Bản an hình sự có hiệu lực sau bao nhiêu ngày

Về nguyên tắc, các bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, đầy đủ theo phán quyết của bản án.

Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có một số trường hợp do thiếu sót của các cơ quan thi hành án hoặc vì một lý do khách quan nào đó mà bản án không được thi hành ngay. Nếu trong một thời gian dài, người bị kết án không phạm tội mới, không trốn tránh pháp luật thì họ có thể không cần thiết phải thi hành bản án nữa.

Cụ thể, theo Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự [Ảnh minh họa]
 

Khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án như sau:

- 05 năm đối với các trường hợp: phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 năm trở xuống;

- 10 năm đối với các trường hợp: phạt tù từ trên 03 - 15 năm;

- 15 năm đối với các trường hợp: phạt tù từ trên 15 - 30 năm;

- 20 năm đối với các trường hợp: phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với pháp nhân thương mại: Thời hiệu thi hành bản án hình sự là 05 năm.

Lưu ý:

- Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

- Nếu trong thời hạn tính trên, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

- Trong thời hạn trên, người bị kết án cố tình trốn tránh và có quyết định truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
 

3. Các trường hợp không áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự

Căn cứ khoản 3 Điều 60 Bộ luật hình sự, sẽ không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với các tội sau:

- Tội phản bội Tổ quốc;

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

-  Tội gián điệp;

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

- Tội bạo loạn;

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội;

- Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tội phá rối an ninh;

- Tội chống phá cơ sở giam giữ;

- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân;

- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược;

- Tội chống loài người;

- Tội phạm chiến tranh;

- Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê;

- Tội làm lính đánh thuê;

- Tội tham ô tài sản tại khoản 3, 4 Điều 353;

- Tội nhận hối lộ tại Điều 354.

Như vậy, thời hiệu thi hành bản án hình sự sẽ không được áp dụng đối với các trường hợp: phạm tội về xâm phạm an ninh Quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống phá loại người và tội phạm chiến tranh; tội tham ô, nhận hối lộ tài sản với mức phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.

Nếu có thắc mắc về thời hiệu thi hành bản án hình sự, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Tạm giam là gì? Thời hạn tạm giam là bao lâu?

Để xác định bản án có hiệu lực pháp luật khi nào, trước tiên cần xác định đó là bản án thuộc lĩnh vực nào, và cấp xét xử của bản án đó là cấp nào, mời các bạn xem hướng dẫn bên dưới:

1. Bản án dân sự theo Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

* Cấp sơ thẩm:

- Khoản 2, Điều 282 BLTTDS 2015 quy định Bản án Dân sự có hiệu lực pháp luật khi:

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

+ Trong đó thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. [Khoản 1, Điều 280, BLTTDS 2015]

+ Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

>>> Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật.

Bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay [Khoản 1, Điều 282].

+ Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị [điều 482]: 

>>> Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công;

* Cấp phúc thẩm

>>> Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án [Điều 313 BLTTDS 2015]

2. Bản án Hình sự theo Bộ luật tố tụng Hình sự 2015

* Cấp sơ thẩm

Theo Điều 343 BLTTHS 2015 thì bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

+ Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. [Khoản 1, Điều 333]

+ Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

* Cấp phúc thẩm

Theo Khoản 2 Điều 355 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

3. Bản án theo Luật tố tụng hành chính năm 2015

* Cấp sơ thẩm

+ Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. [Điều 206]

+ Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp, gửi bản án đã có hiệu lực pháp luật cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện. [Điều 196]

>>> Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. [Khoản 2, Điều 215]

Phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định được thi hành ngay.

+ Người phải thi hành án phải thi hành ngay bản án quy định tại điểm e khoản 1 Điều 311 kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Tòa án;

>>> Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri thì người phải thi hành án phải thực hiện ngay việc sửa đổi, bổ sung đó khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án;

* Cấp phúc thẩm

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

02:46 - Thứ Sáu, 13/12/2019

            Xác định chính xác thời điểm có hiệu lực của bản án hình sự không chỉ có ý nghĩa trong công tác thi hành án hình sự mà còn có ý nghĩa việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đúng tình tiết định tội, định khung hình phạt.

Qua công tác thực tiễn, chúng tôi thấy cần nêu lên một tình huống cụ thể xảy ra trên thực tế về xác định thời điểm có hiệu lực của bản án để bạn đọc và đồng nghiệp cùng tham khảo.

I. Tóm tắt nội dung vụ án

Hồi 19 giờ ngày 30/8/2019, Nguyễn Xuân Đ, sinh năm 1998, nơi cư trú: huyện P, tỉnh PT bị bắt quả tang về hành vi tàng trữ trái phép 0,252 gam ma túy Heroine mục đích để sử dụng. Tại bản Cáo trạng số 167/CT-VKS ngày 07/11/2019 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố V truy tố đối với bị can Nguyễn Xuân Đ về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy với tình tiết định khung “Tái phạm nguy hiểm” theo quy định tại điểm 0 khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự, trong đó Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố V xác định:

 - Về tiền án: Bị can Nguyễn Xuân Đ có 02 tiền án:

+ Bản án HSST số 11 ngày 08/01/1998 của TAND tỉnh PT xử phạt Đ 10 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy và 07 năm tù về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tổng hợp hình phạt 17 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 05/10/1998, phạt sung quỹ nhà nước 40.000.000 đồng, phạt quản chế 05 năm sau khi mãn hạn tù, Đ đã chấp hành xong án phạt tù ra trại ngày 12/6/2012, chưa chấp hành xong hình phạt bổ sung.

+ Bản án HSST số 40 ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện P xử phạt Đ 15 tháng tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo đi chấp hành án, bản án có hiệu lực pháp luật từ ngày 29/8/2019, Đ chưa chấp hành hình phạt.

- Tiền sự: Không;

- Tình tiết tăng nặng: Không;

II. Quan điểm xác định thời điểm có hiệu lực của Bản án hình sự sơ thẩm số 40 ngày 31/7/2019 tại Cáo trạng số 167/CT-VKS ngày 07/11/2019 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố V

Theo bản Cáo trạng số 167/CT-VKS ngày 07/11/2019 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố V xác định, Bản án hình sự sơ thẩm số 40 ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện có hiệu lực từ ngày 29/8/2019, trước đó bị can Đ đã có 01 tiền án chưa được xóa án tích, do đó lần phạm tội này của Đ thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, nên Đ phải chịu tình tiết định khung “Tái phạm nguy hiểm” quy định tại điểm 0 khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự.

 III. Quan điểm của tác giả bài viết

1. Xác định Bản án số 40 ngày 31/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện P có hiệu lực từ thời điểm nào

Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Khoản 1 Điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

Theo quy định tại điểm a, điểm b tiểu mục 4 Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị được xác định như sau:

“4.1. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị

a] Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà.

.........

b] Thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần [thứ bảy, chủ nhật] hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.”.

Như vậy, ngày 31/7/2019 Tòa án nhân dân huyện P xét xử và cùng ngày ra bản án sơ thẩm số 40, sau đó bị cáo Đ không kháng cáo, Viện kiểm sát cấp huyện và cấp tỉnh không kháng nghị, theo quy định đã viện dẫn trên thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 40 ngày 31/7/2019 là từ 0 giờ ngày 01/8/2019 và thời hạn 30 ngày kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, tính từ 0 giờ ngày 01/8/2019 đến 24 giờ ngày 30/8/2019. Bản án hình sự sơ thẩm số 40 ngày 31/7/2019 có hiệu lực pháp luật từ sau 0 giờ ngày 31/8/2019.

2. Thời điểm bị can Đ thực hiện hành vi phạm tội, bị can Đ có bao nhiêu bản án có hiệu lực chưa được xóa án tích

Theo Nguyên tắc suy đoán vô tội quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”.

Hồi 19 giờ ngày 30/8/2019 bị can Đ thực hiện hành vi phạm tội Tàng trữ trái phép chất ma túy, khối lượng ma túy là 0,252 gam Heroine, khi đó đối với Đ đã hai lần bị xét xử tại Bản án số 11 ngày 08/01/1998 và Bản án số 40 ngày 31/7/2019. Bản án số 11 ngày 08/01/1998 đã có hiệu lực pháp luật, bị can Đ đã chấp hành xong hình phạt chính và chưa được xóa án tích. Còn Bản án số 40 ngày 31/7/2019 có hiệu lực pháp luật từ ngày 31/8/2019. Do đó tính đến thời điểm phạm tội lần này [19 giờ ngày 30/8/2019] thì bị can Đ chỉ có 01 tiền án tại Bản án hình sự sơ thẩm số 11 ngày 08/01/1998. Còn Bản án số 40 ngày 31/7/2019 không là tiền án đối với bị can Đ mà chỉ xác định về nhân thân của bị can.

3. Áp dụng pháp luật đối với bị can Đ

Từ sự phân tích nêu trên thì việc Viện kiểm sát nhân dân thành phố V truy tố Đ tại Bản Cáo trạng số 167/CT-VKS ngày 07/11/2019 về tội về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm 0 khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự [áp dụng tình tiết định khung tái phạm nguy hiểm] là không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này Đ chỉ bị truy tố theo điểm c  khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự và bị áp dụng tình tiết tăng nặng tái phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự. Khi xét xử Tòa án tổng hợp hình phạt tại Bản án số 40 ngày 31/7/2019 với hình phạt xét xử lần này theo quy định của pháp luật.

Qua vụ án cụ thể nêu trên thấy cần trao đổi với quý bạn đọc việc áp dụng quy định của pháp luật trong xác định thời điểm có hiệu lực của bản án hình sự sơ thẩm nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, ban hành cáo trạng.

                            Tác giả:  Nguyễn Đức Hưởng + Mã Văn Hùng/ Phòng 1 VKSND tỉnh Phú Thọ

Video liên quan

Chủ Đề