Bầm tím không có nguyên nhân

Vết bầm tím thường là kết quả của chấn thương mô, dẫn đến đổi màu da. Vết bầm hình thành khi có xuất huyết dưới da sau chấn thương và gây tổn thương mạch máu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơ thể tự xuất hiện các vết bầm. Điều này có thể là do tình trạng sức khỏe hoặc một số loại thuốc bạn dùng.

Bầm tím không có nguyên nhân

Rối loạn chảy máu

Bầm tím không có nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân phổ biến của vết bầm tím là rối loạn chảy máu. Đây là một nhóm các tình trạng xảy ra khi máu của một người không đông lại hoặc đông rất chậm. Rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông hoặc bệnh von Willebrand là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vết bầm tím. Những bệnh như vậy thường do không có protein cần thiết cho quá trình đông máu.

Ung thư

Bầm tím không có nguyên nhân

Một số bệnh ung thư liên quan đến máu hoặc tủy xương (bệnh bạch cầu), có thể dẫn đến bầm tím. Những người bị bệnh bạch cầu có khả năng bị bầm tím vì cơ thể họ không sản xuất đủ tiểu cầu để cầm máu. Các vết bầm tím do bệnh này có thể xuất hiện ở những vùng bất thường trên cơ thể.

Uống rượu quá nhiều hoặc bệnh gan

Bầm tím không có nguyên nhân

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến các vấn đề về gan như xơ gan. Khi các bệnh về gan tiến triển và trở nên phức tạp hơn, nó sẽ hạn chế việc sản xuất protein từ gan, vốn rất quan trọng đối với quá trình đông máu. Điều này có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều, gây bầm tím.

Thiếu vitamin C hoặc vitamin K

Bầm tím không có nguyên nhân

Thiếu vitamin C có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh Scorbut. Điều này sẽ gây chảy máu nướu răng, vết thương không rõ nguyên nhân và dễ bị bầm tím. Ngoài ra, vitamin K, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp hình thành cục máu đông và cầm máu, rất quan trọng để ngăn ngừa bất kỳ trường hợp bầm tím nào.

Thuốc làm loãng máu

Bầm tím không có nguyên nhân

Thuốc làm loãng máu như aspirin có thể ngăn ngừa đông máu, khiến người bệnh chảy nhiều máu hơn và gây ra các vết bầm tím. Cần tránh dùng thuốc làm loãng máu trừ khi bác sĩ kê đơn. Loại thuốc này có thể làm suy yếu và thay đổi dòng chảy của mạch máu, dẫn đến viêm và tăng nguy cơ chảy máu, cũng như bầm tím./.

Mọi người thường truyền tai nhau, những vết bầm tím bỗng dưng xuất hiện trên cơ thể được nói đùa là "vết ma cắn", nhưng thật ra chúng là gì?

Nhiều người đã khá thờ ơ với những vết bầm tím tự nhiên xuất hiện trên cơ thể. Trên thực tế, vết bầm này không phải là "vết ma cắn" như mọi người hay đồn với nhau, mà đó là dấu hiệu của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, rất nguy hiểm và đang có dấu hiệu gia tăng ở Việt Nam.

Tiểu cầu là một tế bào nhỏ liên tục di chuyển trong máu, giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể cầm máu. Xuất huyết giảm tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu có trong máu bị giảm đi. Bất kì ai cũng có thể mắc phải này nhưng tỷ lệ trẻ em và những người trẻ tuổi mắc phải nhiều hơn.

Nguyên nhân dẫn dến những vết bầm tím dưới da

Xuất huyết dưới da là hiện tượng phổ biến, thông thường do sự va đập hoặc diễn ra tự nhiên do thiếu vitamin, axit folic,… Nhưng vết bầm tím không đau, không ngứa này cũng có thể lại là biểu hiện bệnh lý về máu.

Bầm tím không có nguyên nhân

Như vậy bầm máu trên da có thể chỉ đơn thuần là tổn thương thành mạch sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền, ngoài ra còn có thể do các bệnh lý như bệnh Scobut hay còn gọi là bệnh thiếu vitamin C… khiến cơ thể không sản xuất đủ tiểu huyết cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm bảo vai trò dẫn đến xuất huyết dưới da, hoặc do những nguyên nhân gây rối loạn quá trình đông máu như giảm số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu, rối loạn các yếu tố đông máu hoặc tổn thương thành mạch mắc phải.

Nếu không bị va đập hoặc trượt ngã ở đâu, nhưng trên cơ thể bạn vẫn xuất hiện những vết bầm tím thì tức là bạn đã mắc những căn bệnh về máu như: thiếu máu, viêm nứt động mạch,...Đôi khi nó còn là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm như: ung thư máu, ung thư tủy di căn. Thông thường, các vết bầm sẽ mất đi trong thời gian ngắn, nhưng với những người bị nặng sẽ có những triệu chứng như thâm quầng, sưng tấy, xuất huyết và đau đầu. Và khi có dấu hiệu này phải lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay, nếu không bạn sẽ khó mà giữ được tính mạng.

Chủ quan với những vết bầm tím là mất mạng "như chơi"

Khi thấy vết bầm dưới da, nhiều người thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian.

Tuy nhiên, nếu thấy vết tụ máu xuất hiện nhiều, thường xuyên dưới da nhưng không có lý do rõ ràng, chúng ta cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý về rối loạn đông máu cần phải được bác sĩ xác định và điều trị.

Không nên coi thường tự mua thuốc uống hoặc bỏ qua. Khi cơ thể không sản xuất đủ tiểu cầu hoặc tiểu huyết cầu không đảm đương vai trò thì dù không có va chạm thương tích tình trạng xuất huyết dưới da rất dễ xảy ra. Đặc biệt, trong một số trường hợp bầm tím có thể dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Vì thế, để biết chính xác nguyên nhân vết bẩm, cần xét nghiệm máu để xem lượng tiểu huyết cầu có bình thường hay không.

Xử trí với những “vết ma cắn”

Vết bầm máu thông thường có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, sau khoảng 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ xậm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất.

Với các vết bầm nhẹ:

  • Dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị thương tổn để giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm, sưng và chảy máu.

Bầm tím không có nguyên nhân

  • Nên chườm nhiều lần, giữa những lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ: Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương.

Với những vết bầm máu sau phẫu thuật:

  • Xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn.

Với những vết bầm máu ở chân tay:

  • Có thể kết hợp với băng ép thành mạch, kê cao chi bị chấn thương…
  • Có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn.

Lưu ý:

  • Không chườm đá trực tiếp lên da. Có thể quấn đá vào một chiếc khăn hoặc làm ướt khăn với nước lạnh.
  • Không lăn trứng gà.
  • Không xoa dầu nóng lên vết máu bầm.
  • Tránh nắn bóp.

Sự hiểu biết sai lầm này sẽ khiến vị trí chấn thương bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn.