Bài tập hóa 9 sgk trang 6 bài 6

Bài tập hóa 9 sgk trang 6 bài 6


Biên soạn: Thầy LÊ HỮU LỘC

SĐT ZALO : 077 541 6376 (bạn đọc thắc mắc liên hệ)

Đơn vị: Trung Tâm Đức Trí - 0286 6540419

Địa chỉ: 26/5 đường số 4, KP 3, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP. HCM

Fanpage: https://www.fb.com/ttductri

Đề bài

Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

  1. Viết phương trình hóa học.
  1. Tính nồng độ phần trăm của các chất có dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Hướng dẫn giải

\(n_{CuO}\) \= 1,6 : 80 = 0,02 (mol)

\(n_{H_2SO_4}\)\= 20% x 100 : 98 = 0,204 (mol) > 0,02 (mol) -> \(H_2SO_4 \) dư

  1. Phương trình hóa học :

CuO + \(H_2SO_4 \) → \(CuSO_4\) + \(H_2O\)

1mol 1mol 1mol

0,02mol 0,02mol 0,02mol

Theo phương trình hóa học CuO đã phản ứng hết , \(H_2SO_4 \) dư.

  1. Nồng độ % các chất :

\(n_{CuSO_4}\) \= 0,02 \(\Rightarrow\) \(m_{CuSO_4}\) \= 0,02 x 160 = 3,2 (g)

\(m_{H_2SO_4}(còn dư)\) \= 20 - (98 x 0,02) = 18,04 (g)

C%\(_{CuSO_4}\) \= 3,2 : (100 + 1,6) x 100% = 3,15%

C%\(_{H_2SO_4}dư\) \= 18,04 : (100 + 1,6) x 100% = 17,7%

Nội dung bài báo cáo thực hành được chúng tôi biên soạn chi tiết, chính xác từ nhiều lần tiến hành thí nghiệm của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit

Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit và nước

- Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) canxi oxit vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1- 2 ml nước. Quan sát hiện tượng xảy ra.

- Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào?

- Kết luận về tính chất hóa học của canxi oxit và viết phương trình hóa học

Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước

- Đốt một ít photpho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi photpho cháy hết, cho 2 – 3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. Quan sát các hiện tượng.

- Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím. Nhận xét sự thay đổi màu của thuốc thử

- Kết luận về tính chất hóa học của diphotpho pentaoxit. Viết các phương trình hóa học.

Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4. Hãy tiến hành thí nghiệm nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ.

Báo cáo thực hành hóa 9 bài 6

1. Tính chất hóa học của oxit.

  1. Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit và nước:

Tiến hành: Cho một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1-2ml nước.

Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein.

- Hiện tượng: Vôi sống nhão ra, phản ứng toả nhiệt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím → Xanh. (phenolphtalein → hồng)

- PTHH: CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2 (dd)

∗ Kết luận : Oxit bazơ + nước → dd bazơ

b)Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước:

- Tiến hành: Đốt một ít photpho đỏ(bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh miệng rộng. Sau khi P cháy hết, cho 2-3 ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ.

Thử dung dịch trong bình bằng quỳ tím.

- Hiện tượng: Photpho cháy tạo khói trắng dạng bột bám vào thành bình, tan được trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.

Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá đỏ.

- PTHH: 4P (r) + 5O2 (k) → 2P2O5(r)

P2O5(r) + 3H2O (l) → 2H3PO4 (dd)

∗ Kết luận: Oxit axit + nước → dd axit

2. Nhận biết các dung dịch:

Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đưng 3 dung dịch H2SO4loãng, HCl, Na2SO4(đánh số 1,2,3)

- Chọn thuốc thử:

+ Quỳ tím

+ dd BaCl2

- Bước 1: Lấy ở mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím

+ Nếu quỳ tím không đổi màu là lọ chứa Na2SO4

+ Nếu quỳ đối sang màu đỏ là lọ chứa HCl hoặc H2SO4

- Bước 2 : Dùng dd BaCl2 để phân biệt 2 lọ axit còn lại HCl và H2SO4.

Lấy 1ml dung dịch axit đựng ở mỗi lọ và 2 ống nghiệm và đánh số thứ tự ống nghiệm theo số ghi trong lọ ban đầu. Lần lượt nhở 1-2 giọt BaCl2 vào mỗi ống nghiệm

+ Xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm chứa H2SO4

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl.

+ Không có hiện tượng gì là ống nghiệm chứa HCl

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Hóa 9 Bài 6: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit SGK file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!