bày tỏ suy nghĩ của bản thân:

+ Những gợi mở từ hiện tượng thiên nhiên đưa đến cho chúng ta suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về con người, về cái đẹp… Cuộc sống luôn chứa đựng những điều bất ngờ,lý thú, luôn ẩn chứa vẻ đẹp bình dị mà thanh cao. Tâm hồn con người,cái đẹp lên hương từ cuộc sống chính là hạt ngọc lung linh, ngần sáng biết bao thánh thiện mà mỗi một chúng ta cẩn biết nâng niu.

+ Trong mọi hoàn cảnh dù vất vả, khó khăn, dù gian nan thử thách cũng không nên buông xuôi, chán nản. Hãy nuôi dưỡng niềm tin, hy vọng và cuộc sống, con người.

Dạng 4 : DẠNG ĐỀ KẾT HỢP HAI MẶT TỐT – XẤU TRONG MỘT VẤN ĐỀ

1. Dàn ý gợi ý:

Phần lớn những đề thuộc dạng này là đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý cũng có thể bàn về hiện tượng đời sống, cũng có khi là từ một câu chuyện. Ví dụ:

- “Ngưỡng một thần tượng là một nét đẹp văn hóa, mê muội thần tượng là một

thảm họa” [bàn về một hiện tượng đời sống]

- “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính lại kiên nhẫn lập

nên thành tựu” [bàn về một tư tưởng đạo lí].

Tuy nhiên, vấn đề được cho trong đề thường có một mặt phải và một mặt trái [tốt – xấu]. Khi làm bài ta nên bám theo cấu trúc sau:

Mở bài Giới thiệu vấn đề

Thân bài 1. Giải thích: Giải thích 2 vế, giải thích cả câu 2. Chứng minh, bình luận:

a. Trình bày ý nghĩa, tác dụng của mặt tốt [thường là vế 1]. b. Trình bày tác hại của mặt xấu [thường là vế 2]

c. Đánh giá, luận bàn vấn đề, đề xuất quan điểm, cách nhìn đúng đắn

Chủ Đề